Thursday, March 28, 2024

Bộ Tài nguyên nhượng bộ, không đổ chất thải xuống biển

Vietnam – Cali Today News – Cuối cùng, dưới sự phản đối của dư luận, Bộ Tài nguyên-Môi trường (TNMT) đã phải nhượng bộ. Khoảng một triệu mét khối chất thải sẽ không được đổ xuống biển Vĩnh Tân. Thay vào đó sẽ được đổ vào khu vực thuộc Cảng tổng hợp Vĩnh Tân.

Nguồn tin do tờ Pháp Luật Thành phố cung cấp, có được từ Bộ TNMT đưa ra. Theo đó, ông Trần Hồng Hà-Bộ trưởng TNMT, ông Nguyễn Ngọc Hai-Chủ tịch tỉnh Bình Thuận cùng các lãnh đạo giữa đôi bên đã có một số văn bản thỏa thuận, thống nhất sẽ không nhấn chìm một triệu mét khối chất thải xuống biển Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận).

Số chất thải nói trên sẽ được đổ vào khu vực Cảng tổng hợp Vĩnh Tân, là khu neo trú tàu thuyền. Cùng với đó, phía Bộ TNMT còn kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ dùng số chất thải nói trên sử dụng vào việc chống sạt lở bờ biển, san lấp biển, chống xâm thực…

Rõ ràng, tin tức này đã khiến cho dư luận hoan hỉ. Nó đến từ việc phản đối không ngừng nghỉ của rất nhiều người trên toàn cả nước, không phải chỉ riêng người dân Bình Thuận. Rất nhiều các chuyên gia, tổ chức môi trường có uy tín đã kịch liệt phản đối việc Bộ TNMT cho phép Nhà máy điện than Vĩnh Tân1 đổ xuống biển một triệu mét khối chất thải. Họ cho rằng, việc làm trên của Bộ TNMT sẽ gây ra một thảm họa môi trường không chỉ cho vùng biển Bình Thuận, còn còn lan sang cả Ninh Thuận.

Trong suốt thời gian dài, rất nhiều đã lên tiếng phản đối. Trên Facebook, một trang Page có tên “Phản đối xả bùn nạo vét xuống biển Bình Thuận” do Tiến sỹ Phan Hữu Trọng Hiền thành lập đã thu hút đến hơn 15 ngàn thành viên với hơn 15 ngàn người theo dõi. Trang Page được lập ra để phản đối việc Bộ TNMT tiếp tay cho chủ đầu tư Trung Cộng hủy hoại môi trường biển Việt Nam.

Tầng đáy ở biển Vĩnh Tân, nơi mà ông Thứ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Linh Ngọc nói “không có gì”. Ảnh: PLO

Trao đổi với báo Cali Today sau khi tin tức Bộ TNMT sẽ không đổ chất thải xuống biển Vĩnh Tân, Tiến sỹ Trọng Hiền cho biết:

“Cảm giác lúc đầu là vui mừng, vì mục tiêu ngắn hạn và mong muốn lớn nhất, tưởng chừng bất khả thi đã đạt được. Nhưng đây chỉ là thắng lợi trong việc rút một giấy phép, vấn nạn môi trường do điện than môi trường vẫn còn. Hành trình bảo vệ biển Ninh Thuận-Bình Thuận vẫn còn dài và phải làm liên tục”.

Không chỉ trên mạng xã hội ngoài đời thực có rất nhiều người đã trực tiếp đến biển Vĩnh Tân để giơ băng-rôn, biểu ngữ phản đối việc xả thải xuống biển. Đáng kể nhất là một nhóm sinh viên, giáo viên ở Sài Gòn đã quyết tâm đi bộ đến Vĩnh Tân để phản đối việc xả thải. Song, những người này chưa ra khỏi địa phận Sài Gòn thì đã bị công an, mật vụ chặn bắt đưa về các đồn công an ở Thủ Đức.

Ngư dân ở Bình Thuận. Ảnh: PLO

Việc người dân trong nước phản đối Bộ TNMT cấp phép cho xả thải không phải đơn thuần chỉ là chống lại bọn cường quyền, những tập đoàn lợi ích, bán môi trường để lấy lợi ích kinh tế, mà đó còn là sự giành giựt cứu lấy môi trường sống.

Chính quyền CSVN từ sau khi đem tất cả tài nguyên, khoáng sản bán đi để nuôi bộ máy, đảng viên. Nay, khi nguồn tài nguyên đã không còn, khoáng sản cũng đã cạn kiệt họ lại đem cả môi trường để bán cho các chủ đầu tư nước ngoài. Tại Bình Thuận có tất cả 5 nhà máy điện than đang hoạt động và trong tiến trình hoàn thiện. Tất cả những nhà máy điện than này đều có hơn phân nửa hoặc gần như là của chủ đầu tư Trung Cộng. Với công nghệ lạc hậu, gây ra ô nhiễm môi trường mà đến ngay cả ở Trung Quốc chính quyền đã ra sắc lệnh cấm các nhà máy điện than hoạt động. Vậy nhưng, CSVN lại mua máy móc, áp dụng những công nghệ lạc hậu ấy ở Việt Nam.

Với việc Bộ TNMT không đổ chất thải xuống biển đã cho thấy mạng xã hội đã tạo cho mình một thứ quyền lực ngang bằng với báo chí nhà nước. Mạng xã hội thể hiện ý chí của người dân, nó giúp người dân làm công việc giám sát chính quyền, hạn chế cán bộ, viên chức lộng quyền, muốn làm gì thì làm.

Nguoi Quan Sat

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img