Saturday, March 25, 2023
spot_img

Biden chuyển hướng chính sách của Trump và Obama đối với Bắc Hàn 

WASHINGTON (AP) — Tổng thống Joe Biden dự tính sẽ chuyển hướng chiến lược ngăn chặn chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn, gạt sang một bên nỗ lực cá nhân sâu sắc của Donald Trump nhằm thuyết phục Kim Jong Un, và chính sách không can thiệp nhiều của Barack Obama. 

Tuỳ viên báo chí  Toà Bạch Ốc Jen Psaki vào thứ Sáu thông báo, các viên chức chính phủ đã hoàn tất việc đánh giá chính sách của Mỹ đối với Bắc Hàn, xem đây là một trong những mối đe doạ an ninh quốc gia lớn nhất và phiền phức nhất mà Hoa Kỳ và đồng minh đang phải đối mặt. Psaki không nêu cụ thể đánh giá đã tìm ra những gì, nhưng cho biết, chính phủ sẽ tìm một điểm giữa giữa phương thức tìm “nhượng bộ lớn” của Trump và “sự kiên nhẫn có chiến lược” của Obama.

‘Mục tiêu của chúng tôi vẫn là giải giới hoàn toàn bán đảo Triều Tiên với nhận thức rõ ràng rằng, những nỗ lực của 4 chính phủ trước không đạt được mục tiêu này,” Psaki nói với truyền thông trên Chuyên cơ Air Force One khi Biden bay sang Philadelphia. 

Chính phủ thông báo sẽ thực hiện đánh giá ngay sau khi Biden nhậm chức vào tháng 1. Psaki cho hay, các viên chức tư vấn với chuyên viên bên ngoài, đồng minh và những người tiền nhiệm từ một số chính phủ trước. “Chính sách của chúng tôi sẽ không tập trung vào đạt được một nhượng bộ lớn, cũng không dựa vào sự kiên nhẫn có chiến lược,” Tuỳ viên báo chí Toà Bạch Ốc nói. 

Cũng giống như chủ cũ Obama, Biden xem Bắc hàn có lẽ là tình thế khó xử nhất về chính sách đối ngoại đối với Hoa Kỳ và đồng minh. Nhưng những ý kiến của Psaki cho thấy, Tổng thống giữ thái độ cách biệt với chính sách hai luồn của Obama, trong đó tiếp tục đối thoại nếu có hành vi tốt, và chế tài hành vi xấu. 

Chính phủ Biden cũng tỏ dấu hiệu đang tìm cách tạo ra sự tiến bộ, trong đó những bước giải giới hạt nhân từ Bắc Hàn sẽ được đáp lại bằng những hành động tương ứng, gồm gỡ bỏ chế tài từ Mỹ. 

Không có sự nhắc đến những bảo đảm an ninh của Mỹ đối với Bắc Hàn hay chính thức chấm dứt chiến tranh liên Triều, cả hai vấn đề được Bình Nhưỡng đưa ra yêu sách và được đội ngũ của ông Trump cân nhắc trong một gói lớn hơn. 

Chính phủ Biden dự tính sẽ tập trung ít hơn vào phát triển mối quan hệ thân cận với Kim và tập trung nhiều hơn vào tư vấn với Nhật và Nam Hàn – hai đồng minh tỏ ra nghi ngờ những nỗ lực của ông Trump xem Kim là bạn hoặc nâng ông ta lên thành một chính khách quốc tế. 

Ngoại trưởng Antony Blinken lên kế hoạch họp bàn những điểm chính trong đánh giá chính sách và chiến lược mới khi gặp gỡ các đồng nhiệm từ nhóm G7 tại London vào tuần sau, trong đó Nhật là thành viên, còn Nam Hàn và Úc sẽ tham dự với tư cách khách mời. 

Chiến lược sẽ là chủ đề chính trong cuộc gặp gỡ cấp nguyên thủ quốc gia khi Biden tiếp Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-In tại Toà Bạch Ốc vào ngày 21 tháng 5. Ông Moon sẽ là lãnh đạo nước ngoài thứ hai viếng thăm Biden ở Washington, sau Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga vào giữa tháng 4. 

Các viên chức chính phủ Biden cũng tư vấn với các viên chức chính phủ ông Trump, những người đã tham gia vào hội nghị thượng đỉnh giữa Trump và Kim diễn ra tại Singapore vào tháng 6 năm 2018 cũng như cuộc gặp gỡ thứ hai vào tháng 2 năm 2019 tại Hà Nội. 

Đối thoại trực tiếp giữa các viên chức cao cấp hai chính phủ được tổ chức ở Thuỵ Điển vào tháng 10 năm 2019, và những nỗ lực của chính phủ Biden nhằm tìm cách nối loại các cuộc hòa đàm đều bị từ chối. 

Bắc Hàn bắn hỏa tiễn tầm ngắn vào tháng 3,  chỉ vài ngày sau khi em gái của Kim Jong Un đe dọa Mỹ và Nam Hàn vì hai bên đã tập trận chung. Những lần bắn thử này không bị cấm theo lệnh chế tài của Liên Hiệp Quốc. 

Vài ngày sau, Bình Nhưỡng phóng 2 quả hoả tiễn liên lục địa tầm ngắn ra biển, bất chấp nghị quyết của Liên Hiệp Quốc cấm Bắc Hàn bắn hoả tiễn như vậy. Lần bắn hoả tiễn này diễn ra sau chuyến công du của Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đến Nhật và Nam Hàn và tháng trước khi Washington thúc đẩy khôi phục lại đồng minh ở Á châu.

Trong chuyến đi này, Blinken chỉ trích gay gắt chương trình hạt nhân và hồ sơ nhân quyền của Bắc Hàn, cũng như gây sức ép để Trung Quốc sử dụng “ảnh hưởng to lớn” của họ để thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân. 

Hương Giang (Theo AP)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT