Wednesday, March 29, 2023
spot_img

Việt Nam đưa giàn phóng tên lửa ra Trường Sa. Chiến tranh Biển Ðông có bùng nổ?

 

Cali Today News – Hãng tin Reuters hôm 10/08/2016 tiết lộ theo đó một số nguồn tin phương Tây đã cho biết là Hà Nội đã cho chuyển một số giàn phóng tên lửa di động từ đất liền ra 5 vị trí khác nhau ở quần đảo Trường Sa, dư luận quan tâm đến tình hình Biển Ðông đặc biệt là vấn đề tranh chấp biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc đã đặt câu hỏi rằng, hành động này của Việt Nam liệu có phải là nhằm mục đích đối đầu với sự leo thang bành trướng của Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh hải hay còn mục đích nào khác? Chiến tranh Biển Ðông có bùng nổ?…

Việt Nam đưa giàn phóng tên lửa ra Trường Sa. Chiến tranh biển Ðông có bùng nổ?

Cũng cần phải nói từ đầu rằng, ngay sau bản tin Reuters phát đi, dư luận Việt Nam cũng như quốc tế đặc biệt báo chí, truyền thông Nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) có phỏng vấn một số quan chức CSVN đại khái phủ nhận bản tin Reuter đã nêu trên.

Từ Hà Nội, kỹ sư Lê Dũng là một người rất quan tâm đến tình hình Biển Ðông và luôn có những lời phân tích, phản biện đăng tải trên cộng đồng mạng đã chia sẻ với Cali Today rằng, việc phòng thủ ở Biển Ðông đối với Việt Nam thì không có phương án nào hay hơn là việc dùng tên lửa bờ biển hoặc pháo tầm xa mấy trăm km trở lại để bảo vệ dọc Biển Ðông. Ðây phương án tối ưu nhất và đơn giản nhất.

“Theo tôi, tôi là dân kỹ thuật thì việc mang tên lửa ra Trường Sa cũng không cần thiết bằng việc bố trí tên lửa ngay trong bờ biển bởi vì từ Ðà Nẵng hay Khánh Hòa ra Hoàng Sa, Trường Sa cũng không xa, cỡ chừng hơn trăm km nên việc bố trí ở trong là phương án tối ưu về kỹ thuật.”

Kỹ sư Dũng cũng đưa ra ý kiến cá nhân, việc Việt Nam có mang giàn phóng tên lửa ra Trường Sa hay là không thì bản thân kỹ sư Dũng cũng không có cơ sở hoặc những dữ liệu xác định thông tin ấy có chính xác hay không? Nhưng nếu có cũng chẳng có vấn đề gì, chuyện bình thường, có thì tốt chỉ sợ tung tin không đúng. Kỹ sư Dũng nói tiếp:

“Theo tôi, nếu Việt Nam đưa tên lửa và pháp tầm xa ra Trường Sa nếu có thật thì việc đó hoàn toàn là tốt, quyền phòng thủ và vì đó là lãnh thổ của mình thì mình có quyền trang bị những vũ khí quân sự để mình phòng thủ, mình bảo vệ thôi chứ chẳng có vấn đề gì cả.”

Ngay sau đó, phía Trung Quốc đã lên tiếng nói việc CSVN đem giàn tên lửa ra Trường Sa đây là một “sai lầm ghê gớm” và nói thêm rằng Việt Nam nên “ghi nhớ và rút ra một số bài học trong lịch sử” mà theo giới báo chí phản ánh Trung Quốc đang ám chỉ đến cuộc chiến tranh Việt-Trung năm 1979. Chưa hết, tình hình Biển Ðông thời gian gần đây đặc biệt “nóng bỏng”. Trung Quốc đẩy mạnh kế hoạch độc chiếm Biển Ðông bằng sức mạnh quân sự, bất chấp việc lên án gay gắt đến các nước trên thế giới cũng như các nước ở khu vực ASEAN trong đó có Việt Nam, đe dọa nền hòa bình thế giới. Vì lẽ này mà các cường quốc quân sự trên thế giới đặc biệt là Hoa Kỳ cùng đồng minh thường xuyên phô trương khí tài trên Biển Ðông nên dư luận có dự đoán chiến tranh trên biển Ðông sẽ bùng nổ trong nay mai là điều khó tránh khỏi. Trước tình thế ấy, Việt Nam sẽ ra sao? Có rất nhiều tướng tá trong hàng ngũ CSVN đưa nhận định việc Trung Quốc đánh úp để chiếm trọn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là một việc không khó. Cần nên nhớ, năm 1974 Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa rồi đến năm 1988 thì chiếm phần lớn Trường Sa. Ðồng quan điểm, kỹ sư Dũng nói:

“Việc cướp nốt những đảo nhỏ ở Trường Sa thì việc có thể diễn ra ngay hôm nay hoặc ngày mai đó là chắc chắn. Từ những nguồn thông tin khác hay của từ những chuyên gia về chiến tranh mà mình đã đọc, tham khảo khi viết về những cuộc chiến của Trung Quốc thì họ cho rằng, Trung Quốc xây xong các sân bay, các căn cứ quân sự trên các đảo chiếm được tại Hoàng Sa , Trường Sa thì họ sẽ tấn công bất kể lúc nào vì đó là điểm tựa, là bàn đạp.”

 

Con đường nào cho Việt Nam giữ vững đươc chủ quyền lãnh hải?

Ðặt trường hợp Việt Nam huy động thêm nhiều giàn phóng tên lửa nhưng xét về tương quan quân sự với Trung Quốc thì liệu Việt Nam sẽ giữ được chủ quyền lãnh hải của mình trên Biển Ðông? Theo quan điểm cá nhân của kỹ sư Dũng thì tiềm lực về quân sự, số lượng, khả năng quân sự của quân đội Việt Nam hiện tại không thể đối đầu được với phía Trung Quốc vì số lượng tên lửa, giàn pháo thậm chí số lượng đảo mà Trung Quốc chiếm ở Trường Sa là quá nhiều, bao vay xung quanh Trường Sa và bao vay xung quanh những đảo của Việt Nam trấn giữ, vậy thì lực lượng và tương quan quân sự của Trung Quốc bố trí riêng ở Trường Sa thôi chứ chưa nói đến ở Hoàng Sa hoặc phía bên đất liền của Trung Quốc nếu Việt Nam có bố trí tên lửa hay là đại pháo cũng không giải quyết được gì nhiều, rất là ít.

“Việt Nam có thể dùng lực lượng tấn công, phá hủy đường băng của họ (Trung Quốc) bố trí ở Trường Sa thôi nếu Việt Nam có tên lửa hiên đại. Chứ còn tương quan lực lượng, theo cá nhân tôi đánh giá Việt Nam rất yếu, không ăn thua gì đâu. Nếu Việt Nam không có đồng minh, không liên kết với những quốc gia có khả năng quân sự khác thì lực lượng quân đội Việt Nam và việc bố trí đại pháo, tên lửa ở Trường Sa cũng không ăn thua gì với Trung Quốc.”

Cùng thời điểm “nóng bỏng” này, ngày 12/7/2016, Tòa trọng tài thường trực gọi tắt là PCA đã ra phán quyết “Ðường lưỡi bò” của Trung Quốc vẽ trên Biển Ðông là không có cơ sở pháp lý, Philippines thắng kiện Trung Quốc về vấn đề này. Cứ tưởng chiến thắng của Philippines là một động lực giúp cho những nước nhỏ trong khu vực có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc trên biển Ðông cụ thể như Việt Nam sẽ vững tin hơn trong việc “Thoát Trung và ngã theo Hoa Kỳ, Phương Tây” vì công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh hải. Song. Ðến giờ phút này CSVN vẫn chưa cho dư luận quốc tế thấy được khả năng tự quyết của mình, không mạnh mẽ thoát khỏi tinh thần “cộng sản anh em, 4 tốt 16 chữ vàng” với Trung Quốc. Việt Nam chưa kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế, chưa chính thức khởi kiện kể từ vụ Trung Quốc cướp Hoàng Sa, Gạc Ma và những đảo khác thậm chí trên các diễn đàn quốc tế, CSVN còn nêu nên song phương đàm phán hay đa phương đàm phán kể cả thời điểm Trung Quốc đưa giàn khoan HD981 vào gần quần đảo Hoàng Sa năm 2014, một số báo chí Việt Nam có đánh tiếng là Việt Nam đang chuẩn bị khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nhưng đến nay Việt Nam vẫn chưa thực hiện.

“Việc Việt Nam chưa khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế giống như trường hợp của Philippines kiện về “Ðường lưỡi bò” và bây giờ việc Trung Quốc liên tục lấn, bồi đắp các đảo nhân tạo ở khu vực Trường Sa mà họ cướp của mình ở một số đảo ấy chứng tỏ hành vi, hành động của Trung Quốc là có ý đồ gặm nhấm và sẽ thôn tính dần dần thậm chí thôn tính toàn bộ Trường Sa ở bất cứ lúc nào.”

Kỹ sư Dũng nói. Và kỹ sư Dũng cho rằng, phía CSVN và CSTrung Quốc có mối quan hệ cộng sản, bị xiềng xích với nhau quá lâu rồi và không loại trừ khả năng CSVN là tay chân của CSTrung Quốc nên việc “Thoát Trung, theo Hoa Kỳ và Phương Tây” đối với CSVN là một nguồn dư luận chưa chắc chắn.

“Việc ngã theo Hoa Kỳ hay ngã theo một đồng minh nào đó ví dụ như Nhật Bản hoặc Phương Tây thì đến thời điểm này với quan điểm cá nhân của tôi chưa có gì chắc chắn cho nhận định CSVN sẽ ngã theo ai, không có cơ sở bởi quyền lợi nhóm bị thao túng, gần như một trăm phần trăm dự án ở Việt Nam lọt vào tay người Trung Quốc, Trung Quốc có mặt khắp các dự án trên đất Việt Nam không riêng gì việc chiềm đảo.

Quân sự thua kém, lại không liên minh với các quốc gia có tiềm lực quân sự khác vậy Việt Nam làm gì để bảo vệ được chủ quyền lãnh hải của mình trong hoàn cảnh hiện tại? Chưa kể mưu đồ của Trung Quốc còn nguy hiểm hơn khi ở đất liền họ đang cho thấy việc mua chuộc Lào, Camphuchia, có mặt đông đảo tại các nơi quân sự trọng yếu ở đất liền Việt Nam. Ðặt trường hợp, Trung Quốc dùng biển Ðông chỉ là nơi đánh đòn nghi binh và nơi đánh thật sự ở đất liền thì Việt Nam càng nguy khốn hơn. Vì vậy…

“Không có con đường nào khác Việt Nam phải đứng liên minh với tất cả các nước kêu gọi tôn trọng luật pháp không chỉ ở lãnh hải lãnh thổ trên biển Ðông mà cả trên đất liền.”

Với thực trạng Trung Quốc cố tình gây hấn, cố tình xâm lược Việt Nam nếu Việt Nam yếu thì Trung Quốc sẽ bắt nạt ngay và hiện thực đang diễn ra. Do đó, con đường cho Việt Nam muốn tồn tại thì không còn cách nào khác phải liên minh với các quốc gia khác, các đồng minh quân sự mà với tiềm lực của các quốc gia này có thể ủng hộ Việt Nam trong việc gìn giữ, bảo vệ, tôn trọng luật pháp hoặc khi Việt Nam bị Trung Quốc xâm lược thì họ có thể can thiệp chứ tiềm lực quân sự của Việt Nam như máy bay, tên lửa ở hiện tại thì bị đánh giá chẳng ăn thua gì so với Trung Quốc đây là những khẳng định của kỹ sư Lê Dũng./.

THIÊN HÀ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT