Friday, March 29, 2024

Quảng Ninh: Mười mấy năm ngậm ngùi kêu oan, dù bị trả thù nhưng vẫn kiên trì

Vietnam – cali Today news – Đó là hoàn cảnh của chị Đỗ Thị Hương (SN 02/03/1966. Cư ngụ: xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) mà Cali Today muốn nhắc đến. Cảnh sống gia đình màn trời chiếu đất, nhà cửa xây lên bị đập phá, chị Hương đi vượt biên xin tỵ nạn rồi bị trả về và hiện tại đang đối diện nguy cơ bị cưỡng chế đất…

Đất gia đình mua 10ha, nhà cầm quyền làm sổ còn 5ha…?

Chị Đỗ Thị Hương cho Cali Today biết là trước năm 1978, gia đình chị cùng với 103 hộ dân khác theo tiếng kêu gọi của nhà cầm quyền đi xây dựng vùng kinh tế mới tại các xã ở huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh. Gia đình chị Hương được giải quyết cho mua thanh lý nhà của người Hoa rồi sau đó xã và huyện thành lập tổ công tác bán cho gia đình chị với giá 1.433 đồng/ 3ha, có vườn cây ăn quả, mái ngói ba gian, công trình phụ đầy đủ, không giáp ranh liền kề với bất cứ nhà nào hết. Năm 1980, gia đình chị Hương trả cho nhà cầm quyền địa phương 700 đồng. Năm 1982, vì hoàn cảnh nghèo khổ, ăn củ khoai củ sắn không có tiền nên gia đình chị Hương phải tháo ngói để bán kiếm tiền trả nợ. Cuộc sống khó khăn, đất nước thời chiến nên bố chị Hương ngã bệnh.

Năm 1983, Gia đình chị Hương ắt nhau đi lang thang. Cho đến năm 1984 thì gia đình chị quyết định ở nhờ một túp lều trước cửa công an đồn Cao Thắng, thị xã Hòn Gia (tức là tỉnh Quảng Ninh bây giờ), gia đình chị bỏ công tôn tạo được 100m2 đất, xây được nhà 02 gian. Cứ tưởng cuộc sống gia đình từ nay tuy nghèo khổ mà được yên ổn là trên hết nhưng không may vào ngày 07/01/1986, con trai ông Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh lúc bấy giờ tên Phan Ban (Bang) đã huy động người tới đập phá nhà cửa và vơ vét hết tài sản gia đình chị Hương, đồ đạc thì chở về phường.

“Gia đình tôi rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Bố tôi đi Hà Nội kiện thì gặp ông Phạm Văn Đồng và ông Tôn Đức Thắng đã chỉ đạo cho Bộ Nội vụ xuống tỉnh Quảng Ninh xem xét, không cướp đất được gia đình tôi nhưng chúng nó thuê  người đánh bố tôi mất trí.”- Lời chia sẻ của chị Hương.

Trước hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên một vài thành viên của gia đình trong đó có chị Hương đã mua thuyền đi vượt biên, trèo thuyền từ tháng 04/1988 đến tháng 07/1988 thì đến trại tập trung ở Hong Kong. Khoảng 10 ngày sau mọi người gặp được nhân viên Cao Ủy Liên Hiệp Quốc, xin tỵ nạn ở Hong Kong và chị Hương ở được 12 năm.

Đỗ Thị Hương bên những giấy tờ đơn thư tố cáo (ảnh Văn Hùng- báo Gia đình Việt Nam)

Ngày 07/04/1993, chị Hương bị ép về nước trên một chuyến bay gồm 58 người. Nhà cầm quyền thấy chị Hương không có chổ ở nên đã ghép chị Hương vào gia đình người chị, khoảng 01 tháng sau Nhà cầm quyền có cấp cho gia đình chị khoảng 300USD (tiền giúp đỡ kế sinh nhai cho những người hồi hương) đổi ra tiền Việt được khoảng 3,7 triệu đồng. Trước khi nhận số tiền này, chị Hương đi lang thang thuê nhà, ra Vân Đồn mua một căn nhà và một diện tích đầm trị giá 05 triệu đồng, đây là tài sản thanh lý của Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Cái Rồng thuộc tài sản cố định của xí nghiệp nuôi trồng thủy sản xuất khẩu Hà Nội, có giấy tờ và đóng thuế đầy đủ. Không có đủ tiền, chị Hương phải đi vay mượn đủ cách để mua nhà đón bố mẹ về ở. Do có mua diện tích đất ở và đất đầm riêng biệt nên năm 2001, gia đình chị Hương cho thuê người đào đắp một phần đầm bị vỡ. Năm 2002 Ủy ban huyện Vân Đồn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ví trí đầm của gia đình, thời điểm này chị Hương đã lập gia đình riêng nên đây là tài sản chung giữa chị và người chồng với khoảng 10ha. Chị Hương đối chiếu diện tích đất mà huyện cấp giấy với diện tích thực gia đình đã mua thấy thiếu gần 5ha nên chị Hương khiếu kiện.

Chị Hương tố cáo chính cán bộ Địa chính xã Hạ Long là ông Lê Quốc Ngữ đã cướp đất đầm gia đình chị. Chị Hương nói:

“Năm 2002. Cán bộ địa chính xã Hạ Long tên Ngữ cướp 5ha đất đầm của gia đình tôi. Đến 2008, ông Ngữ nhận được tiền giải phóng mặt bằng là 800 triệu đồng và đến bây giờ tiếp tục lĩnh đợt tiền thứ hai.”

Địa chính xã cướp hết 5ha, còn 5ha thì để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng xây dựng dự án nên nhà cầm quyền ngã giá đền bù rẻ mạc.

“Dự án không có quyết định thu hồi đất, chủ đầu tư cũng không thỏa thuận với dân. Dự án xây dựng sân gold, khách sạn năm sao, khu vui chơi giải trí, nhà dưỡng lão nhưng chủ đầu tư không gặp dân, chỉ có xã, huyện và tỉnh xuống gặp dân ra giá ép dân mua giá rẻ trong khi giá thị trường từ 10-50 triệu/m2 nhưng chỉ trả cho dân chúng tôi 800.000đ/m2 đất xây dựng, còn lại đất không xây dựng thì 400.000đ/m2 và đất vườn tượt còn lại thì 39.000đ/m2, đất ao thì 40.000đ/m2 như đất đầm nhà tôi nước mặn chỉ được 20.000đ/m2.”- Chia sẻ của chị Hương.

Gia đình chị Hương bất mãn không chấp nhận giao đất. Nhà cầm quyền các cấp ở Quảng Ninh bất chấp việc khiếu kiện của gia đình chị Hương đã dùng đến hành động kê biên tài sản, cưỡng chế.

“Một nhóm người trả tiền rẻ cho dân để chiếm đoạt đất của dân đặng bán cho người khác. Gia đình chúng tôi không đồng ý. Ngày 12/12/2016 thì họ ra quyết định cưỡng chế nhưng phải đến ngày 27/10/2017, vợ chồng cả gia đình chúng tôi đi vắng hết thì họ đầy đủ ban ngành từ thôn, xã, huyện kể cả tỉnh cỡ khoảng hơn 100 người kéo tới vay kín nhà tôi. Tôi hỏi họ đến nhà tôi làm gì thì họ nói đến cưỡng chế. Tôi nói họ cưỡng chế thì phải có ngày giờ đàng hoàng, trước khi cưỡng chế thì bảo ông địa chính trả lại 5ha đất đầm cho gia đình tôi thì các ông mới được phép kiểm đếm. Còn nữa, dự án phải thoả thuận với dân, giá đất thị trường cao như thế từ 10 đến 50 triệu đồng/m2 trong khi các ông trả cho chúng tôi từ 20.000đ đến 39.000đ/m2 làm sao chúng tôi chịu được. Họ hô nhau phá khóa cửa nhà tôi, cử 6 đến 7 tốp kiểm đếm tài sản nhà tôi rồi họ đi về cho đến nay vẫn chưa đưa cho tôi kết quả gì cả.”

Hiện tại, nhà cầm quyền các cấp ở Quảng Ninh chưa cưỡng chế lấy nốt 5h đất của gia đình chị Hương theo cái gọi là giải phóng mặt bằng.

“Đây là cướp đất của dân để trả giá rẻ cho dân chứ không phải dự án đường, trường, trạm, quốc phòng. Nếu như là dự án đường, trường, trạm, quốc phòng thì cũng không có giá từ 20.000-39.000đ/m2. Một giá khác chứ không phải giá ấy, chẳng qua các ông cậy thế cậy quyền, dân đen thấp cổ bé họng hiểu biết chưa kỹ nên các ổng đè ra cướp của dân”

Việc chị Hương kiên trì, bất chấp gian khổ để đi khiếu kiện cùng với nhiều hộ dân khác cũng tại xã Hạ Long, huyện Vân Đồn đã khiến nhiều quan chức nhận  bản án tù. Chị Hương cho biết:

“Tôi đi khiếu kiện bộ máy chính quyền xã Hạ Long thì cả bộ máy đi tù tổng thẩy 11 tên từ Bí thư xã, Chủ tịch xã, Địa chính xã …tổng thẩy là 47,6 năm tù giam và án cao nhất là 09 năm. Tôi thấy tất cả đi tù khoảng ít năm là ra, ra rồi trả thù người tố cáo. Có kẻ lập hồ sơ giả để đưa tôi vào tù như vậy là trả thù người tố cáo chứ không phải bảo vệ người tố cáo. Tôi bị oan và kêu oan. Tính mạng tôi ngàn cân treo sợi tóc.”

Mới đây, Chủ tịch Ủy ban xã Hạ Long là bà Lương Thị Anh cho biết đối với trường hợp đất đai của gia đình chị Hương, đơn thư của gia đình được nhà cầm quyền các cấp thụ lý.

Hành trình khiếu kiện, kêu oan của chị Hương còn thêm một vụ việc cưỡng chế tài sản khác mà Cali Today sẽ tiếp tục thông tin lên công luận để công luận được biết. Hành trình này, chị Hương đã phải hai lần bị giam tù trong đó có một lần suýt chết do sức khỏe quá yếu./.

 

QUÊ HƯƠNG

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img