Châu Âu muốn loại Trump và vũ khí Mỹ khỏi hệ thống phòng thủ

0
2581

Ngày 19 tháng 2 năm 1998, cố nữ Ngoại trưởng Mỹ, Madeline Albright trong cuộc phỏng vấn với NBC News, bà đã từng có một câu nói nổi tiếng khi gọi nước Mỹ là “quốc gia không thể thiếu”. Sau 26 năm, một cựu Tổng thống Mỹ, Donald Trump đang cổ súy một thuật ngữ chính trị mới để thúc đẩy nước Mỹ thành “quốc gia không liên quan” nếu ông ta đắc cử trong tháng 11 tới đây?

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Donald Trump cuối cùng đã phá vỡ những ngày im lặng về cái chết của nhân vật đối lập Nga Alexey Navalny nhưng không đề cập đến Nga hoặc lên án Tổng thống Nga Vladimir Putin trong những bình luận công khai đầu tiên của ông ta. Trong khi đó, các dân biểu, thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa vẫn tiếp tục thần phục và đi theo sự dẫn dắt của Trump, khiến việc hỗ trợ cho Ukraine, quốc gia duy nhất đứng lên chống lại quân đội của Putin trở nên bế tắc.

Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đã phản đối những lời kêu gọi đưa gói viện trợ đã được Thượng viện thông qua cho Ukraine ra để bỏ phiếu nhanh, thay vào đó cho phép Hạ viện hoãn lại trong gần hai tuần.

Có thể có sự ủng hộ đa số đối với viện trợ Ukraine trong toàn bộ Hạ viện, nhưng Johnson phải đối mặt với sự phản đối gay gắt từ phe cánh hữu về viện trợ bổ sung, với việc Trump kêu gọi đảng Cộng hòa từ chối nó.

Những hành động này diễn ra sau lời đe dọa gần đây của Trump yêu cầu Nga hãy “làm bất cứ điều gì họ muốn” đối với bất kỳ quốc gia thành viên NATO nào chậm trả đủ chi tiêu quân sự 2%.

Kết quả là gì? Những lo ngại ngày càng tăng về một bước ngoặt mới và đáng sợ ở Hoa Kỳ đã khiến ngày càng nhiều nhà lãnh đạo châu Âu quyết tâm tự mình tấn công. Tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức năm nay, hầu hết các nhà lãnh đạo châu Âu đều tin chắc hơn bao giờ hết rằng Hoa Kỳ đang trên đà bỏ rơi họ. Đối với nhiều nhà lãnh đạo, rõ ràng là các nền dân chủ tại Châu Âu phải bắt đầu xem xét một cách cụ thể cách tự vệ mà không cần đến sự bảo vệ hạt nhân của Mỹ mà họ đã từng có trong hơn nửa thế kỷ.

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen tuyên bố nước này sẽ bàn giao toàn bộ pháo binh cũng như máy bay chiến đấu F-16 của nước này cho Ukraine khi đánh dấu kỷ niệm hai năm ngày Nga xâm chiếm Ukraine.

Những bước đầu tiên hướng tới một tương mai mới độc lập hơn cho một châu Âu không có nước Mỹ. Tại Berlin, Ursula von der Leyen, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Đức, người đã khéo léo lèo lái lục địa này trong 5 năm đầy khó khăn với tư cách là chủ tịch Ủy ban Châu Âu, hôm thứ Hai tuyên bố rằng bà sẽ tranh cử nhiệm kỳ thứ hai. Bà nói, ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của bà là việc thành lập ủy viên quốc phòng đầu tiên của châu Âu.

Tuy nhiên, việc tạo ra một bộ quốc phòng cho châu Âu như vậy không chỉ đơn thuần là cải tổ lại các quan chức ở Brussels. Đầu tiên là vấn đề ngân sách. Hiện tại, nguồn tài trợ bị giảm sút của Mỹ cho Ukraine đang được cảm nhận trên khắp châu Âu. Sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine đang làm cạn kiệt nguồn lực từ Bộ Tư lệnh Châu Âu và Châu Phi của Quân đội Hoa Kỳ, hiện còn lại chỉ có 3 tỷ USD cho các nhu cầu hoạt động, bao gồm vận chuyển vũ khí và thiết bị tới Ukraine và thậm chí cả thành viên NATO là Ba Lan.

Nếu không có hành động của quốc hội, nguồn tài trợ cho các hoạt động của Hoa Kỳ ở châu Âu có thể cạn kiệt vào tháng 5.

Von der Leyen cũng nói rằng việc tăng cường sản xuất quốc phòng ở châu Âu sẽ là ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ thứ hai của bà – chưa kể đến việc sắp xếp ngân sách rất khác nhau của các quốc gia khác nhau.

Đối với Ukraine, bất chấp những phản đối ban đầu về tình đoàn kết vĩnh cửu, chính phủ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chỉ cam kết viện trợ quân sự 640 triệu euro (686 triệu USD), so với 17,7 tỷ euro (19,1 tỷ USD) viện trợ quân sự của Đức. Con số đóng góp của Pháp còn thấp hơn nhiều so với của Anh.

Tuy nhiên, với tư cách là một khối, châu Âu với khoảng 85 tỷ euro (92 tỷ USD) đã vượt qua  Hoa Kỳ  với tổng cam kết 66,2 tỷ euro (71,6 tỷ USD) cho Ukraine.

Sau đó là vấn đề hạt nhân. Mỹ ước tính có khoảng 100 vũ khí hạt nhân được khai triển tại các căn cứ không quân ở Bỉ, Đức, Ý, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ – mặc dù tất cả mã phóng đều nằm trong tay Mỹ. Pháp là quốc gia duy nhất thuộc Liên minh Châu Âu có kho vũ khí hạt nhân riêng và lớn thứ tư thế giới. Với  290 đầu đạn hạt nhân và chỉ bằng 5% so với tổng số đầu đạn hạt nhân của Nga.

Pháp đã từ chối nhượng lại quyền kiểm soát những loại vũ khí đó cho bất kỳ cường quốc nào khác, mặc dù điều đó có thể thay đổi. Trong chuyến thăm Thụy Điển gần đây, Tổng thống Macron gợi ý rằng mặc dù răn đe hạt nhân là vì “lợi ích sống còn của Pháp”, nhưng những kế hoạch như vậy cần có “quy mô châu Âu rõ ràng, điều này mang lại cho chúng tôi một trách nhiệm đặc biệt”.

Nước Anh, dù không còn ở EU nhưng có kho vũ khí gồm 225 vũ khí hạt nhân. Tại Hội nghị An ninh Munich, Ngoại trưởng Anh David Lammy thuộc phe đối lập cho biết Đảng Lao động của ông, nếu được bầu trong cuộc bầu cử năm nay, sẽ đề xuất “một hiệp ước an ninh mới giữa Anh và EU”.

Tất cả những nỗ lực và cam kết này thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ về phương hướng đối với một lục địa mà trong nhiều thập niên vẫn luôn dựa vào Mỹ với tư cách là người bảo lãnh cho lục địa này. Để giám sát quá trình này, châu Âu cần một cá nhân mạnh mẽ và kiên quyết cho nhân vật đứng đầu quốc phòng Châu Âu đầu tiên của mình. Mục đích là để khiến EU – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – cuối cùng bắt đầu tăng cường sức mạnh của mình trong vấn đề phòng thủ. Thay vì thành lập một lực lượng chiến đấu đa quốc gia – điều đã được cân nhắc trong những năm đầu của Chiến tranh Lạnh – lần này tất cả là về việc xây dựng tổ hợp công nghiệp-quân sự của khối cũng như giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào vũ khí của Mỹ.

Người dẫn đầu là Thủ tướng Estonia Kaja Kallas, người đã đi đầu trong kế hoạch của EU nhằm cung cấp  1 triệu quả đạn pháo cho Ukraine. Bà Kaja Kallas nói rằng: “Chúng ta cần một châu Âu có khả năng chiến đấu hiệu quả, có khả năng tự bảo vệ mình. Đây là cách duy nhất để xây dựng khả năng răn đe để tránh chiến tranh và ngăn chặn sự mở rộng xâm lược của Nga. Kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu, chúng tôi đã chứng kiến ​​Nga bắn vào Ukraine với số lượng đạn pháo mỗi ngày bằng với con số sản xuất hàng tháng của châu Âu. Năng lực và sự bền vững sẽ quyết định kết quả của cuộc chiến này.”

Thủ tướng Estonia Kaja Kallas có động cơ và tầm nhìn rõ ràng để có thể đảm nhận vị trí như vậy. Tuần trước, Điện Kremlin đã đưa bà vào danh sách truy nã, có vẻ như là người đứng đầu chính phủ đầu tiên bị Nga nhắm đến khi Nga cáo buộc bà và những người khác phá hủy hoặc làm hư hại các tượng đài tưởng nhớ những người lính Liên Xô. Và tại Munich, bà đề xuất tịch thu toàn bộ tài sản của Nga bị phong tỏa ở nước ngoài và chuyển giao chúng cho Ukraine - trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11.

Lời kết:

Tuy nhiên, bằng chứng rõ ràng nhất về việc châu Âu đang rời xa Mỹ và hướng tới khả năng tự cung tự cấp là một chuyên mục nghiêm túc của các nhà lãnh đạo Châu Âu khi thảo luận về khả năng phòng thủ của khu vực mà không đề cập đến Hoa Kỳ hay Donald Trump. Các sự kiện chính trị bên ngoài khối EU – như việc Trump tái đắc cử hay không hay việc Mỹ rút khỏi NATO hay không – giờ đây không còn là nỗi lo lắng nhiều đối với Châu Âu nhưng đồng thời. Tuy nhiên có thể thúc đẩy các nước tiến tới hội nhập châu Âu nhiều hơn về quốc phòng

Người có tương lai nắm giữ vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Châu Âu, Kaja Kallas phát biểu rằng: “Bất kỳ quốc gia châu Âu nào cũng sẽ phải vất vả khi đối mặt với Nga một mình. Nhưng khi chúng ta đoàn kết, chúng ta sẽ bất khả chiến bại. Sức mạnh của 31 quốc gia Châu Âu không có nước Mỹ vẫn là đối thủ đáng gờm mà Nga không được phép xem thường.”

Và như một cái tát trực tiếp vào Trump, tạp chí Der Spiegel của Đức lưu ý rằng: “các quốc gia NATO không phải là con nợ của Mỹ. Các quốc gia trong liên minh NATO dù lớn hay nhỏ, không quốc gia nào thiếu nợ Mỹ. Chỉ có Mỹ thiếu nợ chúng tôi sau vụ 911“.

Việt Linh

https://www.politico.eu/article/peace-dividend-dead-brussels-plan-war-ukraine-eurobonds-thierry-breton/

https://www.reuters.com/world/europe/eu-aims-shift-european-arms-industry-war-economy-mode-2024-03-04/

https://www.spiegel.de/international/world/good-morning-europe-trumps-nato-comments-trigger-defense-debate-in-europe-a-3ea07d0c-d5cf-4d0a-9848-b69ba65978e0

https://www.wsws.org/en/articles/2024/02/16/gkba-f16.html

https://www.theguardian.com/world/2024/feb/15/uk-europe-nuclear-shield-donald-trump-germany-nato-deterrent

https://www.internationalaffairs.org.au/australianoutlook/an-anxious-europe-ponders-nuclear-weapons/