Thursday, March 28, 2024

Dư luận Việt Nam lo ngại đối với 2 lô vắc xin COVID-19 được gia tăng hạn sử dụng  

 Trước những trường hợp trẻ em tử vong sau khi tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 và Cơ quan chức năng của Bộ Y tế CSVN đồng ý cho tăng thêm 3 tháng thời hạn sử dụng đối với 02 lô vắc xin Pfizer đã hết hạn sử dụng khiến dư luận Việt Nam đầy lo ngại…

Tính đến hiện tại, có ít nhất 3 trường hợp là trẻ em nằm trong độ tuổi từ 12-17 đã tử vong sau khi tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 tại Việt Nam (Bình Phước, Bắc Giang và Hà Nội).

Thông tin này khiến không ít bậc phụ huynh có con em nằm trong độ tuổi nêu trên lo ngại khi đưa đến điểm tiêm chủng để thực hiện việc tiêm chủng ngừa COVID-19. Đã vậy, trong hai ngày 29- 30/11/2021, tại một số điểm tiêm chủng ở Hà Nội bị phát hiện khi dùng những liều vắc xin nằm trong 2 lô vắc xin số 124001 và 123002 của hãng Pfizer đã hết hạn sử dụng chích ngừa cho các cháu bé khiến dư luận phản ứng gay gắt.

Trước tình hình đó, các ban ngành Y tế ở Hà Nội mới trình ra văn bản số: 12926/QLD-KD Cục Quảng lý Dược-Bộ Y tế CSVN gửi Công ty TNHH Pfizer (Việt Nam) về việc tăng hạn dùng của Vắc xin Comirnaty (Pfizer) được Phó Cục trưởng Lê Việt Dũng ký vào ngày 22/10/2021. Theo đó, Cục Quản lý Dược đồng ý tăng hạn sử dụng từ 6 tháng lên 9 tháng (tăng 3 tháng) đối với hai lô vắc xin số 124001 và 123002 của Comirnaty (Pfizer) có hạn sử dụng tại giấy chứng nhận xuất xưởng là ngày 30/11/2021 và được tăng hạn đến ngày 28/2/2022. Nội dung cụ thể của công văn như sau:

“…

Kính gửi: Công ty TNHH Pfzier (Việt Nam)

Cục Quản lý Dược nhận được các Văn bản số PFZ/1791-2110/REG ngày 06/10/2021 của Công ty TNHH Pfizer (Việt Nam) về việc đề nghị tăng hạn dùng của vắc xin Comirnaty từ 06 tháng lên 09 tháng ở điều kiện bảo quản -90 độ C đến -60 độ C.

Căn cứ kết luận của Hội đồng tư vấn cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc ngày 30/9/2021.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Cục Quản lý Dược có ý kiến như sau:

1/ Đồng ý về việc tăng hạn dùng ở điều kiện bảo quản -90 độ C đến -60 độ C của vắc xin Comirnaty (đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại Quyết định số 2908/QD-BYT ngày 12/6/2021, cụ thể:

-Hạn dùng cũ: 06 tháng.

-Hạn dùng thay đổi: 09 tháng.

Công ty TNHH Pfizer (Việt Nam) phải chịu trách nhiệm về chất lượng đối với vắc xin lưu hành trên thị trường và có trách nhiệm thông báo sự thay đổi này đến các đơn vị có liên quan.

2/ Đề nghị Công ty TNHH Pfizer (Việt Nam) tiếp tục cập nhật, cung cấp các kết quả nghiên cứu tính ổn định còn thiếu của ít nhất 3 lô tại các cơ sở sản xuất vắc xin Comirnaty khác (đề cập trong bảng 3.2.P.8.1-1; 3.2.P.8.3-1 tại hồ sơ kèm theo Văn bản số PFZ/1780-2109/REG đề ngày 20/9/2021) trong vòng 30 ngày kể từ khi có kết quả nghiên cứu tính ổn định đến 9 tháng.

3/ Trong vòng 06 tháng kể từ ngày ký công văn này, Công ty TNHH Pfizer (Việt Nam) được áp dụng hạn dùng mới 09 tháng đối với các lô vắc xin sẽ được nhập khẩu vào Việt Nam với hạn dùng 06 tháng in trên nhãn (tăng 03 tháng hạn dùng so với hạn dùng in trên nhãn).

Cục Quản lý Dược thông báo để Công ty TNHH Pfizer (Việt Nam) biết và thực hiện

KT.CỤC TRƯỞNG

PHÓ CỤC TRƯỞNG

Lê Việt Dũng

Tiếp theo Công văn này là Công văn có đóng dấu “Hỏa Tốc” số: 2758/VSDTTƯ-TCQG thuộc Bộ Y tế CSVN về việc hạn sử dụng vắc xin Pfizer nhập khẩu lô 124001 và 123002 do Viện trưởng Đặng Đức Anh ký ngày 29/11/2021 gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh/thành phố thông báo việc tăng hạn dùng đối với hai lô vắc xin này.

Trước động thái như trấn an dư luận của Cơ quan chức năng ngành Y tế ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung nhưng vẫn chưa khiến cho dư luận Việt Nam khắp nơi hết lo ngại.

-Tại sao Việt Nam nhận viện trợ vắc xin COVID-19 của nhiều quốc gia trên thế giới lại lãng phí khi để gần 3 triệu liều hết hạn sử dụng? Tổ chức, cá nhân nào chịu trách nhiệm cho sự lãng phí này? Đề nghị Thủ tướng Chính phủ làm rõ.

– Vắc xin đã hết hạn sử dụng thì bỏ chứ tại sao lại tăng thời hạn để tiến hành tiêm chủng cho trẻ em? Các cơ sở Y tế tỉnh/thành Việt Nam liệu có đáp ứng được điều kiện bảo quản vắc xin từ -90 độ C đến -60 độ C hay không? Cơ quan nào kiểm tra, giám sát việc bảo quản này? Trẻ em nói riêng và người dân nói chung không phải là chuột bạch để Y tế Việt Nam đem ra tiêm chích vắc xin thế nào thì chích.

– Ngoài ra dư luận đặt câu hỏi về chất lượng hiệu quả đối với 2 lô vắc xin được gia tăng thời hạn sử dụng. Thời gian qua, ngành Y tế Việt Nam có quá nhiều vụ bê bối bị phanh phui khiến dư luận suy giảm niềm tin về y đức và minh bạch của ngành.

Trước sự lo ngại của dư luận, đặc biệt là của chính bậc phụ huynh có con em từ độ tuổi 12-17 đang tiến hành việc tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 nên vào sáng ngày 1/12/2021, Sở Y tế Hà Nội tạm dừng việc tiêm chủng và xin ý kiến chuyên môn của Bộ Y tế về hai lô vắc xin số 124001 và 123002 của Pfizer. Tuy nhiên, Sở Y tế Hà Nội cũng khẳng định là Hà Nội không dừng việc tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho học sinh. Lý do đưa ra là, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, việc đẩy mạnh tiêm vắc xin, tăng độ bao phủ vắc xin để tạo miễn dịch cộng đồng là vô cùng quan trọng, các bậc phụ huynh không nên trì hoãn việc tiêm chủng.

Dẫn nguồn số liệu của Sở Y tế Hà Nội, truyền thông của Nhà nước CSVN cho biết tính đến 18h ngày 30/11, ở Hà Nội có 30 quận, huyện, thị xã đã tiêm được 283.250 mũi/307.799 cho trẻ từ 15-17 tuổi (đạt 92,02%) và tiêm được 143.103 mũi/394.045 cho trẻ từ 12-14 tuổi (đạt 36,31%).

Còn hai lô vắc xin 124001 và 123002 gồm hơn 2,9 triệu liều vừa được nhập về Việt Nam ngày 21/11, dự kiến dành tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi./.

 

THIÊN HÀ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img