Thursday, March 28, 2024

Vụ Đoàn Thị Hương: Ngoại giao Việt Nam đã thua!

Diên Vỹ
VNTB – Một phụ nữ không nghề nghiệp rõ ràng, gia đình cũng không biết phải làm gì vì không được ai hướng dẫn gì ngoài việc chỉ biết trông cậy vô sự giúp đỡ hiếm hoi của Đại sứ quán Việt Nam, cô Hương dường như hoàn toàn vô vọng. 
 
Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Phạm Bình Minh điện đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Malaysia Saifuddin Abdullah về nhiềuvấn đề quan hệ song phương. Về vụ công dân Đoàn Thị Hương, Bộ trưởng yêu cầu phía Malaysia đảm bảo sự xét xử công bằng và trả tự do cho cô Hương. Ảnh: Twitter.
 
Ngày 18 tháng 3 năm 2009, hai nhà báo người Mỹ một gốc Hoa và một gốc Hàn Quốc đã bị Bình Nhưỡng bắt giam với cáo buộc rằng họ đã vào Triều Tiên bất hợp pháp. Ngày 4 tháng 8 năm đó, cựu Bill Clinton bất ngờ đến Triều Tiên, và ai cũng biết chắc mục đích của chuyến đi là đưa công dân Mỹ về nước. 
 
Đây là nỗ lực ngoại giao không mệt mỏi của chính quyền Obama và sự lên tiếng của người dân cũng như tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới. Hai nhà báo được đi cùng với cựu tổng thống về Mỹ một ngày sau đó, ngày 5 tháng 8 trên một chiếc phi cơ riêng. 
 
Hôm thứ Hai, cô Aisyah đã được trả tự do và trở về Indonesia sau hơn hai năm bị giam giữ. Cô Siti Aisyah và cô Đoàn thị Hương cùng bị bắt và giam giữ từ năm 2017 vì nghi đã tham gia vô vụ sát hại anh trai cùng cha khác mẹ của Kim-Jong-Un. Hôm thứ Năm, toà thượng thẩm Shah Alam Malaysia đã không trả tự do cho cô Đoàn Thị Hương. 
 
Quan chức Malaysia cho biết công dân của họ được trả tự do là kết quả của một quá trình vận động ngoại giao không nghỉ của chính phủ Malaysia bao gồm cả việc trao đổi thư từ giữa Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp Indonesia và Chưởng lý Malaysia. Bộ trưởng Bộ tư pháp Indonesia đã viện dẫn các mối quan hệ song phương tốt để thúc giục Malaysia trả tự do cho bà Aisyah, và cho rằng cô đã bị lừa.
 
Sau khi cô Siti được thả một ngày, ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có một hành động chưa từng có tiền lệ là “ gọi điện thoại cho bộ trưởng Bộ Ngoại giao Malaysia để yêu cầu Malaysia trả tự do cho cô Hương. Thậm chí ông Trần Bình Minh còn đăng thông tin này lên Twitter về hành động nhằm yêu cầu “phía Malaysia đảm bảo công bằng cho cô Hương và trả tự do cho cô.”
 
Nỗ lực này của ông Trần Bình Minh đã không đem lại kết quả gì bởi vụ của cô Hương chỉ được là một phần nhỏ của cuộc điện đàm chính thảo luận về các quan hệ song phương. Nên chẳng có lý do gì mà Viện công tố Malaysia đã không trả tự do cho công dân Việt Nam như công dân Indonesia. 
 
Luật sư của cô Hương cho rằng về tình thì Chưởng lý Malaysia cần phải giải thích lý do tại sao cô Hương không được trả tự do. Luật sư Malaysia cũng nói rõ thêm rằng ông có thể yêu cầu toà trả tự do cho cô Hương nếu như quan chức Việt Nam tăng thêm những nỗ lực ngoại giao khác mà theo ông là “ tin rằng chính phủ Việt Nam sẽ làm nhiều hơn thế.”
 
Trước khi diễn ra hội nghị Thượng đỉnh Trump-Kim có những người trông mong rằng Việt Nam mà cụ thể là ông Tổng Chủ Nguyễn Phú Trọng nên đề cập đến trường hợp cô Đoàn Thi Hương khi gặp mặt Kim Jong-Un tại Việt Nam. Thế nhưng có lẽ thân phận sâu mọn của cô Hương không đáng cho các chính trị gia cho tới báo chí chính thống Việt Nam quan tâm ngoài việc hát xướng tiệc tùng để khẳng định tình thân mật hữu nghị thắm thiết với nhà lãnh cộng sản đạo độc tài có cùng ý thức hệ. 
 
Chỉ mới tháng trước, người ta còn khen ông Bộ trưởng Bộ ngoại giao giỏi khi Việt Nam tổ chức được Hội nghị Thượng đỉnh Trump-Kim tại Hà nội. Thì bây giờ, lại mới thấy ngoại giao Việt Nam đã thua xa ngoại giao một quốc gia Đông Nam Á khác. 
 
Việt Nam chắc không lạ gì việc phải can thiệp ngoại giao ra sao khi công dân của một quốc gia bị bắt ở nước ngoài khi các công dân Mỹ và Úc gốc Việt đã và đang bị bắt giam tại Việt Nam đã nhận được sự quan tâm của quan chức ngoại giao Úc và Mỹ ra sao ở ngay tại Việt Nam. Nhưng họ đã không có sự quan tâm đúng mức. 
 
Phía Việt Nam sẽ làm gì hơn để bảo hộ công dân mình ở nước ngoài? Báo chí Việt Nam sẽ lên tiếng? Mạng Xã Hội sẽ ký tên vào thỉnh nguyện thư yêu cầu chính phủ Malaysia thả cô ra? 
 
Chắc chắn sẽ chẳng có chuyện Bộ trưởng Bộ Tư Pháp Việt Nam đích thân viết thư cho Bộ tư pháp Malaysia để thúc dục việc thả cô Đoàn Thị Hương vì phía Việt Nam cho tới này ngoài việc cho cô Hương ăn ké vô cuộc điện thoại của ông Phạm Bình Minh đã không có một động thái gì khác, kể cả việc lên tiếng của Đại sứ quán Việt Nam ở Malaysia sau ngày thứ Năm. 
Một phụ nữ không nghề nghiệp rõ ràng, gia đình cũng không biết phải làm gì vì không được ai hướng dẫn gì ngoài việc chỉ biết trông cậy vô sự giúp đỡ hiếm hoi của Đại sứ quán Việt Nam, cô Hương dường như hoàn toàn vô vọng. 
 
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img