Thursday, March 28, 2024

Việt Nam tiếp tục phản đối Trung Quốc vấn đề tranh chấp Biển Đông

 

HÀ NỘI – (Reutes) Những hoạt động gần đây của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam trên vùng tranh chấp lãnh thổ Biển Đông, Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố hôm thứ Hai.

Lực lượng không quân của Trung Quốc cho biết các máy bay ném bom như H-6K đã hạ cánh và cất cánh từ các đảo và các rạn san hô ở Biển Đông như một phần của các tâp dợt huấn luyện tuần trước.

Các chuyến bay này “tăng căng thẳng, gây mất ổn định khu vực và không tốt cho việc duy trì một môi trường hòa bình, ở Biển Đông”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết trong một tuyên bố,

Philippines cũng bày tỏ “những lo ngại nghiêm trọng” hôm thứ Hai về sự hiện diện của các máy bay ném bom trong khu vực và bộ ngoại giao của họ đã thực hiện “hành động ngoại giao thích ứng trong trường hợp phản đối”.

Việt Nam và Trung Quốc từ lâu đã bị lôi cuốn vào trong các cuộc tranh chấp hàng hải ở Biển Đông mà Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng tuyên bố có chủ quyền đối với các vùng của lãnh thổ có tiềm năng giàu năng lượng trên biển.

“Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động như: chấm dứt quân sự hóa khu vực, và tôn trọng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa” bà Hằng nói, khi đề cập đến quần đảo Hoàng Sa.

Bà Hằng cho biết sự hiện diện của các máy bay ném bom trong khu vực có tác động bất lợi đến các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Trung Quốc và Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á về Quy cách Ứng xử tại Biển Đông.

Trong khi đó tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lu Kan kêu gọi các nước khác không nên chỉ trích những gì ông gọi là thao dợt quân sự thường lệ hằng năm.

Đầu tháng này, Việt Nam cũng yêu cầu Trung Quốc rút những thiết bị quân sự khỏi quần đảo Trường Sa gần đó trong vùng biển tranh chấp, vì theo báo cáo từ các cơ quan truyền thông Trung Quốc đã thiết lập các hệ thống hỏa đạn đạo ở đó.

Đáp lại, Trung Quốc cho biết việc khởi động trang bị hệ thống phòngg thủ trên đảo là quyền của họ, và thêm rằng những trang bị giúp bảo vệ hòa bình và ổn định của khu vực và “không nhắm mục tiêu đến bất kỳ quốc gia nào”.

Công ty dầu khí quốc gia PetroVietnam của Việt Nam đã nói căng thẳng hàng hải với Trung Quốc sẽ làm tổn thương các hoạt động thăm dò và sản xuất ngoài khơi của cộng ty.

Vào tháng 3, công ty tuyên bố hãng Repsol của Tây Ban Nha về việc ngưng dự án khai thác dầu ngoài khơi Việt Nam dưới áp lực từ Trung Quốc.

Tuần trước, một đơn vị công ty dầu mỏ quốc doanh Nga Rosneft cũng bày tỏ lo ngại rằng việc khoan dầu gần đây của họ có thể gây xáo trộn với Trung Quốc trong khu vực.

Ngọc Thạch (Yahoo News)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img