Người Mỹ Đang Phớt Lờ Sự Sụp Đổ Đang Diễn Ra Của Nền Dân Chủ

0
1866

Chủ nghĩa phát xít đang hiện diện tại Mỹ, nó đang phát triển và sinh sôi từng ngày, hầu hết người Mỹ đều biết điều này vì nó đang xảy ra. Nhưng không ai nghĩ đến việc chống trả hay triệt hạ nó từ bây giờ.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Giống như một gia đình nghiện rượu, những người trong nhà sẽ không bao giờ nói về chứng nghiện rượu. Hay như lời cảnh báo của Don Quixote, rằng không bao giờ đề cập đến sợi dây trong nhà của một người đàn ông bị treo cổ. Và nước Mỹ ngày nay, có quá nhiều người Mỹ không sẵn lòng thừa nhận hoặc thậm chí thảo luận về sự sụp đổ đang diễn ra của nền dân chủ ở Hoa Kỳ.

Người Mỹ đã và đang thấy những điều đó trong tất cả mọi thứ, từ hai vị tổng thống Đảng Cộng hòa gần đây nhất đã thua cuộc bỏ phiếu toàn quốc nhưng vẫn được làm tổng thống nhậm chức, cho đến việc tổ chức bầu cử quá khích xảy ra ở các tiểu bang Đỏ trong nước, cho đến những hành vi hối lộ trắng trợn của các nhà lập pháp và các thẩm phán trong Tòa án Tối cao.

Và hệ thống truyền thông của Mỹ đã ngần ngại đề cập đến những điều xấu xí này. Truyền thông Mỹ chỉ đề cập đến các cáo trạng của Trump, nhưng hoàn toàn không nói với công chúng và độc giả của họ rằng Trump đang kêu gọi chấm dứt nền dân chủ ở Mỹ, đình chỉ Hiến pháp và muốn trở thành một nhà độc tài, một chính sách chỉ toàn là trừng phạt và báo thù.

Các vấn đề trong cơ cấu chính trị và kinh tế của người Mỹ liên quan đến nhau một cách lạ kỳ và đôi khi đáng sợ khi chủ nghĩa thực dụng đã hiện hữu trong mọi lĩnh vực khác nhau của đất nước.

Tổng thống Jimmy Carter đã từng nói rằng quyết định của Citizen’s United đã mang đến cho chúng ta cuộc khủng hoảng này: “Vụ kiện của Citizen’s United đã làm mất đi bản chất của những gì đã khiến nước Mỹ trở thành một quốc gia vĩ đại trong hệ thống chính trị của nó. Bây giờ nó chỉ là một chế độ đầu sỏ, với việc hối lộ chính trị không giới hạn là bản chất để có được sự đề cử cho chức tổng thống hoặc bầu tổng thống. Và điều tương tự cũng áp dụng cho các thống đốc, thượng nghị sĩ và thành viên quốc hội Hoa Kỳ. Vì vậy, bây giờ chúng ta vừa chứng kiến ​​một sự lật đổ hoàn toàn hệ thống chính trị của chúng ta như một sự đền đáp cho những người đóng góp lớn, những người muốn và mong đợi nhận được sự ưu ái cho bản thân sau khi cuộc bầu cử kết thúc.”

Nhân đây tôi xin giải thích rõ thêm về vụ kiện của Citizens United kiện Ủy ban Bầu cử Liên bang (gọi tắt là FEC) năm 2010 là một quyết định nguy hiểm của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ liên quan đến luật tài chính vận động tranh cử và quyền tự do ngôn luận theo Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ. Tòa án Tối cao phán quyết với tỷ số 5–4 rằng điều khoản về quyền tự do ngôn luận của Tu chính án thứ nhất cấm chính phủ hạn chế chi tiêu độc lập cho các chiến dịch chính trị của các tập đoàn, bao gồm các tập đoàn phi lợi nhuận, liên đoàn lao động và các hiệp hội khác.

Vụ việc bắt đầu sau khi Citizens United, một tổ chức bảo thủ phi lợi nhuận, tìm cách phát sóng và quảng cáo một bộ phim chỉ trích ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ lúc bấy giờ là Hillary Clinton ngay trước cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Dân chủ năm 2008 . Việc phát sóng bộ phim sẽ vi phạm Đạo luật cải cách chiến dịch lưỡng đảng năm 2002 , cấm bất kỳ công ty, tổ chức phi lợi nhuận hoặc liên đoàn lao động nào thực hiện “truyền thông vận động bầu cử” trong vòng 30 ngày kể từ ngày bầu cử sơ bộ hoặc 60 ngày kể từ cuộc bầu cử, hoặc thực hiện bất kỳ khoản chi nào để ủng hộ việc bầu cử hoặc đánh bại một ứng cử viên vào bất kỳ lúc nào. Nhưng Citizens United đã thách thức tính hợp hiến của luật này và vụ việc của nó đã được đưa lên Tòa án Tối cao.

Theo ý kiến đa số có sự tham gia của bốn thẩm phán khác, Phó Tư pháp Anthony Kennedy cho rằng việc cấm mọi khoản chi tiêu độc lập của các tập đoàn và công đoàn trong Đạo luật Cải cách Chiến dịch Lưỡng đảng đã vi phạm sự bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Tu chính án thứ nhất. Phán quyết đã giải phóng một cách hiệu quả các tập đoàn bao gồm cả các tổ chức phi lợi nhuận chi tiền cho truyền thông vận động bầu cử và trực tiếp vận động cho việc bầu cử hoặc đánh bại các ứng cử viên. Trong một ý kiến bất đồng, Phó Tư pháp John Paul Stevens lập luận rằng phán quyết của tòa án thể hiện “sự bác bỏ ý thức chung của người dân Mỹ, những người đã nhận ra sự cần thiết phải ngăn chặn các tập đoàn phá hoại và thao túng hệ thống chính trị của đất nước.”

Quyết định này vẫn còn gây nhiều tranh cãi, tạo ra nhiều cuộc thảo luận công khai và nhận được sự ủng hộ cũng như phản đối mạnh mẽ từ nhiều nhóm khác nhau. Thượng nghị sĩ Mitch McConnell khen ngợi quyết định này, cho rằng nó thể hiện “một bước quan trọng theo hướng khôi phục các quyền của Tu chính án thứ nhất“. Ngược lại, cựu Tổng thống Barack Obama tuyên bố rằng quyết định này “mang lại cho các nhóm lợi ích đặc biệt và những người vận động hành lang của họ nhiều quyền lực hơn ở Washington“.

Trở lại câu chuyện của bài bình luận này, sự “lật đổ hoàn toàn hệ thống chính trị của người Mỹ” phần lớn phát triển từ việc Richard Nixon bổ nhiệm luật sư thuốc lá và nhà cực đoan cánh hữu Lewis Powell vào Tòa án Tối cao vào năm 1972.

Lewis Powell, vào năm 1971, là tác giả của Bản ghi nhớ Powell khét tiếng cho Phòng Thương mại Hoa Kỳ, đề nghị mạnh mẽ rằng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần tham gia chính trị và về cơ bản, có thể tiếp quản mọi thứ, từ học viện đến hệ thống tòa án cho đến hệ thống chính trị của chúng ta.

Năm 1976, trong vụ Buckley, Lewis Powell bắt đầu sự hủy diệt cuối cùng của nền dân chủ Mỹ bằng cách tuyên bố rằng khi những người hoặc tập đoàn giàu có bệnh hoạn sở hữu các chính trị gia, tất cả số tiền được chuyển cho các chính trị gia không phải là hối lộ mà thay vào đó, được bảo vệ theo Hiến pháp.

Lewis Powell đã mở rộng điều đó khi đích thân ông ta đưa ra quyết định trong vụ Bellotti năm 1978 , trong đó thừa nhận các tập đoàn là những người có toàn quyền truy cập vào Tuyên ngôn Nhân quyền, bao gồm cả quyền “tự do ngôn luận” của chính họ đối với các chính trị gia. Năm thành viên Đảng Cộng hòa tham nhũng và gian manh tại Tòa án Tối cao đã mở rộng triệt để học thuyết đó vào năm 2010 với Citizens United .

Trong cuốn sách có tựa đề “Sự suy tàn của phương Tây”, xuất bản lần đầu bằng tiếng Đức năm 1918 và sau đó bằng tiếng Anh năm 1926, Oswald Spengler cho rằng điều mà chúng ta gọi là nền văn minh phương Tây thực ra chỉ là một công cụ bóc lột tầng lớp nông dân đang phát triển nhằm nuôi sống sự giàu có của một tầng lớp quý tộc mới mà hiện thân hiện đại hơn của nó vài thời nay chính là chủ nghĩa phát xít.

Kết quả là, trong số tất cả những thay đổi trong nền chính trị của người Mỹ hầu hết được thúc đẩy bởi năm thành viên Đảng Cộng hòa tham nhũng tại Tòa án Tối cao đặt chế độ đầu sỏ lên trên nền dân chủ khiến việc hoạch định chính sách bị chi phối bởi các tổ chức kinh doanh hùng mạnh và một số ít người Mỹ giàu có, thì những tuyên bố của Mỹ về việc trở thành một xã hội dân chủ sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

Có vẻ như nền dân chủ Mỹ đã đạt đến điểm tận cùng như ở châu Âu đầu thế kỷ 20, khi nhìn kỹ thì quả thực, có một số điểm tương đồng đáng lo ngại, đặc biệt là với cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930. Ý, Đức và Tây Ban Nha đều đánh mất nền dân chủ và chuyển sang chủ nghĩa phát xít trong thời kỳ đó.

Nhưng quả thực may mắn cho nước Mỹ khi Franklin Delano Roosevelt đã lèo lái nước Mỹ vào đầu những năm 1930 đi theo “con đường trung gian” giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít. Roosevelt đã thành công với chủ nghĩa xã hội dân chủ, thiết lập các chương trình như An sinh xã hội, mức lương tối thiểu và thiết lập quyền thành lập công đoàn.

Ngày nay, khi nhìn vào cuộc chiến tổng lực đang được phe cực hữu tiến hành chống lại chính phủ Mỹ, từ Donald Trump và những tên tay sai trong Quốc hội cho đến mạng lưới tỷ phú tài trợ cho các cơ quan tuyên truyền và vận động hành lang của cánh hữu. Giờ đây họ thành lập thêm cảnh sát can thiệp vào các cuộc bầu cử, hệ thống bỏ phiếu của công ty được tư nhân hóa và một chiến dịch đàn áp cử tri quy mô lớn nhằm ngăn cản người Mỹ lớn tuổi, Da Đen, Da màu, nói chung là không phải da trắng không còn được dễ dàng bỏ phiếu.

Các chính trị gia Đảng Cộng hòa và các tỷ phú sở hữu họ giờ đây không còn quan tâm đến số phận và tương lai của tình hình tài chính của đất nước, miễn là họ vẫn tiếp tục nhận được tài trợ và giảm thuế.

Lời kết:

Cuộc bầu cử năm nay có thể là cơ hội cuối cùng của người Mỹ để đẩy lùi một đảng Cộng hòa Trump và chủ nghĩa phát xít. Tổng thống Biden và các đảng viên Đảng Dân chủ trong Quốc hội đã cố gắng thực hiện một nỗ lực dũng cảm với Đạo luật Vì Nhân dân để mở rộng quyền cử tri, đặt ra ngoài vòng pháp luật tổ chức Citizens United để loại bỏ tiền đen tối ra khỏi hệ thống bầu cử của đất nước, nhưng rất tiếc họ đã bị hai kẻ ngoại đạo Joe Manchin và Kyrsten Sinema đâm sau lưng chiến sĩ.

Nếu Biden tái đắc cử và đảng Dân chủ có thể chiếm Hạ viện và nắm giữ Thượng viện, thì có cơ hội rất tốt – đặc biệt là không có Joe Manchin và Kyrsten Sinema phá hoại quá trình như họ đã làm vào năm 2022 – thì Đạo luật Vì Nhân dân có thể được đưa ra một lần nữa và thông qua.

Nền dân chủ Mỹ không thể tiếp tục chịu đựng thêm 4 năm tham nhũng nữa bởi những kẻ luôn rắp tâm phá hủy nền dân chủ. Thời điểm người Mỹ cần chung tay hành động chính là bây giờ. Không được phép trễ hơn, sẽ không còn kịp nữa.

Việt Linh

https://prospect.org/politics/2024-01-29-america-is-not-democracy/

https://www.fark.com/comments/13139128/American-Democracy-has-become-that-frog-in-a-pot-water-being-brought-slowly-to-a-boil

https://theconversation.com/why-trumps-control-of-the-republican-party-is-bad-for-democracy-221828

https://nationalinterest.org/blog/reboot/donald-trump-will-he-really-end-american-democracy-209044