Thursday, March 28, 2024

Vui vui về mít

CALI TODAY NEWS – Mít là loại cây rất quen thuộc và gần gũi với chúng ta. Đã là người Việt thì ai cũng có ít nhất một lần ăn mít dù thích hay không. Do vậy, tên của nó đi vào ngôn ngữ đời thường, vào văn chương thi phú. Từ “mít” được dùng để mô tả, so sánh, ước lệ, chơi chữ,… đủ kiểu thanh lẫn tục.
Xưa, để chỉ nhà khá giả ở thôn quê, có thành ngữ nhà ngói cây mít. Câu nói thơm như múi mít thường được các “giai” kháo nhau khi thòm thèm nhìn người đẹp, xinh xắn thơm tho. Từ xơ múi không chỉ là xơ và múi mít mà được dùng trong nhiều tình huống, chẳng hạn một tay dại gái đem tiền cung phụng một ả khôn ngoan, một bạn hỏi: “Mày cho ả tiền nhiều rứa thì có xơ múi được chi không?”. Từ mít đc vừa là tên của nhân vật trong truyện dịch dành cho con nít, vừa được dùng để mắng đứa học trò kém thông minh. Nhưng thiên hạ ưa “lái” nên nó cũng đi cùng với mít đt, là các từ tục; từ Bắc vào Nam độ tục giảm xuống! Mít mà không phải mít thì có an nam mít (annamites) hay đ gc mít do bọn thực dân tây hay những thứ lai căng gọi dân mình một cách khinh miệt. Những em hay khóc nhè được gọi là mít ướt. Tỉnh thành nào, ngành nghề gì cũng muốn phát triển thành mũi nhọn thì chỉ có thể là chiến lược gai mít. Vừa qua Coca cola bị Bộ Văn Thể Du tuýt còi vì dùng slogan “Mở lon Việt Nam”. Không khéo chuyện ngày xưa các cụ so sánh một thứ thiêng liêng nhưng cấm kị với lá mít, lá vông có thì nay có bị phạt không?
Quả mít đi vào thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, có câu: “Quân t có thương thì đóng cc / Xin đng mân mó nha ra tay”. Đi với con nít thì có bài hát “Qu gì mà gai gai thế. Đi vào giáo dục thì có “quỳ gai mít” hay nói giảm nhẹ “quỳ xơ mít”. Xưa, học trò lười, nghịch ngợm bị thầy phạt bắt quỳ trên vỏ trái mít đầy gai (thường mít chín thì gai cũng bớt nhọn, học trò quỳ thì vết gai hằn vào đầu gối, không đến nỗi chảy máu nhưng đau tóe khói).
Nói về mít mà không nói chuyện ăn mít là thiếu sót lớn. Phân loại cơ bản thì có mít ướt, mít ráo. Riêng mít ráo thì có nhiều thứ như mít dừa có múi dòn hơi trắng; mít mật màu vàng sậm, mật mít chảy ra ngọt ngào. Miền Nam có mít tố nữ, trái nhỏ nhưng múi rất ngọt, mùi hương đậm như sầu riêng. Tùy tạng người, có người thích mít ướt, người thích ráo. Ăn mít dính mủ là sự phiền toái. Lấy dầu hỏa thì rửa mau sạch nhưng hôi, thay thế bằng dầu ăn thì cũng được.
Bọn nhỏ nhít thời trước còn ăn dái mít, đó là những bông đực để thụ phấn cho bông cái kết thành quả. Dái mít hái vào, xắt lát chấm với muối ớt hoặc ruốc ớt. Món này ăn cũng hay, hoặc bọn nhỏ vui với nhau hoặc để tạm qua cơn đói khi chờ cơm. Bởi vậy, tụi con nít lạc quan nói:
“Dái mít là dái mít non,
Hái vô chm mui, ăn ngon như da”.
Lừa cái miệng thôi chớ làm sao ngon như dừa được! Người lớn thường ngăm nghe: “Liệu liệu đó, ăn nhiều thì ị không ra” vì dái mít có độ chát rất lớn, dễ bị táo bón. Thêm nữa, con nít mà bứt hết dái mít thì trái không phát triển được hoặc ít múi, nhiều xơ.
Mít non chế biến được nhiều món: luộc chấm, nấu canh, làm nhút, trộn, xào,… Có món đổi khẩu vị, ngon miệng, có thứ chống đói. Xơ mít phơi khô, kho với cá “long hội” cũng là món ngon cho con nhà nghèo.
Thân cây mít nhà là loại gỗ quý. Lõi (ròn) mít dùng làm “tuồng trên” như đóng tủ, làm đồ thờ, làm xuyên, trến,… vì vân gỗ rất đẹp và bền. Mít rừng (còn gọi mít nài) chất lượng kém hơn mít nhà nhưng cũng thuộc loại gỗ tốt.
Hóa ra cây mít, quả mít có nhiều công dụng. Những từ phái sinh từ chữ “mít” cũng lắm chuyện, hay ho có, tào lao thiên địa cũng có.
 
”         ”Quả gì mà chua chua thế…”
                                                                                                            Nguyễn Hoàng
Vào độ cuối tháng Chín khi trời lành lạnh và những cơn mưa rào bất chợt đến, mình nhớ những hôm chạy vội ra vườn, cầm sào chọc mấy trái khế vào để vợ nấu canh chua. Loại trái cây rất đỗi đơn sơ vẫn đọng lại nhiều chuyện từ cuộc sống đời thường đến thi ca, văn học,…
Ai đi xa mà không một lần nghĩ về tổ quốc, đất nước với câu thơ bình dị “Quê hương là chùm khế ngt”[1] để những ký ức thời niên thiếu hiện về. Và hình ảnh biệt ly khi hoàng hôn chợt tím với “Hoa khế rng kín ngăn li nh[2], cũng làm ta “xao xuyến bi hi”[3].
Đêm đông, thời thơ ấu nằm trong lòng mẹ, lòng bà đã từng nghe chuyện cổ tích “Ăn khế tr vàng, may túi ba gang mang đi mà đng”, ai cũng đều ghét người anh tham lam, thương cậu út chân tình. Câu chuyện giáo dục về nhân quả qua sự tích trên thật đơn giản, rõ ràng.
Phân loại thì có khế ngọt, khế chua. Nhưng thật ra, tùy thổ nhưỡng, giống loại, có loại chua, chua vừa, ngọt vừa và ngọt thanh. Thường loại khế chua vừa, có thêm vị ngọt, gọi là “khế dành”, bạn gái thích hơn khế ngọt. Nếu đem vôi hàu bột đổ dưới gốc khế chua, do phản ứng hóa học thì cũng tạo nên được loại khế dành này.
Khế dễ trồng, dễ ra trái. Hoa khế li ti, nở từng chùm màu tím trông xinh xắn. Người ta chơi bon-sai cây khế trông cũng đẹp, tuổi thọ khá dài. Hoa và trái đôi lúc đồng thời có mặt trên cây, lá thì luôn xanh ngăn ngắt.
Giờ quay về chuyện thực dụng của khế chua. Món ăn dễ nấu, rẻ, ngon đó là canh khế thịt bò. Mua/hái khế chua gần chín đem về xắt dọc thành từng lát mỏng, rải trộn một ít muối hạt và vắt cho nước chua chảy bớt. Bỏ khế đã vắt vào soong và um lên nhờ mỡ, hành, ớt bột. Đánh ruốc, đổ thêm nước, chờ sôi hãy cho thịt bò thái mỏng vào, bắc xuống thì bỏ lá lốt, lá sân, hành ngò thế là có nồi canh khế thơm phức.
[1] Môt câu thơ trong bài “Quê hương” của Đỗ Trung Quân
2,3 Các câu trong bài hát “Chia tay hoàng hôn” của NS Thuận Yến
 
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img