Các cơ quan tình báo Nga nổi tiếng với khả năng tạo tin giả đầy trí tưởng tượng.

Người đứng đầu cơ quan tình báo đối ngoại SVR của Nga hôm thứ Ba cho rằng CIA đang cố tạo ra một hành động khiêu khích mới liên quan đến Belarus. Theo ông, mục đích của CIA là chứng kiến ​​đồng bào Công giáo tràn xuống đường để phản đối chính sách chuyên quyền của Alexander Lukashenko.

Theo Interfax, Sergey Naryshkin mô tả cách “Hoa Kỳ cũng đang can thiệp một cách ngẫu nhiên vào tình hình tôn giáo ở Belarus, tìm cách đối đầu với đại diện của các nhánh Chính thống giáo và Cơ đốc giáo.” 

Mặc dù chính phủ Hoa Kỳ đang cố gắng thuyết phục các viên chức Công giáo lên tiếng ủng hộ người dân Belarus nhiều hơn, nhưng không có bằng chứng nào về bất kỳ hoạt động khiêu khích nào. Một hoạt động như vậy sẽ không bao giờ được phép hoặc thực hiện. Tuy nhiên, động cơ cho sự suy diễn sáng tạo của SVR khá đơn giản. Nga muốn Mỹ và Liên minh châu Âu ngừng ủng hộ những người biểu tình, hiện đang kêu gọi Alexander Lukashenko từ chức.

Ông Lukashenko đắc cử bị cáo buộc gian lận hàng loạt, trong bối cảnh ứng cử viên đối lập Svetlana Tikhanovskaia rất được ủng hộ. Ứng dụng Telegram ở Belarus đã mở một cuộc thăm dò nặc danh, kết quả cho thấy 53% người sử dụng đã bầu cho Tikhanovskaia, chỉ có 2% bỏ phiếu cho ông Lukashenko.

Nhiều người trong giới tinh hoa đã ngả theo phe đối lập, gồm cả các PV đài truyền hình nhà nước, nhà nghiên cứu, doanh nhân, và cả các nhà ngoại giao. Đặc biệt truyền thông nhà nước đưa tin về cuộc biểu tình chống chính phủ ngày 16-8 một cách khách quan hoặc mang màu sắc tích cực. Nhà đối lập Svetlana Tikhanovskaia, 37 tuổi, đang lưu vong ở Lithuania, ngày 17-8 tuyên bố sẵn sàng lãnh đạo đất nước. Bà nhắc lại rằng tuy “không muốn trở thành chính khách,” nhưng định mệnh đã khiến bà “đứng trên tuyến đầu chống bất công”. Bà đòi hỏi tổ chức một cuộc bầu cử công bằng, trả tự do cho tù nhân chính trị, và loan báo thành lập một ủy ban chuyển tiếp quyền lực.

Trong 4 cuộc biểu tình nổ ra sau bầu cử, đã có 2 người thiệt mạng và vài chục người bị thương. Tuy nhiên nhà cầm quyền tỏ ra nhượng bộ: thông báo sẽ thả 2.000 trong số 6.700 người bị bắt giữ, và không có ai bị bắt trong các cuộc biểu tình lớn ngày 16-8.

Điện Kremlin ngày 16-8 cho biết sẵn sàng trợ giúp về quân sự nếu cần thiết, trong khuôn khổ hiệp ước song phương và Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể gồm 6 nước Liên Xô cũ. Như vậy ông Lukashenko được sự hỗ trợ của đồng minh cũ, tuy quan hệ gần đây căng thẳng vì Tổng thống Belarus tố cáo Nga muốn biến nước mình thành chư hầu.

Cũng trong ngày 16-8, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục ủng hộ “hàng trăm nghìn người” biểu tình chống chế độ Belarus, còn Anh ngà̀y 17-8 tuyên bố không chấp nhận kết quả bầu cử vừa qua. EU đã có biện pháp trừng phạt các quan chức Belarus có liên quan đến gian lận bầu cử và đàn áp. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel ngày 17-8 cho biết, 27 nhà lãnh đạo EU sẽ họp khẩn vào ngày 19-8 để bàn về tình hình Belarus.

Theo báo Le Monde, lựu đạn cay, dùi cui, vòi rồng, đạn cao su, đạn thật, bắt giam hàng nghìn người là cách trả lời của chế độ đang hụt hơi đối với cuộc tranh đấu ôn hòa của người dân không còn chấp nhận một chế độ độc tài và gian lận. Sau khi nhấn mạnh đến lập trường ôn hòa chừng mực của nữ ứng cử viên Svetlana Tsikhanovkaia, chỉ mong có một điều duy nhất là tổ chức bầu cử tự do và thái độ bình tĩnh của người biểu tình, phản ánh tinh thần trách nhiệm và quyết tâm của lực lượng đối lập, bài xã luận nhận định: “Thế nhưng, nếu không được bên ngoài trợ giúp thì phong trào xuống đường khó có thể cảnh tỉnh được ông Lukashenko, người đã lãnh đạo Belarus đến nhiệm kỳ sáu, lắng nghe tiếng nói của lý trí.”

TH