Thursday, March 28, 2024

Nhạc Trữ Tình Quê Hương – Đêm Bolero Tuyệt Vời.

ca-si-va-btc

Một số ca sĩ và ban tổ chức sau show diễn

Cali Today News – San Jose thứ Bảy ngày 7, thượng tuần tháng Chạp 2016. Thời tiết San Jose những ngày đầu năm Dương lịch thật ướt át. Mưa gió bão bùng, cả bầu trời xám xịt, mây đen vần vũ. Với thời tiết thế nầy chỉ còn nằm nhà ăn bắp rang coi phim nghe nhạc chớ ít ai muốn bước ra ngoài. Ngày cuối tuần lại càng khó chịu thêm vì những cơn mưa dai dẵng từ buổi sáng. Buôn bán, hàng quán vắng vẻ. Tại Trung tâm thương mại của Downtown San Jose mới hơn 5 giờ chiều trời đã tối. Con đường số 1 San Jose trơn trợt khó đi. Thế nhưng lúc 6:00pm khu phố đường số Một bỗng đông và nhộn nhịp hẳn lên, từng nhóm người từ bãi đậu xe băng qua đường buoc vào nhà hát California Theater. Người Việt đang đi xem một buổi trình diễn ca nhạc.

Chiều nay, một buổi chiều đầu năm Duong lịch 2017, là ngày cuối năm âm lịch Bính Thân. Nhà báo Nguyễn Xuân Nam, Hệ Thống Truyền Thông Cali Today phối hợp cùng nhóm Thế Giới Nghệ Sĩ tổ chức dêm ca nhạc mang chủ đề The Best of Bolero – Những nhạc phẩm hay nhất của dòng nhạc Bolero – với những ca sĩ hàng đầu của dòng nhạc trữ tình nầy: Hương Lan, Tuấn Vũ, Mai Thanh Vân, Như Quỳnh, Đông Đào, Mạnh Quỳnh, Đặng Thế Luân. Ban nhạc Sài Gòn Stars Band, âm thanh ánh sáng Việt Anh Production, MC Trần Quốc Bảo.

Dòng người từng nhóm đi vào rạp hát. Không khí ấm áp trong hí viện, tiếng người chào hỏi cười nói làm ấm lòng người. Họ, những khán giả, có đủ trẻ già trai gái, những cặp tình nhân đang đưa nhau đi xem hát. Thật thích thú pha chút ngạc nhiên khi bước vào rạp. Nhà hát cổ kính có hai tầng, trang trí những hoa văn và màu sắc cổ kính, cung cách Gothic của thời kỳ medieval pha trộn kiến trúc Romanesque sang trọng. Nhà hát nầy dành cho các buổi trình diễn opera. Người đã vào gần kín chỗ. Có sự trùng hợp nào chăng khi tổ chức một đêm nhạc tình lãng mạn quê hương trong một nhà hát cổ thời kỳ thế kỷ thứ 16? Điểm hay ho thú vị là sân khấu rất gần khán giả, người ca sĩ trình bày ngay trong vòng khán giả. Cảnh trí đã thế, mà người xem càng hơn thế. Họ lịch sự theo hướng dẫn của nhân viên tiếp tân, đi vào chỗ ngồi thật yên lặng. Có một chút gì đó gợi nhớ cảnh rạp hát ngày xưa tại Sài Gòn, thật gần gủi và thân thương.

mai-thien-van-dong-dao

Hai nữ ca sĩ Đông Đào và Mai Thiên Vân “hát bù” cho Quang Lê khi ca sĩ Quang Lê xù show diễn

Sự đợi chờ cũng đến lúc được đáp ứng. MC Trần Quốc Bảo bước ra sân khấu. Chào và thăm hỏi, chúc sức khỏe. Anh giới thiệu nhạc phẩm mở đầu cho chương trình: “Hoa lá nở thắm đẹp làn môi hồng, Xuân đến rồi đây nào ai biết không? Mang những hoài mong đi vào ngày tháng, Bao nhiêu mơ ước đến khi mùa Xuân sang”. Bốn ca sĩ bước ra, tiếng dạo nhạc mở đầu, Hương Lan, Như Quỳnh, Đông Đào, và Mai Thiên Vân mở đầu với nhạc phẩm  Cánh Thiệp Đầu Xuân của Minh Kỳ. Không khí Tết đã bao trùm quanh đây theo những giọt mưa Xuân. “Tôi chúc gì đây vào mùa Xuân này, Khi nắng vàng tươi nhuộm làn tóc ai, Khi gió nhẹ lay hoa đào hồng thắm, trong khi Xuân ấm tô đẹp tháng năm. Tôi chúc muôn người mọi đều ước muốn/Non nước vinh quang trong tia nắng thanh bình để người anh yêu dấu quay về gia đình Tìm vui bên lửa ấm”. Nhạc Bolero là đây? Hay là tiếng lòng của những con người đang chờ đợi Xuân về?  Người ta nói nhạc bolero là “nhạc sến”. Nếu những lời chúc chân thành đó biến thành nhạc thì “sến” như thế mà lại hay. Trong khung cảnh như thế có chỗ nào cho những ca khúc “Đại bác Ru Đêm” “Riêng Một Góc Trời”?

Chủ đề của đêm nay là là những bài ca hay nhất,  “the best” là rất chính xác! Các giọng ca Hương Lan, Như Quỳnh, Mai Thiên Vân, và Đông Đào có ai thay được? Trầm ấm, mược mà, ngọt lịm khi nói lời chúc Tết. Họ thay nhau chúc Tết mọi người. “Tôi chúc yên lành người người khắp chốn.  Mong gió đưa duyên cho cô gái Xuân thì. Uớc nguyện sao chóng thành rượu hồng xe duyên”. Lời ca như ru hồn người.” Tôi chúc ngày mai dầu đường xa vời, trai gái bền duyên đẹp tình lứa đôi, cho bướm vàng bay trên nẻo đường mới, vai trên vai những lúc tâm tình bên nhau.”

Chương trình tiếp nối với những ca sĩ nam nữ lồng vào nhau, đơn ca hoặc song ca. Nhịp điệu có khi là Rumba-bolero, hoặc slowrock, rộn ràng với điệu Chacha.

dang-the-luan-dong-dao

Ca sĩ Đặng Thế Luân đang “bao sân” thế cho Quang Lê

Đông Đào mang âm hưởng dân ca ru khán giàn qua những lời tha thiết “Chiều nao, tiễn nhau đi khi bóng ngả xế tà, hoàng hôn… đến đâu đây màu tím dâng trong hồn ta, muốn không gian đừng tan, níu đôi chân thời gian (Minh Kỳ), Như Quỳnh đưa khán giả trở về quê hương với những hình ảnh gơi cảm, ru hồn người bằng giọng óng ả mượt mà..” Đường xưa lối cũ, có bóng tre, bóng tre che thôn nghèo, đường xưa lối cũ, có ánh trăng, ánh trăng soi đường đi. Đường xưa lối cũ, có tiếng ca, tiếng ca trên sông dài, đường xưa lối cũ, có tiếng tiêu, tiếng tiêu ru lòng ai” (Hoàng Thi Thơ).

Mùa Xuân lại trở về, lòng người xa xứ biết ai buồn hơn ai? Mùa Xuân của sum họp, của đợi chờ “Anh cho em mùa xuân nụ hoa vàng mới nở, chiều đông nào nhung nhớ đường lao xao lá đầy chân bước mòn vỉa phố mắt buồn vin ngọn cây. Anh cho em mùa xuân mùa xuân này tất cả…” (Nguyễn Hiền-Kim Tuấn)

Một chọn lựa sắp xếp cho một chương trình không dễ,‎ lời ca cần có sự hòa điệu không gian. BTC đã khéo chuẩn bị và chọn lọc. Những giờ phút như bây giờ, nếu bạn là người lính chiến, là mẹ già, là em dại sẽ ngóng trông. Giờ nầy tuy đã xa rồi thời chinh tiến cũ, nhưng không thể nào quên một đoạn đường đã đi qua. Tuấn Vũ, Mạnh Quỳn vẫn thiết tha với những dòng nhạc như thế nay. “Con biết bây giờ mẹ chờ tin con, khi thấy mai đào nở vàng bên nương. Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về nay én bay đầy trước ngõ mà tin con vẫn xa ngàn xa”. Bài này có người cho rằng phải là Duy Khánh. Nhưng Tuấn Vũ cũng không làm thất vọng khán giả, qua điệu Chacha: “Đồn anh bên sông cạn, và hoàng hôn ướt dẫm đáy sông thưa, nhiều tên trong đơn vị gọi đùa anh chiến sĩ của mộng mơ, thường khi hai ba thằng, chiều chiều ra bờ vắng ngắm mông lung. Một thằng nhớ em, để một thằng nhớ thêm. Một thằng thì hình lấy xem.” Ba-lô làm bàn để viết thư cho người yêu; một hình ảnh lãng mạn của người lính Việt Nam Cộng Hòa. Nói về người lính, tính lãng mạn của người lính, viết về lính không ai qua Trần Thiện Thanh. Ông cố nhạc sĩ nầy “chuyên trị“ Bolero; nhưng ở đây ông đã chuyển qua điệu Slowrock rộn ràng: “Anh sẽ vì em làm thơ tình ái, anh sẽ gom mây kết hình lâu đài, đợi chờ một đêm trăng nào tới, đợi chiều vàng hôn lên làn tóc, đợi một lần không gian đổi mới, đón hai đứa chúng ta mà thôi…” Sau năm 75 ông đem quê hương miền sông nước Hậu Giang qua bài ca trữ tình, được danh ca “Tân Cổ” Hương Lan diễn tả, đó là chiếc áo bà ba trên dòng sông Hậu. “Chiếc áo bà ba trên giòng sông thăm thẳm. Thấp thoáng con xuồng bé nhỏ lướt mong manh. Nón lá đội nghiêng tóc dài con nước đổ. Hậu Giang ơi em vẫn đẹp ngàn đờ. Dẫu qua đây một lần, nói sao cho vừa lòng, nói sao cho vừa thong.” Nhạc tình quê hương chiều nay làm nhớ quê da diết. Nhớ Văn Cao “Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước. Em đến tôi một lần. Bao lũ chim rừng họp đàn. Trên khắp bến xuân. Từng đôi rung cánh trắng. Khe khẽ ca. U ú ù u ú. Cành đào rung nắng chan hòa.(bến Xuân)

“Suối mơ! Bên rừng thu vắng, giòng nước trôi lững lờ ngoài nắng. Ngày chưa đi sao gió vương? Bờ xanh ngát bóng đôi cây thùy dương. Suối ơi! Ôi nguồn yêu mến, còn ghi khi bóng ai tìm đến. Đàn ai nắn buông lưu.” (Suối Mơ)

band

Băng nhạc được khán gỉả nồng nàn ái mộ!

Rất gần gủi và đầm ấm hương Xuân. Khán giả có thể yêu cầu để nghe những dòng nhạc họ yêu thích. Hương Lan với một câu vọng cổ thật mùi khi đáp ứng yêu cầu của khán giả muốn nghe. Tất cả đã làm sống lại một thời yên bình trên đất mẹ khi chương trình kết thúc với họp ca réo rắc Xuân về: “Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi, mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi, người thương gia lợi tức, người công dân ấm no, thoát ly đời gian lao nghèo khó. Nhấp chén đầy vơi chúc người người vui muôn lòng xao xuyến duyên đời.”

Mùa Xuân lại về. Cảnh gia đình sum họp bên bàn thờ gia tiên là hình ảnh còn lại trong lòng khán giả. Họ mang lời chúc Xuân rời rạp hát.

Lê Bình

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img