Thursday, March 28, 2024

Thầy giáo T., thầy đã sai rồi

Kiên Giang 

(VNTB) – Thầy giáo T. “thừa nhận tội lỗi của mình”, trường đúng và ông sai. 

Tại sao lại lên án thầy giáo T?

Ông Nguyễn Chí Thuần, Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi (tỉnh Cà Mau) to không? 

Không to lắm.

Ông Trịnh Quốc Khánh – hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Huân có to không?

Không to lắm.

Nhưng xét vị thế xã hội so với thầy T. giáo viên của trường THCS Nguyễn Huân, người bị kiểm điểm vì bán khẩu trang chênh giá… 400 đồng/1 cái thì to. Ông Thuần và ông Khánh là “quan to, chức lớn, hét ra lửa.”

Thầy giáo T “thừa nhận tội lỗi của mình”, trường đúng và ông sai. 

Điều này có khiến “quan lớn” nở mày nở mặt không? Hay nó chỉ cho thấy lề lối làm việc thái quá, chỉ chuộng “sốt sắng” để cấp trên ghi nhận, bỏ qua cái tình và lý trong câu chuyện bán khẩu trang giá 3000 đồng của người giáo viên mẫn cán 20 năm trời.

Dư luận đứng về phía thầy T. Và nhìn về phía các “quan lớn” như là trường hợp điển hình khác của cái thói “nịnh quan trên.”

Không đáng, chuyện nhỏ, nhưng bằng khát khao “lập công, ghi điểm”, các “quan lớn” cấp huyện đã “nhanh nhảu” xử lý cho bằng được.

Câu thừa nhận của thầy T nếu đặt trong bối cảnh của cuộc đấu tố thời kỳ Cách mạng ruộng đất tại miền Bắc chắc chẳng khác gì mấy.

“Thưa cán bộ và toà án nhân dân, tôi sai”.

Thừa nhận của thầy T lột trần cái tôi của một con người bị bẻ gãy bởi cơ chế “xâu xé, đấu đá, ganh ghét, đố kỵ, hạ bệ” lân nhau, vấn nạn – não trạng tồn tại ở các cơ quan nhà nước.

Nhiều người chỉ trích thầy T. hèn, nhiều người khác thấy buồn khi thầy “thành khẩn nhận tội” như một tên tội phạm thực sự. Nhưng thầy suy cho cùng là nạn nhân của một hệ thống giáo dục bợ đỡ, chuộng nịnh nọt và khéo đâm nhau là chính.

Cách đây không lâu một giáo viên đã quỳ lạy để xin việc.

Cách đây không lâu một giáo viên đã bị đày đi công tác vùng xa vùng khó khăn vì đăng bài trên Facebook phê phán chương trình sách giáo khoa mới.

Cách đây không lâu một giáo viên…

Nền giáo dục liệu có đào tạo ra những chủ nhân tương lai có nhân phẩm và tự do nếu như vẫn bị sự ươn hèn áp chế liên tục, lâu dài. Khi những “thầy cô giáo nhân dân” đã cong người lại để tiếp tục bảo tồn công việc của mình. Khi sự “trù dập” vẫn thắng thế trong ngọn nguồn của nền giáo dục cách mạng?

Nhưng suy cho cùng, chúng ta không thể lên án liên tục đối với thầy T, phê phán thầy là hèn, bởi thầy cũng chỉ là sản phẩm của chính nền giáo dục 20 năm qua. Thầy có thể tiếp tục công việc bằng thoả hiệp theo đúng quy trình của mình cho đến khi, tiếng nói phản biện trong giáo dục trở nên mạnh mẽ hơn. Và khai dân trí từ trong giáo dục, chấn dân khí trong cơ quan nhà nước là một chặng đường dài.

Cà Mau, tỉnh cuối cùng ở bản đồ Việt Nam là nơi từng vùi dập cô nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, người mà về sau thực tiễn đã minh chứng cho tài năng viết văn của chính cô. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img