Thursday, March 28, 2024

Tiểu thương bán gừng, đậu….phải dược tá- sĩ ?

Cali Today News – Nhãn, hạt sen, đậu nành, táo mèo, vỏ quế…lâu nay vốn là mặt hàng thực phẩm quen thuộc và rất được ưa chuộng trong việc ăn uống của người dân Việt Nam. Nay Bộ Y tế Việt Nam bỗng dưng biến nó thành mặt hàng dược liệu và quản lý kinh doanh như thuốc khiến người dân và doanh nghiệp xuất nhập khẩu, sản xuất kinh doanh bị đảo lộn…

Cali Today được biết, lâu nay các mặt hàng như: táo tàu, hạt óc chó, đậu đen, gừng, tỏi, nhãn…việc xuất nhập khẩu thực hiện theo Thông tư 15 của Bộ Nông nghiệp& PT Nông thôn và do chính Bộ  này kiểm tra. Chỉ mới đây thôi, Bộ Y tế chen vào “tiếm quyền” đã liệt những sản phẩm này nằm trong danh mục dược liệu theo Thông tư 48/2018 ngày 28/12/2018 và Nghị định 54 của Bộ Y tế và dĩ nhiên Bộ này cũng nắm luôn quyền kiểm tra.

Động thái “tiếm quyền” này của Bộ Y tế khiến người dân và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, sản xuất kinh doanh các mặt hàng trên bị đảo lộn, thậm chí là tạm ngưng hoạt động.

Báo Tuổi trẻ phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Minh, giám đốc một công ty xuất nhập khẩu và logistics tại quận 7 ( Sài Gòn) cho biết hơn một tháng qua Công ty ông phải chạy xuôi ngược liên hệ nhiều nơi tìm cách lấy các đơn hàng thực phẩm đã về đến cảng nhưng vướng quy định mới của Bộ Y tế. Các sản phẩm như óc chó, bạch quả, đậu đen, đậu khấu, đậu nành, đậu xanh; thực phẩm bổ dưỡng: táo tàu, kỷ tử, táo mèo, ý dĩ, hạt sen, long nhãn, nấm linh chi, thảo quả… của công ty ông Minh bị giữ tại cảng từ cuối tháng 10-2020. 

“Thực sự tôi không hiểu sao các sản phẩm thực phẩm thông thường như trên đã nhập khẩu bao nhiêu năm lại bị đưa vào quản lý như dược liệu. Mà nếu quản lý như dược liệu thì các công ty xuất nhập khẩu thực phẩm sẽ nghỉ hết do không đủ điều kiện. 

Chúng tôi làm thực phẩm thì xây dựng nhà máy, kho hàng theo chuẩn an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp &PT Nông thôn, nay sản phẩm bị chuyển sang Bộ Y tế quản lý thì mọi thứ lại phải thay đổi với các điều kiện của nhà máy và kho hàng của nhà thuốc. Như thế là quá lãng phí”, ông Minh nói.

Một chia sẻ nữa là đến từ một người đại diện một doanh nghiệp ở Bình Định cũng bức xúc vì nhập khẩu một số loại nguyên liệu như trái bồ hòn, hương nhu tía về chế biến nước giặt tẩy tự nhiên và làm hương xuất khẩu cũng bị xếp vào nhóm dược liệu nên công việc bị đình trệ. 

Về phía người dân theo, căn cứ theo Thông tư 48/2018 của Bộ Y tế thì để mua những dược liệu như; Gừng, đậu, nhãn …sẽ đến bệnh viện hoặc những tiệm dược phẩm. Hoặc các tiểu thương, cơ sở kinh doanh các mặt hàng này dù nhỏ lẻ cũng phải là những dược tá-sĩ ngành y và phải đáp ứng theo Thông tư 03/2016 của Bộ Y tế, cơ sở xuất nhập khẩu dược liệu phải có đủ các điều kiện “đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc với phạm vi bán buôn dược liệu”, đạt các nguyên tắc “thực hành tốt bảo quản thuốc” đối với dược liệu.

Tuổi trẻ Online cũng cho biết để tránh việc một mặt hàng hai chính sách quản lý và tránh tình trạng hàng hóa ùn ứ tại cảng nhiều tháng qua, vào ngày 28/10/2020, Tổng cục Hải quan đã có công văn gửi Bộ Y tế về vướng mắc liên quan đến chính sách nhập khẩu mặt hàng có nguồn gốc thực vật và đề nghị sớm cho ý kiến. Tuy nhiên, Bộ Y tế chưa trả lời.

Theo Cục Bảo vệ thực vật nguyên nhân cốt lõi vẫn là việc cơ quan soạn thảo là Bộ Y tế không phân định rõ sản phẩm nào thuộc quản lý của Bộ Y tế, sản phẩm nào thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp &PT Nông thôn./.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img