Châu Âu phải chuẩn bị cho chiến tranh với Nga

0
1887

Cựu chiến binh quân đội Anh Robert Clark đã đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc đối với Vương quốc Anh và châu Âu trong một chuyên mục gần đây được xuất bản bởi The Telegraph. Robert Clark, người đã phục vụ trong quân đội 15 năm, viết rằng: “Vương quốc Anh cần suy nghĩ lại về sự phụ thuộc của mình vào Hoa Kỳ để hỗ trợ cho bất kỳ hoạt động phòng thủ nào trong tương lai chống lại Nga trên lục địa châu Âu. Hoa Kỳ, một người bạn Đồng Minh bao lâu nay của Anh, giờ không còn giống như ngày xưa. Khi nước Mỹ ngày nay với chủ nghĩa “America First” xa cách với các quốc gia Đồng Minh”.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Trong chuyên mục có tựa đề “Nước Anh phải chuẩn bị cho chiến tranh. Lần này Mỹ sẽ không cứu chúng ta”, ông lập luận rằng kỷ nguyên “cổ tức hòa bình” đã trôi qua. Cựu Tổng thống Hoa Kỳ George HW Bush và cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher đã phổ biến thuật ngữ này sau khi Liên Xô tan rã, phỏng đoán rằng từ nay người Mỹ và người Anh sẽ có nhiều tiền hơn dành cho các mục đích khác khi chi tiêu cho quốc phòng giảm vì không còn mối nguy nào có thể đe dọa chiến tranh.

Robert Clark nhắc lại rằng Anh cần phải cải thiện vũ khí công nghệ cao và xem trọng việc tuyển dụng quân sự, bên cạnh chi tiêu quốc phòng, là một vấn đề quan trọng để Vương quốc Anh trở nên độc lập hơn trong thời đại bất ổn này.

Ông nói rằng: “Có bằng chứng rõ ràng rằng thế hệ thanh niên ở cả Mỹ và Anh đều không bị thu hút bởi ý nghĩa và lý tưởng phục vụ quốc gia là điều cao cả mà chỉ xem đó như đi du lịch và phiêu lưu. Do đó, lời đề nghị và sự hấp dẫn đối với tuyển dụng quân sự phải phù hợp hơn với kỳ vọng về sự ổn định tài chính, thăng tiến nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến trong môi trường xã hội sau khi rời quân ngũ. Mức lương cao hơn so với các công việc khác trong khu vực công là điều bắt buộc.”

Ngoài việc tuyển dụng, Robert Clark, người đã từng được khai triển ở cả Iraq và Afghanistan, cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ chân các sĩ quan lâu hơn trong quân đội với những ưu đãi chấp nhận được.

Ông nói rằng: “Ngoài việc cải thiện việc cung cấp tình nguyện viên, một điều rất quan trọng, là các nhà lãnh đạo chính trị phải bắt đầu suy nghĩ về việc tuyển dụng mà còn cả việc giữ chân, điều này cũng quan trọng không kém”.

Trong chuyên mục của mình, Robert Clark tuyên bố rằng Nga có thể tấn công Moldova hoặc Georgia một khi nước này đã đạt được “chiến thắng” ở Ukraine. Từ đó, Nga có thể tấn công các nước vùng Baltic. Ông cho biết lợi ích quân sự hiện tại và tương lai của Mỹ có thể sẽ tập trung vào Trung Đông và Thái Bình Dương, khiến châu Âu sẽ phải tự vệ lấy chính mình.

Robert Clark viết rằng: “Khi trọng tâm trong quá trình ra quyết định của Washington chuyển hướng dứt khoát về phía đông để chống lại Trung Quốc trong cuộc đấu tranh lâu dài ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, thì quan điểm từ Washington là châu Âu nên có khả năng tự chăm sóc các vấn đề an ninh của chính mình, với sự hỗ trợ tối thiểu từ Mỹ. Với sự khác biệt về quy mô giữa Nga và Trung Quốc, cũng như nền kinh tế và quân sự tập thể của NATO ở châu Âu lớn hơn gấp 4 lần so với Nga, đây không phải là một quan điểm vô lý của Mỹ”.

Ông cũng chỉ ra những tuyên bố gần đây của Rob Bauer, chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO, cho rằng người dân ở các nước NATO nên chuẩn bị cho viễn cảnh một cuộc chiến tranh tổng lực với Nga trong 20 năm tới. Hôm thứ Năm, NATO tuyên bố bắt đầu cuộc tập trận quân sự lớn nhất trong hơn 35 năm. Khoảng 90.000 quân nhân sẽ tham gia vào một chiến dịch được gọi là “mô phỏng kịch bản xung đột mới trong thế kỷ 21”.

Với liên minh NATO, đây là một liên minh an ninh mà tất cả các thành viên đều chia sẻ nhận thức về mối đe dọa, hành động đồng lòng hơn và thường là liên minh cần thiết để không chỉ thu hẹp mọi khoảng cách mà các quốc gia không liên kết, mà thường là nền tảng cho các quốc gia đó để cùng nhau thống nhất và liên kết.

Robert Clark, Giám đốc Đơn vị Quốc phòng và An ninh tại Civitas, một tổ chức tư vấn về các vấn đề dân sự có trụ sở tại London, chỉ ra khả năng tái vũ trang và tái công nghiệp hóa của Nga là sẽ dành khoảng 30-40% sản lượng kinh tế trong năm nay cho cỗ máy quân sự của họ.

Hiện tại, các nước phương Tây chưa chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó và họ nên bắt đầu lên kế hoạch huy động nền kinh tế và xã hội của mình để chuẩn bị cho các cuộc xung đột trong tương lai.

Ông nói rằng: “Việc huy động các xã hội dân sự cũng phải được lên kế hoạch nếu Mỹ và Anh thấy mình có thể ngăn chặn xung đột thông qua sự thất bại của răn đe quân sự thông thường. Như có thể thấy ở Ukraine, sự căng thẳng to lớn về nhân lực đã đặt lên người dân Ukraine. Không ai muốn thấy sự bắt buộc, nhưng các hệ thống phải được thiết lập ngay bây giờ để bảo đảm rằng điều này có thể đạt được khi cần thiết. Hiện tại thì không. Chỉ ở các quốc gia châu Âu giáp biên giới Nga mới có những mô hình phù hợp. Những mô hình này phải được nghiên cứu đối với các quốc gia nằm xa biên giới Nga.”

Trong báo cáo của Reuters công bố ngày 15/1, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps cho biết năm 2024 là một “điểm nhấn” khi ông có bài phát biểu đưa ra quan điểm rằng thế giới sẽ trở nên nguy hiểm hơn và yêu cầu Anh cùng các đồng minh phải đối phó với những “sự bất hợp lý”.

Ông Shapps cho biết chính phủ đang cố gắng tăng chi tiêu quốc phòng lên 2,5% tổng sản phẩm quốc nội. Ông cũng kêu gọi các quốc gia dân chủ khác tăng cường chi tiêu quân sự của mình.

Robert Clark cho biết Mỹ có thể cải thiện thế trận quân sự của mình ở châu Âu bằng cách tái thiết lập khả năng răn đe quân sự bằng cả “phủ nhận và trừng phạt“. Ông nói thêm rằng Mỹ nên tăng ngân sách quốc phòng thêm 1-2% bằng cách “cắt giảm các chương trình phúc lợi xã hội và chuyển một phần trong số này sang tình hình biên giới với Mexico, qua đó phá vỡ thế bế tắc của Quốc hội và cho Moscow thấy rằng Washington đang nghiêm túc thực hiện lại vấn đề quốc phòng.”

Hiện nay cả thế giới đều đổ dồn sự chú ý vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới.

Ông Joe Biden vẫn kiên định với các cam kết của Mỹ với NATO, và Donald Trump đã ám chỉ sẽ rút khỏi liên minh, điều này sẽ gây ra hậu quả thảm khốc đối với an ninh châu Âu khi nhiều quốc gia thành viên liên tục không đạt được tiêu chuẩn cơ bản cho an ninh châu Âu với chi tiêu quốc phòng.

Hầu hết mọi nguyên thủ quốc gia châu Âu đều chán ngán một chính quyền Trump bất nhất trước đây, trong khi Biden, dù hỗn loạn và thiếu quyết đoán nhất có thể, vẫn cố gắng duy trì ủng hộ NATO và về cơ bản là tiếp tục viện trợ cho Ukraine.

Lời kết:

Chính xác, bất kể là nước Mỹ có một tổng thống Dân chủ hay Cộng hòa, thì người Châu Âu vẫn nên tự lập hơn về mặt quân sự, cần tăng thêm chi tiêu quốc phòng, phát triển vũ khí công nghệ cao, tuyển dụng thêm quân nhân và các sự ưu đãi, cần phát tiển sức mạnh quân sự để sẵn sàng cho một trận chiến, đừng đề nước đến chân mới rút.

Nước Mỹ ngày nay và những thập niên tới sẽ rất khác, với chủ thuyết “America First” ngày càng trở nên đại diện cho chính sách của Hoa Kỳ với bất cứ tổng thống là người của đảng nào, phân cực chính trị sẽ ngày càng gay gắt hơn, khó mà có được sự đồng thuận trong vấn đề quân sự đối ngoại và viện trợ cho các quốc gia dân chủ và Đồng Minh trong tương lai.

Nên thôi, tốt nhất là hãy tự đứng lên bằng đôi chân của mình, 27 quốc gia khi hợp quần sẽ không phải là một lực lượng yếu đuối, vẫn tốt hơn là chờ người khác bảo vệ mình.

Việt Linh

https://www.standard.co.uk/news/world/russia-war-nato-military-exercise-admiral-rob-bauer-brussels-cold-war-b1133399.html

https://news.yahoo.com/nato-official-urges-civilians-west-122900617.html https://www.telegraph.co.uk/world-news/2024/01/18/nato-warns-of-war-with-russia-putin-next-20-years-ukraine/