Người Mỹ không quen với cảnh cựu TT da trắng vào tù

0
2447

Trước hết, chúng ta hãy nghĩ về hầu hết các nền dân chủ trên thế giới về cơ bản thuộc một trong hai loại: nền dân chủ cũ, chặt chẽ và nền dân chủ non trẻ, lỏng lẻo.

Khi người Mỹ nghĩ về chính trị Mỹ Latinh, những hình ảnh sáo rỗng có thể xuất hiện trong đầu là các cuộc đảo chính quân sự, xe tăng lăn bánh trên đường phố và các tướng lĩnh đeo kính râm. Nếu người Mỹ nghe tin tức về chính trị Mỹ Latinh hiện tại, họ thường sẽ đề cập đến các nền dân chủ non trẻ, chết yểu hoặc đang bị tấn công, như trường hợp ở Venezuela, Nicaragua và El Salvador. Với thông tin như vậy, nhiều người Mỹ sẽ thấy ý tưởng rằng các quốc gia Mỹ Latinh có thể dạy cho Hoa Kỳ bất cứ điều gì tích cực về dân chủ là điều hết sức buồn cười.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Nhưng đó là chuyện của hàng chục năm trước vì mọi thứ giờ đây đã thay đổi rất nhiều. Mặc dù vẫn còn những vấn đề nghiêm trọng đối với các nền dân chủ Mỹ Latinh, nhưng công bằng mà nói thì ngày nay hầu hết các nước Mỹ Latinh đều được cai trị bởi các nền dân chủ mới nổi.

Các nền dân chủ cũ, đặc biệt như ở Hoa Kỳ, có các thể chế và quy tắc có thể khiến chúng trở nên cứng rắn và có khả năng tồn tại lâu dài hơn, nhưng chính khả năng phục hồi này có thể khiến các nền dân chủ cũ có khả năng chống chọi cao với những thay đổi rất cần thiết.

Công dân của các nền dân chủ cũ thường nhầm lẫn các yếu tố trong hệ thống chính trị của họ với tư cách là định nghĩa cốt lõi và duy nhất của nền dân chủ. Ở Hoa Kỳ, điều đó có thể có nghĩa là kết luận rằng một nền dân chủ đúng nghĩa phải có hạ viện và thượng viện, phiả có nhiệm kỳ tổng thống bốn năm, phải có Tòa án tối cao gồm chín thành viên, cùng với tất cả các khía cạnh lâu đời khác của hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Theo quan điểm này, bất kỳ nỗ lực nào nhằm sửa đổi hoặc cập nhật bất kỳ thể chế hoặc phong tục lâu đời nào đều có nghĩa là đe dọa đến chính nền tảng của nền dân chủ.

Tuy nhiên, hàm ý của điều này là các nền dân chủ cũ, chặt chẽ có thể trở nên nặng nề với các thể chế ngoan cố và các thói quen chính trị ngày càng có vấn đề. Cùng với nhau, những điều này có thể khiến các nền dân chủ cũ kỹ, chặt chẽ không có khả năng tự cải tổ, bất lực trong việc hồi sinh nền dân chủ của mình. Nhưng thực ra, các nền dân chủ cũ có thể dễ dàng bị chôn vùi bởi những thỏa thuận chính trị đen tối sau những cánh cửa đóng kín, những thỏa hiệp từ lâu về lợi ích chỉ nhằm mục đích giải quyết kịp thời những bế tắc trong những thời điểm đó.

Ở Hoa Kỳ, điều này gần như luôn có nghĩa là nhượng bộ trước yêu cầu của những người nắm giữ nô lệ, và sau Nội chiến, nhượng bộ trước yêu cầu của những kẻ phân biệt chủng tộc da trắng miền Nam đang tìm cách tước quyền bầu cử, tách biệt và đe dọa người da đen.

Hệ thống chính trị kết quả ở các nền dân chủ cũ, chặt chẽ có thể trở thành một hệ thống bị mắc kẹt vĩnh viễn, không thể thực hiện được ngay cả những công việc chính trị cơ bản nhất, chẳng hạn như thông qua ngân sách quốc gia. Theo cách này, các nền dân chủ cũ có thể dần dần được chuyển đổi thành dân chủ trên danh nghĩa, chỉ thành công trong việc cản trở ý chí dân chủ của đa số cử tri.

Ở Hoa Kỳ đã hợp nhất các thể chế và thông lệ – cử tri đoàn; quy tắc filibuster ở thượng viện; việc phân bổ các ghế thượng viện ủng hộ dân số nông thôn ít ỏi trong khi đại diện cho dân số thành thị không đủ đại diện, đặc biệt là người da màu cũng không được xem là sự hợp lý cần thiết của một nền dân chủ công bằng và ổn định. Việc bổ nhiệm trọn đời vào Tòa án Tối cao mà không có tuổi nghỉ hưu bắt buộc cũng không phải là định nghĩa đứng đắn về dân chủ. Nói đúng hơn, chúng là những trở ngại lớn nhất của quốc gia đối với việc thực hiện một nền dân chủ đầy đủ.

Những công dân bực tức nhìn vào tình huống này và có thể chọn không tham gia, không đi bỏ phiếu vì được cho là lãng phí thời gian, tệ nhất là sự tán thành ngầm đối với một hệ thống chính trị phi dân chủ và rối loạn chức năng sâu sắc như một nhà nước chuyên quyền hay một nhà độc tài chẳng hạn.

Nhưng các nền dân chủ lỏng lẻo non trẻ, giống như các nền dân chủ ở khắp Châu Mỹ Latinh, gần như đều có niên đại từ những năm 1980, không đến nỗi quá vướng víu, lạc hậu, lỗi thời. Họ không bị sức nặng nào của truyền thống lâu đời có thể cản trở sự thay đổi. Các nền dân chủ non trẻ, lỏng lẻo gần như không bị cản trở trong việc thực hiện những thay đổi mà cử tri tìm kiếm, các bước để làm cho đất nước của họ trở nên dân chủ hơn và được quản lý hiệu quả hơn.

Những nền dân chủ mới hơn này linh hoạt hơn, các quy tắc quản trị dễ uốn nắn hơn. Thực tế là ở các nền dân chủ non trẻ, lỏng lẻo, người ta nghĩ đến việc gạt bỏ một hiến pháp không hiệu quả và viết một hiến pháp mới, như đã xảy ra ở Ecuador năm 2008 hoặc ở Bolivia năm 2009. Điều đáng chú ý là các quy tắc phê duyệt các hiến pháp mới này đã được thiết lập một cách nhanh chóng. Nhưng với trường hợp của Hoa Kỳ, sẽ là chuyện không tưởng nếu có ai đó nghĩ rằng Hoa Kỳ có ngày sẽ thay đổi Hiến pháp, trung cầu dân ý để thay đổi những điều bất cập, lỗi thời, không thích hợp với thời đại mới này. Chắc chắn là không bao giờ người Mỹ muốn thay đổi những điều dù biết là quá cũ, là không thích hợp, không cập nhật với thời đại mới, người Mỹ đã quá quen với những điều được xem là cũ, có những lỗ hổng, sai sót nhưng vẫn đem lại lợi ích cho các chính trị gia của cả hai đảng sử dụng khi cần thiết, và vì lý do này, chẳng ai muốn thay đổi cả.

Vì vậy, sẽ không phải là nói ngoa khi ngày nay các nền dân chủ trẻ này có thể dạy các nền dân chủ cũ cách để vươn mình lên, bứt phá và thay đổi.

Họ có thể nhìn bằng đôi mắt mới mẻ những khả năng dân chủ sâu sắc hơn mà nhiều người đang tìm kiếm, một chính phủ có năng lực, một chính phủ phản ứng nhanh hơn. Điều mà các nền dân chủ non trẻ, lỏng lẻo có thể nhắc nhở tất cả chúng ta nhất là dân chủ có lẽ là thử nghiệm vĩ đại nhất của con người, nhưng phải được cập nhật liên tục để phản ảnh những thực tế xã hội đang thay đổi, dọn sạch đống đổ nát trong quá khứ có thể liên tục làm nản lòng khát vọng dân chủ hiện tại của chúng ta.

Các nền dân chủ chặt chẽ cũ có thể trở nên lúng túng trong việc cố gắng đáp ứng thách thức đối với sự tồn tại cơ bản của nền dân chủ. Diễn biến như vậy tưởng chừng như không thể tưởng tượng được ở Mỹ cho đến khi âm mưu đảo chính do Donald Trump cầm đầu vào ngày 6/1 sau khi ông ta thua cuộc bầu cử năm 2020. Khi ông ta và những người khác hiện đang chờ bị đưa ra xét xử để đối mặt với các phiên tòa hình sự vì hành động của họ, thì một số người ủng hộ cựu tổng thống đã coi những bước đi này là bất hợp pháp, là “vũ khí hóa hệ thống tư pháp hình sự”, là hành động của một “nước cộng hòa chuối”. ” Đây là một lời biện minh trơ trẽn mà hầu hết người Mỹ Latinh khi nghe được sẽ quay mặt cười chê xứ dân chủ đàn anh với những điều sẽ không phải là khó khăn gì đối với họ.

Hãy nhìn đất nước Brazil, cảnh sát tóm gọn gần như hết gần hàng ngàn người ủng hộ cựu tổng thống Jair Bolsonaro đến gây bạo loạn ở dinh tổng thống, tòa nhà quốc hội, ra tòa, lãnh án, nộp phạt. Còn Bolsonaro, về nước thì bị cấm tranh cử và đang chịu một cuộc điều tra. Đất nước họ giờ đây đang mạnh mẽ đi lên, chính trị ổn định.

Các nền dân chủ ở Mỹ Latinh ngày nay thực sự đưa ra những ví dụ về cách giải quyết tốt nhất thách thức buộc các nhà lãnh đạo vi phạm pháp luật trước đây và hiện tại phải chịu trách nhiệm một cách hiệu quả. Cựu tổng thống Brazil Jair Bolsonaro hiện bị cấm tranh cử trong 7 năm do lạm dụng trắng trợn quyền lực chính thức của mình, bao gồm nhiều tội danh bị cáo buộc, kích động nổi dậy.

Odebrecht, công ty xây dựng đa quốc gia khổng lồ, vào năm 2016 đã thừa nhận tại tòa án Hoa Kỳ đã đưa ra hàng triệu USD hối lộ khổng lồ cho các nhà lập pháp trên khắp châu Mỹ. Gần như tất cả các nhà lãnh đạo Mỹ Latinh hiện tại và trước đây đã nhận hối lộ của Odebrecht hiện đang ở trong tù hoặc sẽ sớm phải ngồi tù. Chính vì các nền dân chủ non trẻ này linh hoạt hơn trong các quy tắc của họ, ít bị gánh nặng bởi truyền thống trong các nền dân chủ của họ, nên họ có thể giải quyết với khả năng thích ứng cao hơn và thành công hơn trước thử thách căng thẳng chính trị xảy ra trên khắp châu Mỹ, để đối phó với một nhà lãnh đạo hiện tại hoặc cựu lãnh đạo đã vi phạm pháp luật.

Khi đưa ra cáo buộc hình sự đối với các nhà lãnh đạo vi phạm pháp luật, Châu Mỹ Latinh cuối cùng đã tôn trọng nền pháp quyền, nguyên tắc bình đẳng trước tòa án mà không có ngoại lệ. Quả thực, sự hiện diện của một vụ án hình sự đang diễn ra của một nhà lãnh đạo chính trị hiện tại hoặc gần đây không nên được coi là bằng chứng cho thấy nền dân chủ đang bị xói mòn, mà thay vào đó nó cung cấp bằng chứng cho thấy một quốc gia đang thực hiện các bước cần thiết dù khó khăn để giúp bảo đảm nền dân chủ.

Lời kết:

Khi hệ thống Tư pháp buộc một cựu tổng thống Mỹ như Donald Trump phải giải trình cho những tội ác của ông ta thì nước Mỹ đang làm giống các quốc gia Châu Mỹ Latinh, nhưng nước Mỹ không thể giải quyết nhanh, gọn, lẹ như các nền dân chủ non trẻ, bởi nước Mỹ còn bị ràng buộc bởi những điều lệ trong Hiến pháp cũ xưa, lỗi thời, chặt chẽ, đặc biệt là Tu chính án thứ nhất hầu như bảo vệ mọi hành động của người Mỹ cả đúng lẫn sai. Vấn đề thứ hai là các thẩm phán thường đưa ra các phán quyết không thực sự công bằng, vô tư bởi ảnh hưởng của đảng phái chính trị.

Trên thực tế, các quốc gia Mỹ Latinh, các nền dân chủ non trẻ, lỏng lẽo lại đang làm rất tốt việc này. Họ đưa các cựu lãnh đạo ra xét xử, kết án và nhốt tù vài chục năm chỉ trong một thời gian ngắn, giống như các tội phạm bình thường khác. Nhưng với người Mỹ, nước da trắng của một tên tội phạm đã làm khó các thể chế.

Một ví dụ cay đắng, rất thực mà tôi có thể nói với quý vị rằng, nếu cựu tổng thống Barack Obama là làm âm mưu đảo chính, lấy tài liệu, dàn dựng cử tri giả, gian lận bầu cử ở Georgia, thì tôi chắc chắn là giờ này ông Obama đang sống trong một nhà tù nào đó. Vì đó là nước Mỹ.

Translated & Summarized

Việt Linh

https://www.latimes.com/opinion/story/2023-11-29/donald-trump-vermin-civil-service-political-enemies-autocracy

https://www.washingtonpost.com/opinions/2023/11/17/trump-2024-newsletter/

https://www.miamiherald.com/opinion/editorials/article282756038.html https://sgp.fas.org/crs/row/R46016.pdf