Nga ra tối hậu thư hạt nhân cho Mỹ

0
1731

Brendan Cole

Một quan chức Nga đã đưa ra các trường hợp Moscow có thể sẽ rút vũ khí hạt nhân chiến thuật mà nước này đã khai triển tới Belarus.

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti, Alexei Polischuk, từ Bộ Ngoại giao Nga, giám đốc bộ ngoại giao của các nước CIS (Liên Xô cũ) lặp lại luận điệu của Điện Kremlin rằng vũ khí đã được gửi đến lãnh thổ Belarus để đáp trả các hành động gây hấn của phương Tây.

Bóng ma vũ khí hạt nhân đang bao trùm cuộc xâm lược toàn diện của Vladimir Putin vào Ukraine, mặc dù Mỹ cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy điện Kremlin có kế hoạch sử dụng vũ khí như vậy.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Nhà lãnh đạo Belarus, Alexander Lukashenko, một đồng minh của Putin, vào tháng trước đã khoe khoang về cách lãnh thổ ở nước ông lưu trữ vũ khí sẽ được đặt trong một cơ sở lưu trữ do Moscow xây dựng, đồng thời tuyên bố ông ta sẽ giữ quyền kiểm soát những hỏa tiễn này.

Nhưng Alexei Polischuk nói với hãng thông tấn nhà nước Nga rằng: “Việc khai triển vũ khí là để đáp lại chính sách hạt nhân gây bất ổn lâu dài của NATO và Washington và những thay đổi cơ bản gần đây đã diễn ra trong các lĩnh vực an ninh quan trọng của châu Âu. Biện pháp ngăn chặn bắt buộc này được thiết kế để bảo đảm an ninh cho Quốc gia Liên minh có một không gian phòng thủ chung. Nhà nước Liên minh là một liên minh kinh tế và quốc phòng giữa Belarus và Nga.”

Alexei Polischuk nói rằng: “Việc rút vũ khí hạt nhân chiến thuật giả định của Nga khỏi Belarus sẽ chỉ có thể thực hiện được nếu Hoa Kỳ và NATO từ bỏ quá trình phá hoại nhằm mục đích phá hoại an ninh của Nga và Belarus. Điều này ngụ ý việc rút hoàn toàn tất cả vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ về lãnh thổ Hoa Kỳ và loại bỏ cơ sở hạ tầng tương ứng ở châu Âu“,

Putin đã nói rằng việc chuyển giao vũ khí hạt nhân cho Belarus sẽ được hoàn thành vào cuối mùa hè. Lukashenko nói với các phóng viên vào tháng trước rằng các quan chức hàng đầu của ông đã được giao nhiệm vụ “xác định thuật toán áp dụng” vũ khí hay nói nôm na là học cách để sử dụng chúng.

Tuy nhiên, các chuyên gia đã nghi ngờ về khả năng Lukashenko có thể có quyền sử dụng vũ khí vì rất khó có khả năng ông ta hoặc quân đội của ông ta có quyền truy cập vào các liên kết hành động cho phép việc khai hỏa loại vũ khi chết người này.

Emma Claire Foley, đối tác liên kết về chính sách và nghiên cứu với phong trào Global Zero, nói với Newsweek vào tháng trước rằng những bình luận của Lukashenko là một phần trong “sự phô trương” của ông ta nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng trong khu vực.

Tuy nhiên, bà cho biết việc chuyển tên lửa có tầm bắn 300 dặm gần biên giới Litva và Ba Lan là “gây lo ngại cho khu vực” và “làm căng thẳng tình hình khu vực liên quan đến vũ khí hạt nhân ở châu Âu.”

Brendan Cole

https://www.newsweek.com/russia-belarus-nuclear-weapons-polischuk-1816267

Translated & Summarized: Việt Linh