Thursday, June 1, 2023
spot_img

Thượng đỉnh Trump – Phúc: Trí thức trong nước nói gì về chuyện hai bên tránh né vấn đề nhân quyền?

Cali Today News – Con số 15 tỷ USD là trị giá của những thỏa thuận mua hàng hóa và dịch vụ Mỹ mà chuyến đi của Thủ tướng cộng sản (CS) Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc sang Hoa Kỳ từ ngày 29-31/05/2017 đã ký kết, và trong buổi tọa đàm với Tổng thống Hoa Kỳ, ông Donald Trump, Chính phủ Hoa Kỳ không nhắc đến vấn đề Nhân quyền Việt Nam, một vấn đề mà từ trước giờ Chính phủ CS Việt Nam luôn không thích nghe bởi đa phần bị chỉ trích thành tích kém cõi. Giới cầm quyền CS Việt Nam đánh giá đây là chuyến đi thành công của Thủ tướng Phúc nhưng đối với người dân và giới trí thức phản biện Việt Nam đánh giá ra sao?…

Bất lợi cho phong trào đấu tranh dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam

Từ Khánh Hòa, nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng, chuyến sang Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 29-31/05/2017, phía Chính phủ Hoa Kỳ và Tổng thống Donald Trump đa phần chỉ nói về lĩnh vực kinh tế, giao thương mua bán giữa hai nước Hoa Kỳ – Việt Nam chứ không nhắn đến lĩnh vực Nhân quyền Việt Nam trong các buổi tọa đàm là điều không nằm ngoài dự đoán của giới quan tâm chính trị và bản thân nhà báo Tạo. Từng chia sẻ quan điểm với các báo và đài, nhà báo Tạo cho Cali Today biết:

“Không nằm ngoài dự đoán của những người có giác quan chính trị. Tôi cũng có đưa ra nhận định bàn về vấn đề nhân quyền Việt Nam thì rất là hiếm có. Tôi đưa ra 2 tình huống, một là sẽ không đề cập chút nào, hai là nếu có đề cập thì cũng là loáng thoáng”.
Giải thích cho quan điểm này, nhà báo Tạo cho biết nếu nguyên cứu về lịch sử nước Hoa Kỳ, người dân Hoa Kỳ có truyền thống từ trước đến nay dù có thế nào thì tính cách của họ thực tế thực dụng. Cũng phải nói thêm rằng, trong lịch sử có không ít lần giới cầm quyền Hoa Kỳ tài trợ, bảo kê những nước độc tài trên thế giới bởi động cơ xuất phát từ quyền lợi nước Hoa Kỳ, vì quyền lợi Hoa Kỳ họ sẵn sàng hy sinh giá trị dân chủ để đạt mục đích quyền lợi.

Thêm nữa, quan sát kỳ bầu cử năm 2016 nước Mỹ, đánh bật hết giới truyền thông và dư luận, Donald Trump đã thắng đối thủ Hillary Clinton để đắc cử chức danh Tổng thống Hoa Kỳ. Ông Trump là một người kinh doanh, giá trị tiền tệ và lợi nhuận là quan trọng hơn hết thẩy mọi vấn đề khác và khẩu hiệu ông đưa ra trong cuộc đua bầu cử đại khái vẫn là quyền lợi nước Hoa Kỳ trên hết, đem lại công ăn việc làm cho người dân Hoa Kỳ. Thực ra, theo nhà báo Tạo câu nói này của Trump chẳng qua là để lấy phiếu của những người dân là chính chứ trong thời đại kinh tế thế giới phẳng như ngày nay, xu thế co cụm lại thì khẩu hiệu mà TT Trump đưa ra chẳng hay ho gì cho nước Hoa Kỳ. Bằng chứng không có Hoa Kỳ thì các nước như Nhật, Úc…khác vẫn tuyên bố lập TPP theo kiểu khác, điều này tạo cơ hội cho một thế lực kinh tế trổi dậy là Trung Quốc có dịp lấn sâu hơn trên con đường thâu tóm kinh tế thế giới.

Từ một nước Hoa Kỳ với người dân Hoa Kỳ vẫn còn đó truyền thống thực dụng và một Tổng thống Donald Trump chỉ quan tâm đến kinh tế, tiền tệ và lợi nhuận thì việc không nhắc đến lĩnh vực Nhân quyền trong chuyến đi của Thủ tướng Phúc là điều không có gì lạ. Và đây là điều mà giới cầm quyền Việt Nam muốn, rõ đây là một chuyến đi thành công của thủ tướng Phúc như chia sẻ của nhà báo Tạo:

“Đứng về góc độ nhà nước Việt Nam mà nói ông Thủ tướng Phúc tọa đàm với ông Trump, phía Hoa Kỳ không đưa ra vấn đề Nhân quyền thì rõ ràng ở góc độ Hà Nội thì đây là một thành công lớn. Tất nhiên là phía Hoa Kỳ không đề cập thì thôi chứ về phía Việt Nam thì rất ngại khi Trump đưa ra vấn đề nhân quyền Việt Nam. Mặc dù trước chuyến đi này, truyền thông và giới chính khách ở Hoa Kỳ rất hồi hộp về vấn đề nhân quyền đặt ra, liên tiếp đàn áp nhân quyền dữ dội ở Việt Nam trong thời gian gần đây”.

Giới cầm quyền CS Việt Nam tỏ vui vẻ trước việc phía Hoa Kỳ không nhắc đến nhân quyền Việt Nam trong chuyến sang của Thủ tướng Phúc nhưng lại là điều không có lợi cho phong trào đấu tranh dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Bởi. Hoa Kỳ và thế giới dân chủ tiến bộ từ trước giờ ủng hộ rất nhiều đến những cá nhân, tổ chức đấu tranh dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Đặc biệt trước ngày tọa đàm giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Phúc thì Hạ viện Mỹ đã có cuộc điều trần để nói về nhân quyền Việt Nam, họ có nhắc vụ ông Vươn Văn Thả ở An Giang bị bắt, về cái chết của anh Nguyễn Hữu Tấn ở Vĩnh Long, giới đấu tranh nhân quyền Việt Nam cũng kỳ vọng vấn đề nhân quyền Việt Nam được nêu ra nhưng rồi cuối cùng trong thời gian ngắn ngủi để đàm phán, bó hẹp trong vài vấn đề mà không đề cập đến vấn đề nhân quyền Việt Nam, bất lợi cho phong trào đấu tranh nhân quyền Việt Nam từ đây.

TT Trump tiếp thủ tướng VC Nguyễn Xuân Phúc. Photo credit: AP

“Vâng. Chính xác. Khi Donald Trump đắc cử Tổng thống thì tôi cũng đã từng trả lời trước báo đài sẽ là một bước bất lợi, khó khăn cho phong trào đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Tính cách của ông Trump lâu nay ông xem nhẹ vấn đề nhân quyền, đối với ổng chỉ là tiền bạc là chính, một phần khác nữa là xét hai Đảng thay phiên nhau cầm quyền ở Mỹ là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa thì Đảng Cộng hòa không đề cao giá trị nhân quyền bằng Đảng Dân chủ, kỳ này Trump thuộc Đảng Cộng hòa lên nắm quyền nên tôi chẳng có gì bất ngờ về điều này”- Theo lời nhà báo Tạo.

Trở lại, nội dung tọa đàm giữa Tổng thống Trump với Thủ tướng Phúc, giữa Hoa Kỳ và Việt Nam tại Tòa Bạch Ốc, thủ đô Washington DC vào chiều ngày 31/05/2017, hai bên đã có những tuyên bố chung liên quan đến chính trị, ngoại giao, kinh tế, khoa học-công nghệ, giáo dục… trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

Nói riêng về lình vực kinh tế, thương mại trong chuyến sang Hoa Kỳ lần này của Thủ tướng Phúc, phía Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký thỏa thuận thương mại mới với tổng trị giá 15 tỷ USD. Trong hoàn cảnh thâm hụt ngân sách, nợ công ngất ngưỡng thì giới cầm quyền CS Việt Nam đánh giá cho đây là một thành công. Tuy nhiên, nhà văn Phạm Viết Đào tại Hà Nội chỉ đánh giá tính chất thành công ở mức tối thiểu chứ không thể là khá hoặc cao được. Nhà văn Phạm Viết Đào nói với Cali Today:

“Chuyến đi này theo tôi chỉ đạt kết quả tối thiểu chứ không thể nói là khá được. Các hiệp định ký kết, Thủ tướng tuyên bố là mấy tỷ USD, một Thủ tướng sang ký mà chỉ được mấy tỷ USD thì có nghĩa là kinh tế quá thấp.”

Ngoài ra, nhà văn Phạm Viết Đào còn chia sẻ thêm là qua đối thoại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong chuyến đi của Thủ tướng Phúc đã cho thấy trong ứng xử với Việt Nam, Tổng thống Trump dùng hình thức mềm mại, tế nhị theo kiểu Việt Nam, tức là dùng những từ mà Việt Nam gọi là lời nói không mất tiền mua. Còn vấn đề biển Đông theo nhà văn Đào cho thấy hai bên cứ đá đi đá lại, Việt Nam muốn Hoa Kỳ đứng ra cán đáng giúp mình kiềm chế Trung Quốc nhưng ông Trump lại tỏ ra khôn khéo khi đẩy lại phía Việt Nam mà chỉ bảo vệ quyền lợi tự do hàng hải của Hoa Kỳ trên biển Đông. Từ đây, nhà văn Phạm Viết Đào cho đây là chuyến đi mang tính chất xã giao, ngoại giao là chính.

THIÊN HÀ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT