Friday, March 29, 2024

Hai sự kiện trong tuần: Innova nóng và Nghị định an ninh mạng lạnh

Ánh Liên 


Có hai sự kiện xuất hiện trong tuần vừa qua, nhưng tác động sự kiện đối với dư luận lại hoàn toàn khác nhau…
 
Innova nóng quá mức?

Câu chuyện về một chiếc xe Innova với tài xế nồng nặc mùi rượu, chở quá số người và chạy lùi trên đường cao tốc. Xe này sau đó va chạm với xe conterner, kết quả, tài xế conterner lãnh án 6 năm tù, và phải bồi thường dân sự gần 500 triệu đồng. Tạm bỏ qua các tình tiết liên quan đến bà Thẩm phánTAND Thái Nguyên xử dụng bằng giả, thì bản án này một lần nữa cho thấy nhiều vấn đề trong nền tư pháp (xét xử) của Việt Nam, cũng như một khía cạnh nào đó của hành pháp.
 
Sự phản ứng quá mạnh từ phía công luận đã cho thấy, mọi người không đồng tình với việc 1 người theo kết luận là ‘hoàn toàn chấp hành tốt các quy định của Luật giao thông đường bộ, không đi quá tốc độ, không chạy sai làn, không vi phạm tải trọng, không sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông’ lại bị án tới 6 năm tù (mặc dù mức án này là thấp trong khung hình phạt). Nhưng tại sao phải chịu một tội trạng mà bản thân anh ta không hề cố ý hay vô ý gây ra? Nếu cách khác, có sự thiếu công bằng, và hủy hoại về niềm tin luật pháp trong nhân dân ở đây.
 
Thứ hai, trong một ghi chú tại phiên tòa, tính chất phiên tòa tưởng chừng như kín khi mà theo Facebooker Trần Quân, điện thoại bị cấm 100% dưới sự giám sát của công an – mặc dù nội quy không cấm, loa và mic rất khó nghe; nhà báo (kể cả truyền hình Quốc Hội) đều bị đuổi ra khỏi phiên tòa.
Người đứng xem phiên tòa khi bức xúc về cách thức phiên tòa và vụ án thì được ‘một anh công an’ buông thong một câu: chuyện bình thường.
 

Và các câu hỏi nghiệp vụ như sao không đánh lái, sao không phanh, khoảng cách bao nhiêu được hỏi đi hỏi lại hàng chục lần.

 
Tiếp đó, trong một bản kết luận điều trang dài 6 trang được tuồn ra ngoài (theo cách nào đó) và được nhà báo Trương Châu Hữu Danh đăng tải trên Facebook cá nhân cho thấy những điểm mà anh cho rằng nó có mâu thuẫn, cụ thể ngày kết luận điều tra ký trong biên bản là 14.06, trong khi vụ án xảy ra 19.11; khối thép hơn 40 tấn đang lao với vận tốc 62km dừng lại bằng 0km/h trong thời gian… 0 giây (vậy các vệt bánh xe ở đâu ra?). Những điểm này được đánh giá là ‘cẩu thả’, và như nhà báo Hữu Danh nhận định trên Facebooker cá nhân thì, nó khiến anh chưa đủ niềm tin là ‘các anh đã làm đầy đủ, toàn diện’ nhằm kết tội 1 người.
 
Cả ba yếu tố trên đã biến bản án 6 năm dành cho tài xé conterner trở nên mồi lửa gây căm phẫn, không chỉ đối với cánh tài xế, mà cả đối với những người theo dõi vụ án/ sự kiện này. Và như Facebooker Lê Hoài Anh thì, xử người không có tội thành có tội là thể hiện rõ sự yếu kém của tư pháp nước ta.
 
Cũng có lẽ vì vậy, mà báo Lao Động đã phản ứng rất dữ dội bằng một bài viết với tiêu đề nhấn mạnh: Đó không phải là công lý mà người dân muốn thấy. Nhưng thực ra, nền tư pháp và công lý Việt Nam nó xa xỉ, không phải chỉ dừng ở một vụ án này, mà dễ thấy nhất là ở các vụ án liên quan đến chính trị. May mắn cho anh Hoàng là anh không nằm trong vụ án đó, và báo chí lẫn người dân biết đến và phản ứng giúp anh trên cơ sở muốn tìm công lý và cân bằng luật pháp.

Nhưng người viết cảm nhận rằng, sự kiện này đang được đẩy lên nóng quá mức?

 
Và dự thảo Nghị định an ninh mạng… lạnh
 
Sự kiện Innova đã che kín trên các mặt báo và mạng xã hội, có vẻ bằng cách nào đó, dư luận bị đốt nóng lên mức tối đa để tập trung hết về sự kiện này.
 
Không ai để ý một số sự kiện nổi bật bị chìm trong luồng thông tin, nó có tác động rất lớn đến đời sống của chính mỗi một người dân trong tương lai.
 
Dự thảo nghị định Luật An ninh mạng, một dự thảo mà nếu không chú tâm phân tích và góp ý, thì đồng nghĩa, người dân sẽ phải chấp nhận toàn bộ nội dung ‘Phù hợp thông lệ quốc tế, quy định trong nước’ như cách mà thiếu tướng Công an Lương Tam Quang bày tỏ. Trong dự thảo Nghị định này, đã yêu cầu các công ty công nghệ lưu trữ dữ liệu trong nước, xóa ‘nội dung độc hại’ khỏi các trang web và lưu giữ (ít nhất 36 tháng) cũng như trao thông tin người dùng nếu được yêu cầu. Cũng như quy định, bất kỳ quốc gia nào vi phạm đều có thể bị cấm cung cấp dịch vụ của mình – từ hệ thống thanh toán trực tuyến đến mạng xã hội – tại Việt Nam. Chỉ cần đọc qua nội dung Nghị định cũng hiểu rằng, những cảnh báo trước đó của giới trí thức và giới chuyên gia CNTT về một Luật ‘giúp kéo lùi’ sự phát triển tại Việt Nam đã bị bỏ qua và tiếp tục thi hành nhằm ‘bảo vệ chế độ’. Nó không khác gì một cách bắt chước các công cụ kiểm soát và đàn áp của Trung Quốc, bất chấp những lời chỉ trích gay gắt từ Mỹ, EU và những người ủng hộ tự do Internet.
 
Một thông tin liên quan đến việc, Chính phủ Việt Nam thừa nhận đã thiết lập một đơn vị giám sát web có thể quét tới 100 triệu một ngày để tìm ra ‘thông tin sai lệc’. Một vài ngày sau, giới quan chức lại cho biết 3.000 trang web có ‘nội dung không phù hợp’ đã bị chặn.
 
Một thông tin phía nam, liên quan đến Thủ Thiêm, thành phố HCM đã tổ chức kiểm điểm tập thể UBND Tp.HCM các thời kỳ. Nhưng quan trọng là, thành phố này đang rà soát 64 dự án trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm chỉ rõ sai phạm cá nhân cụ thể, thực hiện kiểm điểm. Và đặc biệt, những dự án nào không triển khai được thì thu hồi, triển khai dở dang thì buộc thực hiện nghĩa cụ tài chính bổ sung. Nói nôm na, dù hứa hẹn là không để người dân thiệt thòi, nhưng với phương hướng giải quyết như thế này, không khác gì việc hợp thức hóa những sai phạm mà tập thể UBND Tp. HCM các thời kỳ đã gây ra (?).

Kết

 
Những sự kiện quan trọng đặc biệt (Thủ Thiêm, Nghị định hướng dẫn luật an ninh mạng) chìm trong sự kiện Innova. Giới Facebooker than thở và nhiệt huyết quá mức, theo dõi sát sâu ‘tông xe’, trong khi những thứ liên quan đến vận mệnh tương lai của mình và thế hệ tương lai thì thờ ơ, và bỏ lỡ.
 
Nhiều lúc, phải thừa nhận rằng, không phải ban tuyên giáo ĐCSVN giỏi, mà vì người dân Việt rất ngây thơ và dễ dàng bị ‘chăn dắt’.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img