Friday, March 29, 2024

30 tháng 4: Tuổi trẻ trong nước nói về hiện tình đất nước và người lính VNCH

Giải phóng miền Nam chúng ta có quyền tịch thu tài sản trưng dụng nhà cửa, hãng – xưởng, ruộng đất chúng nó [ám chỉ người dân miền Nam], xe chúng nó ta đi, vợ chúng ta lấy, con chúng nó ta bắt làm nô lệ, còn chúng nó thì ta đày đi kinh tế mới và nơi rừng sâu nước độc, chúng nó sẽ chết lần mòn”, phát ngôn của Tổng bí thư CS Việt Nam ông Đỗ Mười.

Cali Today News – Từ 30/4 /1975 đến 30/ 4/ 2016, tròn 41 năm sau cái ngày gọi là “Giải phóng miền Nam Việt Nam” (theo cách gọi của Cộng sản Việt Nam) hoặc là Ngày Quốc Hận, Ngày miền Nam Việt Nam bị cưỡng chiếm, Ngày Sài Gòn bị bức tử (theo cách gọi của người Việt quốc gia Việt Nam Cộng Hòa) thì về căn bản đất nước Việt Nam đã nối liền một dãi từ Bắc xuống Nam, người Việt Nam về cơ bản hiện chỉ có một chính thể duy nhất Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa (CHXHCN) Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo của một tổ chức duy nhất có tên Đảng cộng sản (ĐCS) Việt Nam. 41 năm, thời gian lãnh đạo đã quá dài và đủ cho ĐCS Việt Nam trả lời câu hỏi: Thắng Mỹ- VNCH, “giải phóng miền Nam” rồi đã làm gì cho đất nước và người dân Việt Nam? Đất nước và người dân Việt Nam đã sánh bằng với các cường quốc năm Châu hay chưa? Người dân Việt Nam có thực sự vui  mừng, chào đón ngày này?….

41 năm cần câu trả lời khách quan về thể chế và người lính VNCH
 
Vào dịp lễ 30 tháng 4 (30/4) hằng năm, Nhà nước CS Việt Nam thường tổ chức các sự kiện lễ hội ở hầu hết các cơ quan, công sở lẫn ở đường phố như bắn pháo hoa chào mừng, diễn binh đường phố… Những bài ca được mở hết công suất như bài: “Tiến về Sài Gòn”, “Gỉai phóng miền Nam”, hầu hết những bài hát này do những văn công, nhạc sĩ Cộng sản (CS) sáng tác lẫn trình diễn với mục đích ngợi ca chiến công “thần thánh” của ĐCS Việt Nam của mấy mươi năm về trước khi đã đánh thắng 2 đế quốc Pháp, Mỹ và chế độ miền Nam Việt Nam, VNCH. Tất cả các sự kiện lễ hội mà Nhà nước CS Việt Nam bày ra đều không ngoài mục đích nhằm tuyên truyền lịch sử một chiều đến người dân. Vào ngày này, người dân nói chung đều có lịch nghỉ ngơi, vui chơi hay dành nhiều thời gian cho gia đình còn người lao động nói riêng thì được nghỉ làm từ 2 đến 3 ngày, ví dụ như năm nay (2016), do dịp lễ 30/4 và Quốc tế lao động 1/5 trùng với ngày Thứ bảy và Chủ nhật nên người dân lao động được nghỉ bù thêm vào ngày 2/5 hoặc kể cả ngày 3/5.
 
Song, sau 41 năm, Miền Nam Việt Nam vẫn còn đó, những cựu quân nhân VNCH ngày nào giờ tóc đã bạc những vẫn còn sống, vẫn còn đó những khí phách hiên ngang, bụi bẩn vẫn không mờ khi còn gìn giữ bộ quân phục VNCH. Người còn thì lịch sử hẳn còn và đâu đó những thế hệ trẻ tuổi sinh sau năm 1975, nhờ có sự truyền lại của người đi trước và đặc biệt là sự giúp sức lớn lao của Internet đã giúp những người tuổi trẻ hiểu hơn phần nào thể chế VNCH, giúp họ hiểu đâu là sự thật lịch sử. Lịch sử nếu muốn được nhìn đúng thì phải viết đa chiều, khách quan chứ không thể viết theo một chiều như cách mà người CS Việt Nam đang làm và tuyên truyền cho người Việt Nam trong nước. Rốt cuộc, người lính VNCH hay chính quyền VNCH có xấu xa như lịch sử người CS Việt Nam ghi chép hay không?
 
– “Tất nhiên là không.”
 
Đó là khẳng định của người thanh niên treo cờ vàng tại Nghệ An tên Nguyễn Viết Dũng.  
 
Hay, theo cách nhìn trung lập giữa Người lính CS Bắc Việt với người lính VNCH đều là trách nhiệm của họ với chế độ họ đang phục vụ như chia xẻ của bạn trẻ tên Trường:
 
“Người lính VNCH hay người lính CS Bắc Việt đều là người Việt Nam, đều phải phục vụ và tuân theo mệnh lệnh của từng chế độ. Ai cũng có lý tưởng chiến đấu để bảo vệ, nên ai cũng có quan điểm của mình để xây dựng hình ảnh người lính”.
 
Hay chia xẻ quan điểm dứt khoát hơn về nhận xét của mình về người lính VNCH qua những gì mình biết được không giống như những gì CS Việt Nam đã tuyên truyền là chia xẻ của bạn trẻ tên Phát sinh sống ở Sài Gòn:
 
“Việc lịch sử em đang học là do bên thắng lợi viết. Chuyện nói đúng sai về lịch sử em không thể phán xét được vì em chưa từng trải qua thời kỳ đó em không biết người lính VNCH tốt hay là xấu. Tuy không thể bình luận về điều đó nhưng theo những gì em biết thì những người lính VNCH mà em từng tiếp xúc thì họ là những người tốt, không thể là người xấu như những gì em được học. Có thể một phần tốt và một phần xấu bởi mọi thứ đều luân chuyển theo hai cực khác nhau, thế giới này hiển nhiên là vậy.”     
 
Cũng có chia sẻ khác là người tuổi trẻ ngày nay muốn biết người lính VNCH “tốt” hay  “xấu” thì hãy nhìn xem dòng nhạc Vàng ra đời tại Miền Nam trước năm 1975 hẳn sẽ biết, giờ nó đã được người dân Việt Nam hát rất nhiều và khắp mọi nơi.
 
Bà trần Ngọc Anh với lá cờ vàng ba sọc đỏ tại nhà
 
Nhìn đất nước mà buồn cho Xưa và Nay
 
30/4. Lịch sử vẫn còn đó chứ chưa hề phai nhạt. Ngay sau ngày Miền Nam bị CS cưỡng chiếm, thủ đô của VNCH là Sài Gòn bị thất thủ thì toàn Miền Nam đã có một cuộc di tản lớn, có thể nói là lớn nhất trong lịch sử Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại. Hàng triệu người dân Miền Nam bỏ nước ra đi để rồi có đến hàng trăm ngàn người phải bỏ mình xuống lòng đại dương. Đây là sự kiện đau thương của dân tộc được cố Thủ tướng CS Việt Nam ông Võ Văn Kiệt nói:     
 
“Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn.”
 
Một nỗi buồn không dòng chữ nào diễn tả hết. Hoặc, câu nói bất hũ mà cựu Tổng bí thư CS Việt Nam ông Đỗ Mười, khi còn là ủy viên ban bí thư Trung ương Đảng phụ trách đánh tư sản, kiểm kê và tịch thu tài sản nhân dân miền Nam đã từng tuyên bố trước sân tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn ngày 20/02/1976 vào lúc 10 giờ 15 phút rằng:
 
“Giải  phóng  miền  Nam  chúng  ta  có  quyền  tịch  thu  tài  sản  trưng  dụng  nhà  cửa,  hãng – xưởng,  ruộng  đất  chúng  nó  [ám chỉ người dân miền Nam],  xe  chúng  nó  ta đi,  vợ  chúng  ta  lấy,  con  chúng  nó  ta  bắt  làm  nô  lệ,  còn  chúng  nó  thì  ta  đày  đi kinh  tế  mới  và  nơi  rừng  sâu  nước  độc,  chúng  nó  sẽ  chết  lần  mòn”.
 
Một lời phát ngôn đầy hận thù của ông Đỗ Mười, người của bên “thắng cuộc” CS Bắc Việt dành cho bên “thua cuộc” là VNCH.
 
Quá khứ là nỗi buồn của người bỏ nước ra đi, là nỗi buồn của kẻ có tâm hận thù trả thù người thất bại. Còn hiện tại thì sao? Dưới ngọn cờ đỏ sao vàng, lòng người dân Việt Nam có hoàn toàn vui mừng cái ngày gọi là “Giải phóng Miền Nam” hay không? Nước Việt Nam thống nhất rồi thì đã sao?
 
Một bạn trẻ tên Tịnh có câu trả lời:
 
“Cũng thấy bình thường, nhưng nhiều khi nghĩ kỷ thì thấy buồn cho dân tộc. Máu đổ nhiều quá nhưng chưa thể thống nhất được lòng người. Có lẽ người Việt quá ích kỷ chăng?”
 
Còn với bạn trẻ tên Trường, 30/4 năm nay đúng vào thời điểm hàng triệu người dân miền Trung đang kêu khóc bởi nguồn nước biển bị nhiểm độc, cá chết hàng loạt, người dân quá khổ sở. Trường nói:
 
“Em thấy không vui vì người dân đang khổ quá, không có biển để tắm, cá chết hàng loạt…”
 
Còn nhiều nữa và nhiều nữa nỗi buồn. Đất nước Việt Nam là một, nhân dân Việt Nam là một, 30/4 kỷ niệm xưa và nay tuy có khác nhau về thời gian nhưng lại có chung nỗi niềm về hiện tình đất nước.  
 
 
Nguyễn Viêt Dũng, người treo cờ vàng ở Nghệ An bước ra khỏi nhà tù CS
 
Vậy Cộng sản Việt Nam đã và đang làm gì?
 
Đó là câu hỏi lớn mà không ai có thể trả lời đầy đủ. Nhìn lại quá khứ, lúc sinh thời, nhân dịp Tết 1976, Cố Tổng bí thư CS Việt Nam ông Lê Duẩn từng tuyên bố rằng:
 
“Trong vòng mười năm nữa, mỗi gia đình ở Việt Nam sẽ có một radio, một Tivi và một tủ lạnh”
 
Cũng trong măm 1976, ông Duẩn về thăm quê ở làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, Quảng Trị, khi thấy người dân đang luộc khoai mì đón Tết ông nói:
 
“Mồng 1 tết mà tôi đến thăm nhà nào cũng thấy luộc sắn. Bà con ta còn nghèo quá! Trong đời hoạt động cách mạng, tôi đã chịu nghèo khổ, nhưng bây giờ đất nước đã được thống nhất, phải lo làm sao để cho dân giàu lên. Phấn đấu để đồng bào ta, các ông bà già, trẻ con mỗi bữa có một quả trứng, một cốc sữa mà rất khó”
 
Trích lục từ các trang mạng Internet về hai phát ngôn của ông Lê Duẩn để thấy người dân và đất nước Việt Nam dưới thể chế cộng sản đã trải qua những giai đoạn vô cùng khó khăn và đói khổ.
 
Ngày nay, cuộc sống người dân Việt Nam xuôi theo xu hướng phát triển của thời đại tuy không đến nỗi không có củ sắn hay cái Tivi nhưng nhìn vào hiện tình đất nước lại rối như tơ vò, có vẻ càng tệ hại hơn trước.
 
Trích lục từ một số thống kê cho thấy Việt Nam có những cái “nhất” đáng buồn như:
 
–         Việt Nam đứng hàng thứ 5 trong top 10 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới
–         Tỷ lệ trẻ em chết đuối cao nhất khu vực Đông Nam Á
–         Đứng top 10 không khí bẩn nhất thế giới
–         Lương người lao động thấp nhất
–         Phí bệnh viện cao nhất
–         Bằng cấp giáo sư –Tiến sĩ nhiều nhất nhưng ít phát minh khoa học nhất
–         Cán bộ giàu nhất. Nông dân khổ nhất…
 
Vậy cuộc sống người dân Việt Nam hiện thực như thế nào? Đất nước Việt Nam đã trở thành cường quốc năm Châu chưa? Bạn trẻ tên Tịnh nói:
 
“Bề ngoài có vẻ “ổn định” nhưng bên trong chắc rối hơn tơ. Có vài cái mà ĐCS đã làm được nhưng có quá nhiều điều tệ hại. Tham nhũng, Ô nhiễm môi trường, Chủ quyền quốc gia, Giáo dục… còn khá tệ”
 
Chung nhận định của bạn trẻ tên Tịnh là những chia sẻ của bạn tên Trường:
 
“Tình hình đất nước có thay đổi nhưng còn quá lạc hậu so với các nước trong khu vực, tình trạng tham nhũng còn nhiều, nhân dân phải đóng nhiều khoản thu vô lý.”
 
Tham nhũng là quốc nạn, Chủ quyền quốc gia bị xâm phạm, án oan tràn lan, bất công xã hội gia tăng, văn hóa, giáo dục và y tế xuống cấp nghiêm trọng. Đâu đó đã nói Việt Nam cần phải đổi mới toàn diện cả về thể chế chính trị, cần phát huy tiếng nói dân chủ của người dân,… Chỉ có như vậy thì mới có hy vọng vào một tương lai tươi sáng cho người dân và đất nước Việt Nam. 
 
30/4, sau 41 năm đã quá nửa đời người, đã đủ cho những nhà lãnh đạo CS Việt Nam trả lời câu hỏi về thể chế chính trị sai lầm, năng lực lãnh đạo tồi tệ và phải trả lại một lịch sử đúng sự thật cho nhân dân và đất nước Việt Nam nói chung, cho người lính VNCH nói riêng.
 
THIÊN HÀ
Photo courtesy: Dũng Phi Hổ, Oai JB Nguyen Van, Trương Thanh Quang, Trần Ngọc Anh
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img