Trung Quốc và Hoa Kỳ đã điều hàng không mẫu hạm vào vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, khi Bắc Kinh tiếp tục khẳng định các yêu sách hàng hải của mình trong khu vực và Washington đã tăng cường các cuộc tập trận quân sự để chống lại điều đó.
Hàng không mẫu hạm Roosevelt tới Biển Đông trong bối cảnh hơn 200 tàu Trung Quốc neo đậu trái phép tại bãi đá ngầm gần đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Các tàu này thả neo tại chỗ, không có bất cứ hoạt động đánh bắt nào dù trời trong xanh và thời tiết thuận lợi.
Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt đã vượt eo biển Malacca, tiến vào Biển Đông và đang ở khu vực ngoài khơi Malaysia, sau khi tham gia diễn tập cùng hải quân Ấn Độ hồi tuần trước, USNI News đưa tin ngày 5/4. Tổ chức Sáng Kiến Nghiên cứu Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) có trụ sở ở Bắc Kinh cho biết theo dữ liệu vệ tinh
Hải quân Mỹ khi đó cho biết nhóm tác chiến Hàng không mẫu hạm Roosevelt thực hiện các hoạt động huấn luyện và diễn tập thường kỳ trên biển. Đợt triển khai hồi tháng 1 nằm trong kế hoạch của Hạm đội 7, nhằm “bảo đảm tự do trên biển và xây dựng quan hệ đối tác phục vụ an ninh hàng hải”.
Bộ Ngoại giao Philippines hôm thứ Hai cho biết tuyên bố của Trung Quốc rằng các tàu thuyền đang trú ẩn do thời tiết xấu là “sai sự thật trắng trợn” và “rõ ràng Trung Quốc đang mở rộng yêu sách và phi pháp ở Biển đông”.
Manila cũng bác bỏ khẳng định của Bắc Kinh rằng bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp là ngư trường truyền thống của Trung Quốc và một lần nữa yêu cầu các tàu thuyền rời khỏi khu vực này, trong vùng đặc quyền kinh tế của họ, ngay lập tức.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hôm 4/4 cáo buộc Trung Quốc có “mưu đồ chiếm thêm những khu vực khác ở Biển Đông”, trong khi Salvador Panelo, cố vấn pháp lý của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, cho rằng sự hiện diện trong thời gian dài của hàng trăm tàu Trung Quốc trên Biển Đông có thể dẫn tới “hành động thù địch mà cả hai nước không mong muốn”.
Hải quân PLA đã thông báo trên phương tiện truyền thông xã hội vào tối thứ Hai rằng Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đang trên đường tiến hành “các cuộc tập trận theo lịch trình” gần Đài Loan, để “kiểm tra hiệu quả của việc huấn luyện binh lính và nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền, an toàn và lợi ích phát triển của đất nước” . Các cuộc tập trận hải quân tương tự sẽ tiếp tục được tổ chức theo kế hoạch.
Lần gần nhất Trung Quốc điều lượng lớn máy bay áp sát Đài Loan là hôm 29/3 với 10 chiếc tham gia, sau khi đại sứ Mỹ tại Palau John Hennesey-Niland và cùng Tổng thống Palau Surangel Whipps Jr. thăm hòn đảo.
Máy bay tuần thám săn ngầm Y-8 sau đó bay sang khu vực phía đông nam đảo Đài Loan, số còn lại hoạt động ở khu vực giữa hòn đảo và quần đảo Đông Sa do Đài Bắc kiểm soát.
Ben Schreer, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Macquarie ở Sydney, cho biết việc Hàng không mẫu hạm Mỹ đi qua Biển Đông nhằm chống lại các tuyên bố của Bắc Kinh đối với vùng biển này và báo hiệu cho các đồng minh, chẳng hạn như Philippines, rằng Washington là một ” đồng minh hiệp ước đáng tin cậy”.

Collin Koh, một nhà nghiên cứu từ Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore, cho biết Washington đang phát đi tín hiệu cam kết duy trì sự hiện diện quân sự đáng tin cậy trong khu vực với các đồng minh và tìm cách ngăn cản Bắc Kinh “bất kỳ hành động quyết liệt nào”
TH