1st Amendment không bảo vệ quyền bắn người hay làm đảo chính

0
1940

Matt Ford

Những người bảo vệ Trump đã đưa ra một lý thuyết pháp lý nghe qua có vẻ như lời kêu than khá hợp lý của những kẻ thấp cổ bé miệng, đó là Tu chính án thứ nhất của Trump bị xâm phạm. Lại là Tu chính án thứ nhất. Người Mỹ đụng đến chuyện gì cũng lôi đầu lôi cổ ông Tu chính án thứ nhất ra để làm tấm khiên bảo vệ cho mình, nhưng lần này, với Trump và cáo trạng J6 lại là lý thuyết dễ bị dập tắt.

Cựu Tổng thống Donald Trump không bao giờ ngừng nói được, đây là bản tính cố hữu của ông ta, không chịu thua ai, không biết nhường nhịn là gì, và sẵn sàng lao vào cắn xé con mồi bất kể nó có thương tích cùng mình. Trump có một thói quen bất thường là nói bất cứ điều gì anh ta nghĩ trong đầu, bất kể thực tế không chính xác, không màu mè hay khi nói ra sẽ phản tác dụng như thế nào. Điều này đã khiến một số người Mỹ da trắng yêu thích ông ta, cho rằng ông ta là người dám nói dám làm và sẵn sàng buông bỏ, xa lánh những người khác. Bây giờ những người ủng hộ Trump tuyên bố rằng Bộ Tư pháp đang vi phạm các quyền trong Tu chính án thứ nhất của Trump bằng cách truy tố ông ta trong tuần này vì âm mưu lật đổ cuộc bầu cử năm 2020.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

John Lauro, một trong những luật sư của Trump, nói với CNN vào đầu tuần này rằng: “Đây là một cuộc tấn công vào quyền tự do ngôn luận và vận động chính trị. Và không có gì được Tu chính án thứ nhất bảo vệ tốt hơn bài phát biểu chính trị.”

Rudy Giuliani vung vẫy trên tay một bản sao của bản cáo trạng và nói rằng “bản cáo trạng này sẽ là di sản của bạn, vi phạm quyền tự do ngôn luận của một công dân Mỹ,” ám chỉ cố vấn đặc biệt Jack Smith.

Dân biểu Elise Stefanik, một đảng viên Cộng hòa hàng đầu tại Hạ viện, tuyên bố rằng: “Tổng thống Trump có mọi quyền theo Tu chính án thứ nhất để nêu lên những lo ngại một cách chính xác về tính liêm chính của cuộc bầu cử vào năm 2020,”

Trong bản cáo trạng hôm thứ Ba, các công tố viên liên bang nói rõ rằng họ đang phân biệt giữa các hoạt động được bảo vệ theo Tu chính án thứ nhất và hành vi phạm tội. Bản cáo trạng viết rằng: “Giống như mọi người Mỹ, bị cáo Donald Trump có quyền phát biểu công khai về cuộc bầu cử và thậm chí tuyên bố một cách sai sự thật rằng đã có gian lận quyết định kết quả trong cuộc bầu cử và kể cả ông ta vẫn có thể nói rằng, ông ta đã thắng. Ông ấy cũng có quyền chính thức thách thức kết quả của cuộc bầu cử thông qua các biện pháp hợp pháp và phù hợp, chẳng hạn như bằng cách yêu cầu kiểm phiếu lại hoặc kiểm toán phiếu phổ thông ở các tiểu bang hoặc nộp đơn kiện thách thức các lá phiếu và thủ tục.

Thật vậy, trong nhiều trường hợp, bị cáo Donald Trump đã theo đuổi các phương pháp này để phản đối kết quả bầu cử. Nhưng rất tiếc, những nỗ lực của ông ấy nhằm thay đổi kết quả ở bất kỳ tiểu bang nào thông qua kiểm phiếu lại, kiểm toán hoặc thách thức pháp lý đều đã không thành công và ông ta đã không có được bằng chứng nào rõ ràng và xác thực cả. Ngay sau ngày bầu cử, bị cáo Donald Trump cũng theo đuổi các biện pháp bất hợp pháp để giảm giá trị các phiếu bầu hợp pháp và phá hoại kết quả bầu cử. Những hành động sau này là nguyên nhân khiến Trump bị buộc tội âm mưu lừa gạt Hoa Kỳ và ngăn cản việc kiểm phiếu của người dân.”

Gọi các lý thuyết pháp lý của những người bảo vệ tổng thống là giả mạo cũng không hoàn toàn đúng hay bị cho là một cách nói quá. Nhưng với quan điểm tự do ngôn luận không giới hạn của những người ủng hộ Trump, nếu được áp dụng một cách đồng nhất trên cả nước, thì chắc chắn sẽ loại bỏ hầu hết các tội phạm cấp tiểu bang và liên bang, tất cả đều được xóa sạch mọi tội trạng và được về nhà để tiếp tục phạm tội.

Rốt cuộc, khai man vẫn là những lời được nói ra. Hối lộ hay tham nhũng cũng bằng lời nói. Rất nhiều loại gian lận đều phải diễn đạt bằng lời nói. Giao dịch nội gián cũng là lời nói. Trộm cắp danh tính cũng là lời nói. Kiểm tra, khai gian, kêu gọi người khác cùng phạm tội cũng phải bằng lời nói. Tiết lộ bí mật quốc gia cho các chính phủ nước ngoài cũng bằng lời nói. Nếu theo quan điểm của những người ủng hộ Trump thì Tu chính án thứ nhất khiến các công tố viên sẽ không thể buộc tội người Mỹ với những thứ như những lời miệt thị, mạt sát người khác, báng bổ, dị giáo và đe dọa đánh bom. Và Tu chính án thứ nhất cũng sẽ thu hẹp khả năng của chính phủ trong việc truy tố phát ngôn trừ khi trực tiếp thúc đẩy tội phạm. Như vậy, hóa ra Tu chính án thứ nhật được các đảng viên Cộng hòa cho rằng đây là giấy phép cho tình trạng vô chính phủ.

Tôi không phải là người duy nhất đưa ra những quan điểm này. Cựu Bộ trưởng Tư pháp Bill Barr, người luôn thúc đẩy các lợi ích hợp pháp của Trump khi phục vụ trong chính quyền của Trump trước khi ông từ chức sau cuộc bầu cử năm 2020, đã lưu ý trong một lần xuất hiện trên CNN trong tuần rồi, nói rằng: “Việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận bằng mọi cách, mọi lý do sẽ không giữ được đất nước bình yên. Bản cáo trạng đã không tấn công các quyền trong Tu chính án thứ nhất của ông Trump. Ông ấy có thể nói bất cứ điều gì anh ấy muốn. Ông ấy thậm chí có thể nói dối. Ông ấy có thể nói với mọi người rằng cuộc bầu cử đã bị đánh cắp khi anh ấy biết rõ là ông ấy đã thua. Nhưng Tu chính án thứ nhất sẽ không bảo vệ một người khỏi trách nhiệm khi tham gia vào một âm mưu.”

Đầu tuần này, tôi chỉ đề cập đến việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận đang nổi lên một cách sôi nổi khi những người ủng hộ Trump đang đưa ra những lập luận pháp lý mơ hồ để bênh vực và bảo vệ Trump.

Nhưng những tuyên bố về quyền tự do ngôn luận của những người bảo vệ Trump không phải là một lập trường pháp lý hoặc triết học thực sự. Không ai trong số những người ủng hộ hiểu rõ về những gì được Tu chính án thứ nhất bảo vệ. Đơn giản là họ chỉ muốn Donald Trump được trắng án vì tội tổ chức đảo chính. Họ biết rằng hầu hết người Mỹ đều phản đối âm mưu đảo chính và không có thiện cảm với những người âm mưu thực hiện chúng. Nhưng những người bảo vệ Trump cũng biết rằng cũng chính những người Mỹ đó yêu thích Tu chính án thứ nhất, và vì vậy họ thường cố gắng che đậy những hành vi sai trái của ông ta đằng sau những biện pháp bảo vệ rộng rãi của nó. Bây giờ họ hy vọng một số bồi thẩm viên tiềm năng của Washington D.C. có thể tiếp thu lập luận nước đôi này.

Đây không phải là một chiến thuật mới từ phía họ. Có lẽ trường hợp nổi bật nhất xảy ra cách đây hai năm khi Trump bị buộc tội kích động nổi dậy qua cuộc luận tội lần 2. Đội bào chữa của ông ấy trong phiên tòa Thượng viện của ông ấy đã tranh luận rằng bài phát biểu của Trump ngay trước cuộc tấn công vào Điện Capitol, cũng như các tuyên bố khác của ông ta khuyến khích những người ủng hộ đến D.C., đã được Tu chính án thứ nhất bảo vệ. Họ tuyên bố rằng: “Không thể ủng hộ nỗ lực của Hạ viện nhằm biến bài phát biểu của ông Trump — quyền tự do ngôn luận cốt lõi theo Tu chính án thứ nhất — thành một hành vi phạm tội có thể bị luận tội, và việc kết tội ông ấy sẽ vi phạm chính Hiến pháp mà Thượng viện thề sẽ tuân thủ.”

Cộng đồng luật pháp Hoa Kỳ, bao gồm nhiều học giả hàng đầu về Tu chính án thứ nhất trong nước, hoàn toàn không đồng ý với lập luận bảo vệ giáo chủ của các đảng viên Cộng hòa bị đau cột sống trong Thượng viện.

Tuyên bố về tự do ngôn luận là một yếu tố sai nghiêm trọng trong quyết định tha bổng cho Donald Trump của các đảng viên Cộng hòa, đó là những quyết định hèn nhát và đảng phái mà người dân Mỹ ai cũng thấy. Nhưng điều đó có thể đã ảnh hưởng đến chiến lược của cố vấn đặc biệt Jack Smith trong trường hợp này. Nếu có bất cứ điều gì, Jack Smith và các công tố viên đồng nghiệp của mình dường như đã tránh buộc tội Trump về những tội ác tiềm ẩn có thể đặt ra nhiều câu hỏi chính đáng hơn về Tu chính án thứ nhất. Chẳng hạn, ủy ban ngày 6 tháng 1 của Hạ viện đã khuyến nghị rằng cựu tổng thống cần phải bị buộc tội theo 18 U.S.C. 2384. Điều khoản đó sẽ coi một người là tội phạm bất cứ khi nào ai đó “xúi giục, hỗ trợ hoặc tham gia vào bất kỳ cuộc nổi loạn hoặc nổi dậy nào chống lại chính quyền của Hoa Kỳ hoặc luật pháp của Hoa Kỳ, hoặc hỗ trợ hoặc an ủi họ.”

Trong khi khả năng phạm tội đạo đức của Trump đối với cuộc tấn công vào Điện Capitol là rõ ràng, thì khả năng phạm tội hình sự của ông ta đối với việc kích động một cuộc nổi dậy lại ít rõ ràng hơn. Randall Eliason, giáo sư luật của Đại học George Washington cho biết rằng: “Các công tố viên sẽ phải đối mặt với một số vấn đề phức tạp tiềm ẩn trong Tu chính án thứ nhất, đến mức nó sẽ dựa vào bài phát biểu của ông Trump vào ngày 6 tháng 1 để cáo buộc rằng ông ấy đã kích động bạo loạn. Tôi tin rằng những vấn đề đó có thể được khắc phục, nhưng các cuộc đấu tranh về quyền tự do ngôn luận về cáo buộc đó sẽ tốn thời gian và gây mất tập trung vì bài phát biểu đó có thể dễ dàng bị coi là một cuộc biểu tình chính trị.”

Nếu Trump và các đồng minh của ông ta là những người nhiệt tình ủng hộ quyền tự do ngôn luận nói chung, thì việc họ viện dẫn Tu chính án thứ nhất ở đây có thể khó bị bác bỏ hơn một chút. Bản thân Trump thường suy nghĩ về việc “mở rộng” luật phỉ báng để người Mỹ có thể dễ dàng kiện nhau hơn vì tội phỉ báng, điều này sẽ giúp những nhân vật giàu có và có quan hệ tốt như ông ta trấn áp những người chỉ trích họ bằng cách đe dọa họ bằng các vụ kiện. Ông ấy cũng gây áp lực lên các công ty truyền thông xã hội vì điều mà ông ấy mô tả là đàn áp những tiếng nói bảo thủ, về cơ bản là cố gắng nói với họ những gì họ được phép lưu trữ trên dịch vụ của chính họ.

Cách tiếp cận của chủ nghĩa bảo thủ thời hậu Trump đối với quyền tự do ngôn luận là “quyền được đăng bất cứ điều gì”. Điều này hợp lệ về mặt hiến pháp nhưng bị phá sản về mặt đạo đức. Đối với những người ủng hộ Tu chính án thứ nhất mới này, thì “tự do ngôn luận là khi họ có thể nói những gì họ muốn và khi bạn có thể nói những gì họ muốn.”

Ngay cả những người bảo vệ quyền tự do ngôn luận nhiệt thành nhất cũng nhận ra rằng có những giới hạn rõ ràng đối với nó. Ngày 6 tháng 1 là một trong số đó. “Vận động chính trị” được cho là của Trump không phải là một cuộc điều tra vu vơ về kết quả bầu cử hay phương pháp kiểm phiếu. Đó là một nỗ lực trực tiếp nhằm lật đổ nền dân chủ Mỹ và vô hiệu hóa tiếng nói bầu cử của đa số người Mỹ một cách rõ ràng. Một trong những đồng phạm của ông ta thậm chí còn suy nghĩ về việc sử dụng Đạo luật Khởi nghĩa năm 1807 để đàn áp thô bạo bất kỳ cuộc biểu tình nào sau đó.

Lời kết:

Những người ủng hộ Trump đã nghĩ quá đơn giản vấn đề, vì thực ra họ chỉ muốn rằng, giáo chủ của họ được quyền làm tất cả mọi việc, kể cả quyền bắn người trên đại lộ số 5 hay làm đảo chính, lật đổ Hiến pháp, họ tin rằng những gì Trump làm đều được Tu chính án thứ nhất bảo vệ.

Nhưng thực tế thì, mặc dù Tu chính án thứ nhất bảo vệ khá nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến tự do của người Mỹ, nhưng tự do bắn người hay tổ chức một cuộc đảo chính lại không phải là một trong số đó.

Matt Ford

Translated & Summarized: Việt Linh

https://newrepublic.com/article/174836/first-amendment-trump-indictment-speech