Thursday, March 28, 2024

Đồng Tâm có sai không?

Nguyễn Thị Sơn
(VNTB) – Đã có 4 người chết oan rồi. Đừng gây thêm nghiệp chướng nữa. Cứu được 2 mạng người tử hình là xây thêm nhiều chùa tháp đấy.

Đúng và sai. Tài sản công, tài sản tư
Đã một thời chỉ có 2 thành phần kinh tế được ưu tiên là quốc doanh và tập thể (hợp tác xã). Hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp được giao đất để trồng trọt, canh tác, sản xuất và kinh doanh lâu dài.

Hiến pháp, và Luật Doanh nghiệp ghi rõ: Nhà nước không quốc hữu hóa tài sản, đất đai của doanh nghiệp. Nếu vì mục đích quốc phòng, hay mục đích công ích xã hội, hoặc vì mục đích phát triển kinh tế theo quy hoạch đô thị hóa, mà phải giải tỏa, thu hồi đất của doanh nghiệp thì phải đền bù thỏa đáng, nhanh chóng và công bằng, hợp lý theo giá thỏa thuận của khu vực.

Đau lòng quá, mất 6 mạng người trong thời bình, mà đáng lẽ họ phải được có cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi đã định thôi không suy nghĩ nữa, nhưng tôi lại muốn viết cho rõ sự tình, ai đúng, ai sai, đúng chỗ nào, sai chỗ nào.

Mà viết bây giờ ai xem? Tôi nghĩ sẽ còn nhiều người, nhiều doanh nghiệp quan tâm để rút ra cho mình một bài học về quyền lợi và nghĩa vụ của những người có lợi ích liên quan đến tài sản đất đai của doanh nghiệp.

* Câu hỏi 1: Đồng tiền do ai làm ra?

Trả lời: Nhà nước in tiền, quản lý tiền.

Hỏi: Vậy tiền là tài sản công hay tư?

Nhiều người trả lời “đồng tiền” do Nhà nước in thì nó mang thuộc tính “Công”.

Câu trả lời đúng: thực chất “đồng tiền” thuộc tài sản “Tư”, vì Nhà nước có quyền in tiền (theo luật định), có quyền quản lý (ngân khố quốc gia), có quyền phát hành đồng tiền ra công chúng, để chi tiêu chính phủ, trả lương cho công chức nhà nước. Đồng tiền đó được lưu hành trên thị trường, lưu hành trong dân chúng để mua bán, trao đổi. Vậy đồng tiền đó là thuộc sở hữu tư nhân, không phải là sở hữu nhà nước. Đồng tiền mang thuộc tính “Tư”.

* Câu hỏi 2: Đất Quốc phòng là đất “Công” hay “Tư”?

Trả lời: Đã gọi là “Đất của Quốc phòng”, thuộc Bộ Quốc phòng, thuộc Nhà nước thì là đất “Công” rồi. Hỏi ngớ ngẩn.

Hỏi: Vậy Bộ Quốc phòng có chính sách hậu phương quân đội, cấp nhà cho gia đình chiến sĩ như dọc đường Ba Tháng Hai (Sài Gòn) chẳng hạn. Nhà đó được quyền chuyển nhượng, thừa kế,… Nhiều miếng đất được làm dự án chung cư cao cấp bán cho dân. Vậy tài sản đó có đặc tính là “Công” hay “Tư”?.

Trả lời: Nhà đất mà được chuyển nhượng, thừa kế thì thuộc “Sở hữu Tư” rồi.

* Câu hỏi 3: Viettel là Tập đoàn Viễn Thông của Quân đội. Sản phẩm dịch vụ viễn thông của Viettel là “Công” hay “Tư”?

Trả lời: Sản phẩm nào phục vụ cho Quốc phòng có quy chế đặc thù của Quốc phòng. Sản phẩm nào tham gia buôn bán trên thị trường thì sản phẩm đó phải có đặc tính cạnh tranh “Tư nhân” rồi.

Kết luận: Viettel là tập đoàn kinh doanh trên thị trường. Vậy sao khi cần phát triển mở rộng kinh doanh ở khu vực Đồng Tâm lại không thương lượng, thỏa thuận nhỉ?. Nửa đêm đưa lực lượng công an bố ráp nhà dân làm gì? Rõ khổ, làm chết oan nhiều người.
Đồng Tâm có sai không?
Phần trên của bài viết có đề cập về Hiến pháp, và Luật Doanh nghiệp đã khẳng định Nhà nước không quốc hữu hóa tài sản của các doanh nghiệp tư nhân. Phần trên của bài viết cũng đã minh định các quyền giữa “công” và “tư” mà mọi người hay nhầm lẫn.

Trong thực tế về quy hoạch, phát triển đô thị, phát triển kinh tế rất cần sự chung sức của toàn xã hội. Muốn mở rộng đường xá thì phải giải tỏa nhà dân, giải tỏa các cửa hàng đang kinh doanh mặt tiền đường, thậm chí giải tỏa cả chùa chiền, nhà thờ, trường học, khách sạn, v.v.. Như thế là đụng đến quyền lợi của người dân.

Người dân có người chấp hành chính sách của nhà nước, cảm thấy vui vì khu phố được chỉnh trang đẹp hơn. Nhưng cũng có người dân cò kè giá cả đền bù, đôi khi không chấp nhận di dời vì công việc kinh doanh lâu đời tại địa điểm kinh doanh cố hữu của gia đình. Đôi khi vì vấn đề tâm linh, không ai dám đập nhà thờ, chùa chiền. Nhìn chung việc giải tỏa, chỉnh trang đô thị của nhà nước không dễ dàng.

Nói về nguồn gốc đất của các hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp thì rất đa dạng. Có hợp tác xã do xã viên góp vốn bằng ruộng vườn, ao chuồng, nhà cửa. Trải qua nhiều thời gian, có thừa kế, có chuyển nhượng. Tài sản hình thành trên đất là sự nghiệp bao đời của các xã viên. Kể từ khi có chính sách đổi mới, giao thương quốc tế mở rộng, con cá, con tôm xuất khẩu, hạt gạo hạt điều xuất khẩu, chè, cà phê xuất khẩu, mây tre lá, lục bình cũng làm ra giỏ nón xuất khẩu… nguồn lợi làm giàu của người công dân, của xã viên từ đó mà ra.

Vấn đề khác. Quy hoạch mở rộng thủ đô, thành phố, người dân chưa kịp vui thì đã cảm thấy mất quyền lợi vì bị thu hồi đất làm dự án sân gôn, sân bay, dự án nhà ở cao tầng, thậm chí có dự án phân lô bán nền mà giá đền bù thì không được thương lượng sòng phẳng hợp lý thì họ phản ứng.

Người dân Đồng Tâm phản ứng là có lý do. Đáng lẽ chủ dự án phải đến thương lượng với người dân, thì họ chỉ thấy toàn lực lượng vũ trang (không biết là công an hay quân đội) đến cưỡng chế, thậm chí đánh gẫy chân một cụ già là trưởng tộc của làng.

Ở đây cái sai của người dân Đồng Tâm là quá căng thẳng, bức bách vì sự mất quyền lợi, cộng với sự thiếu hiểu biết luật pháp của người nông dân nên đã có thái độ thách đố chính quyền. Và họ không phải là thành phần am hiểu chính trị để cấu kết với thành phần nào cả. Tuy họ có tỏ ra thách đố, nhưng họ vẫn ở nhà họ, và phản ứng chống đối lực lượng vũ trang đột nhập nhà họ, chứ họ có chủ động tấn công ở đồn công an đâu, hoặc tại khu vực bảo vệ của quốc phòng đâu?.

Đã có 4 người chết oan rồi. Đừng gây thêm nghiệp chướng nữa. Cứu được 2 mạng người tử hình là xây thêm nhiều chùa tháp đấy.
Đọc thêm
VNTB – Quyết định hành chính cao hơn luật?
Nguyễn Nam

(VNTB) – Dĩ nhiên câu trả lời là quyết định hành chính không thể nào cao hơn luật cho được. Tuy nhiên trong trường hợp cụ thể tiếp sau đây, thì luật đã xếp thứ yếu so với “kim khẩu” của ngài thủ tướng.

Ngày 14/9, Văn phòng Chính phủ cho biết vừa có Thông báo số 326/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 sáng ngày 11/9. Theo đó, “khẩu dụ” tại cuộc họp hôm sáng 11/9 của ngài Thủ tướng đã được “hành chính hóa” bằng Thông báo số 326/TB-VPCP:

“Không yêu cầu xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với người đến từ địa phương đã hết dịch trong cộng đồng; chỉ xét nghiệm đối với người có biểu hiện ho, sốt. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, bãi bỏ ngay các quy định không phù hợp”.

Thể loại văn bản có tên “Thông báo số XXX/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ…”, không nằm trong quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Nếu quản lý răm rắp bằng pháp luật một cách đồng bộ, thì cho đến nay, các tỉnh thành như Đà Nẵng, Hải Dương vẫn chưa phải là các địa phương đã hết dịch, chưa được công bố hết dịch.

Cụ thể, tại Quyết định 07/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm”:

“Điều 1. Bổ sung phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2016

Bổ sung thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới đối với bệnh Covid-19 (trước đây gọi là bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra) tại Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2016”.

Theo đó, thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới là 28 ngày, với thời gian được tính từ ngày trường hợp mắc bệnh gần nhất được cách ly tại cơ sở y tế.

Như vậy, cả Đà Nẵng, Hải Dương đều chưa qua hạn 28 ngày không có bệnh nhân mới mắc Covid-19. Và Quảng Nam kể từ ngày 15/9 mới xong 28 ngày, và lại có đến 2 ca tái nhiễm Covid được công bố hôm 13/9.

Tuy nhiên vì là “khẩu dụ” nên chiều 14/9, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 Thừa Thiên – Huế thông báo, từ ngày 15/9, tỉnh này sẽ dỡ bỏ hạn chế đối với người từ Quảng Nam đến Huế. Tương tự, từ 0 giờ ngày 16/9, công dân đi từ Đà Nẵng vào Thừa Thiên – Huế chỉ cần đăng ký tại trang web tuongtac.thuathienhue.gov.vn/khaibao để được phê duyệt, và tự chịu trách nhiệm về thông tin đăng ký, không cần xét nghiệm PCR và không bị cách ly bắt buộc.

Chính quyền TP.HCM cũng có quyết định tương tự, mặc dù trước đó đã chuẩn bị toàn bộ cơ sở hạ tầng y tế để xét nghiệm 100% những người từ vùng dịch Đà Nẵng vào Sài Gòn.

Động thái tương tự, chiều 15/9, UBND tỉnh Bình Định cũng có công văn gỡ bỏ một số nội dung giãn cách xã hội trong phòng chống dịch Covid-19 nhằm tiếp tục đảm bảo thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế – xã hội theo yêu cầu của Thông báo số 326/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 sáng ngày 11/9.

Các hoạt động này được thực hiện từ 0 giờ ngày 16/9. UBND tỉnh Bình Định cũng cho dừng thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú, nơi làm việc… đối với người đến, về tỉnh Bình Định từ thành phố Đà Nẵng.

Giả dụ sắp tới nếu có các rủi ro xảy ra ở các địa phương liên quan đến người về từ vùng dịch, nếu quy trách nhiệm quản lý, thì liệu có cơ sở pháp lý nào để quy trách nhiệm cho ngài Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img