Thursday, March 28, 2024

Trò trí trá của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng

Vietnam – cali Today news – Cho dù trong Dự thảo luật Đặc khu không hề có một chữ nào nhắc đến Trung Cộng hay những nhà đầu tư của nước này nhưng dân chúng Việt Nam đa phần đều lên tiếng phản đối. Điều đó cho thấy rằng dân chúng đã không hề có bất cứ niềm tin nào vào chính quyền CSVN trong việc chống lại sự bành trướng của Trung Cộng. Vậy nhưng, bên lề cuộc họp Quốc hội vào sáng ngày 6/6, ông Nguyễn Chí Dũng-Bộ trưởng Kế hoạch đầu tư vẫn trí trá, đổ thừa cho dư luận đang đẩy vấn đề lên nhằm “chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc”.

Trước những lo lắng của dân chúng về Dự thảo Luật Đặc khu với việc cho thuê đất đến 99 năm, ông Nguyễn Chí Dũng nói:

“Dự thảo không có một chữ nào về Trung Quốc, chỉ có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc”

Ông còn đổ thừa cho dư luận đang có suy nghĩ “tiêu cực”, phản đối Dự thảo luật việc xây dựng 3 đặc khu kinh tế, gồm: Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) là do tâm lý “sợ Trung Quốc”.

Phải nói rằng, với tư cách là cơ quan soạn ra Dự thảo Luật đặc khu kinh tế Bộ Kế hoạch đầu tư đã rất hiểu tâm lý dân chúng Việt Nam e dè “người đồng chí” của đảng CSVN nên không hề có bất cứ chữ “Trung Quốc” nào trong dự thảo. Tuy nhiên, tại điềi 55 của Dự luật ghi rõ: “4. Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh sử dụng thấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu Vân Đồn với mục đích…”. Thử hỏi, quốc gia nào có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh nếu đó không phải là Trung Quốc?

Bộ Kế hoạch đầu tư đã rất ma mãnh không hề đưa tên Trung Cộng vào trong Dự luật nhưng thực tế tại Việt Nam cho thấy rằng, đến hơn 90% các gói thầu lớn ở Việt Nam đều lọt vào tay các chủ đầu tư có quốc tịch Trung Quốc. Formosa ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) cũng là của Đài Loan, nhưng thực chất là của Trung Cộng. Hay đường sắt Cát Linh-Hà Đông do Trung Cộng cho vay bằng vốn ODA với lãi suất thương mại, rồi cũng chính người Trung Quốc thắng thầu. Đến nay, dự án này đang phải đình chỉ vì bị đội vốn. Nguyên cả dự án đường sắt cao tốc ở Hà Nội trở thành bãi rác khổng lồ ngay giữa thủ đô. Tại Cao nguyên Trung phần, dự án Bauxite một thời là chủ trương lớn của đảng và chính quyền CSVN, bao nhiêu người phản đối đã bị bắt bớ, thậm chí đầu độc chết trong tù như trường hợp của thầy giáo Đinh Đăng Định, nhưng rồi đảng vẫn kiên quyết làm. Trúng thầu không ai khác cũng chính là Trung Quốc. Và đến nay, “chủ trương lớn” này đang trở thành gánh nặng quốc gia, vì mỗi năm lỗ đến vài ngàn tỷ đồng.

Hay rất nhiều nhà máy điện than ngày đêm thải khói gây ô nhiễm, đầu độc môi trường biển Việt Nam cũng đều được “đấu thầu quốc tế”. Song, tất thảy đều lọt vào tay Trung Quốc hết. Trung Cộng đã rất tinh ranh khi vừa kiếm lãi, bán điện cho Việt Nam, lại vừa xuất cảng thành công công nghệ lạc hậu, tốn kém, hủy hoại kinh tế, phá nát môi trường Việt Nam.
Còn rất rất nhiều các dự án lớn khác đều không hề có tên Trung Quốc nhưng tất thảy đều lọt vào tay nước này.

Ông Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và bè đảng của ông có thể cố tình không hiểu, nhưng người dân Việt Nam sẽ không bao giờ mất cảnh giác trước tham vọng bá quyền, bành trướng của chủ nghĩa Đại Hán. Vân Đồn, Bắc Vân Phong hay Phú Quốc có thể nằm trong chính sách mở rộng “Một vành đai, một con đường” do chính Tập Cận Bình chủ xướng và đang xúc tiến. Khi nhìn vào vị trí địa lý của nước ta có thể thấy, rằng cả 3 đặc khu này đều nằm trong chính sách “Một vành đai, một con đường” của Trung Cộng.

Trên Facebook cá nhân của nhà báo Lưu Trọng Văn đã có một phát hiện khiến dư luận hết sức ngỡ ngàng. Đó là Luật đặc khu kinh tế có thể được manh nha, bắt đầu từ năm 2014. Vào ngày 19/3/2014, tại Hạ Long diễn ra “Hội thảo về Đặc khu kinh tế” do tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế Đại học Thâm Quyến tổ chức. Với vai trò là một Ủy viên Bộ Chính trị, phó Chủ tịch Quốc hội vào thời điểm đó, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã tới dự và đánh giá cao vai trò của chính quyền tỉnh Quảng Ninh và Đại học Thâm Quyến. Các diễn giả chính của Hội thảo là các chuyên gia của Đại học Thâm Quyến, mà chủ yếu là bà Đào Nhất Đào. Điều đặc biệt quan trọng là tham dự Hội thảo chỉ gồm lãnh đạo 4 tỉnh: Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang và Lâm Đồng.

Có lẽ chính vì vậy mà bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nói rằng: “Bộ Chính trị đã kết luận rồi, phải bàn để ra luật chứ không thể không ra luật”.

Những lo lắng của người dân trước viễn cảnh mất nước không hề dư thừa, khi mà cho đến nay những thỏa thuận trong Mật nghị Thành Đô vẫn bị chính quyền CSVN giấu nhẹm. Lịch sử của dân tộc Việt Nam là chống giặc ngoại xâm, mà kẻ thù ngàn đời không ai khác chính là “người đồng chí” của đảng CSVN từ phương Bắc. Những người Cộng sản không hề có tinh thần dân tộc, quốc gia. Chính vì thế khi người dân tỏ ra lo lắng trước hiểm họa mất nước thì những người như ông Nguyễn Chí Dũng liền coi đó là “cố tình chia rẽ quan hệ Việt-Trung” và “tìm cách phá hoại”.

Nguoi Quan Sat

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img