Thursday, March 28, 2024

Một “Tuyên ngôn Quyền lợi Chính thức” cho vùng tranh chấp Biển Đông?

STRAITSTIMES – Mười lăm năm trước, sau những cuộc đàm phán gay cấn, Asean và Trung Quốc đã thất bại trong việc thống nhất một bộ quy luật ứng xử (COC) có tính cách ràng buộc về mặt pháp lý. (Asean là tên viết tắt của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations), (COC, Code of Conduct)

Như một biện pháp dự phòng và giữ thể diện cho các bên, họ đã đồng ý về một Tuyên Bố không ràng buộc và mơ hồ về Cách Ứng Xử của các bên ở Biển Đông. (DOC, Declaration On Conduct)

Tuy nhiên, Bản Tuyên bố Quy luật Ứng xử đã không có hiệu quả thu hút lắm trong việc giảm căng thẳng, và nhận thức hổ tương thế nào là “hành vi xấu”.
Thật vậy, hầu hết các bên đã vi phạm một hoặc nhiều điều khoản của nó, một số lặp đi lặp lại.

Các quy định của Bản Tuyên Ngôn quy định về vấn đề thường xuyên hoặc liên tục bị vi phạm đó là sự thỏa thuận giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ và thẩm quyền của họ “thông qua các cuộc đàm phán thân thiện giữa các quốc gia có chủ quyền trực tiếp liên quan; “tránh sử dụng vũ lực”; và “thực hành sự kiềm chế trong các hoạt động có thể làm phức tạp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định “.

Trong 15 năm qua, các bên đã cố gắng đi đến thỏa thuận về một Quy luật Ứng xử (COC). Tuy nhiên,những gì họ đã làm được cho đến nay, là đồng ý về một “khung” lỏng lẻo cho một Quy luật Ứng xử. Triển vọng cho một Quy luật gắn kết, mạnh mẽ trong tương lai gần như là mờ nhạt.

Trở ngại chính là Trung Quốc không muốn có những lựa chọn của họ bị ràng buộc hay những nghĩa vụ của họ được nêu rõ chi tiết – một vị trí mà một số thành viên Asean đồng ý.

Tình hình đã trở thành bế tắc giữa một Trung Quốc vững vàng và một Asean bị chia cắt. Khả năng xảy ra xung đột bạo lực vẫn tồn tại, đặc biệt là nếu các cường quốc bên ngoài tiếp tục can thiệp.

Vì vậy, thay vì tập trung vào những gì các bên không thể và không nên làm, có lẽ họ nên tập trung vào những gì họ đồng ý mà họ có thể làm – đó là, tập trung vào các quyền sở hữu vốn có của họ ở Biển Đông.

Phương pháp tiếp cận tốt đẹp và nâng cao này sẽ tập trung vào việc đàm phán thỏa thuận về một “Tuyên ngôn Quyền lợi Chính thức” quốc tế và lợi ích cho các bên có chủ quyền và thẩm quyền pháp lý ở Biển Đông. Khi các bên này đồng ý, thì Dự luật có thể được mở ra cho sự đồng thuận của những quốc gia khác. Ngôn ngữ sẽ là cơ bản và mỡ trống, giống như trong khuôn khổ Bản Tuyên Ngôn Cách Ứng Xử và Quy luật Ứng Xử (DOC và COC). Nhưng nó sẽ tích cực và “có thể làm được”.

Một số quyền này có tính tổng quát nhưng có liên quan đặc biệt đến Biển Đông, và do đó cần phải lặp lại, giống như một số từ ngữ trong khuôn khổ Tuyên Ngôn Quy luật Ứng Xử (DOC) và Quy luật Ứng Xử (COC).

Trung Quốc đang thực hiện việc cải tạo đất ở các rặng san hô, Mischief Reef, trong quần đảo Trường Sa đang tranh chấp ở Biển Đông, trong bức ảnh năm 2015 này Trung Quốc đang thực hiện việc cải tạo đất ở Mischief Reef. PHOTO: REUTERS

Thỏa thuận về các quyền và ngôn ngữ tích cực đó có thể tạo ra sự tự tin cần thiết để thuyết phục sự đồng ý trên một quy luật ứng xử, và quy luật này nên tập trung chính yếu vào những hạn chế và nghĩa vụ.

Tuy nhiên, nó có thể là một sự hướng dẫn để hành xử, theo nghĩa là nếu các bên không thể đồng ý về một quyền cụ thể, một quốc gia khẳng định và thực hiện điều đó sẽ hành động đơn phương một cách rõ ràng, chứ không phải với sự đồng thuận của các bên khác.
Bản Tuyên ngôn Quyền lợi này sẽ có trọng lượng về đạo đức bình đẳng với những hạn chế và trách nhiệm của một Quy luật Ứng xử, và cuối cùng có thể được kết hợp vào Bản Tuyên ngôn.

Những quyền lợi nào các bên có thể khẳng định lại?

Có lẽ, trước hết và quan trọng hơn hết là họ cần tái khẳng định với tư cách là thành viên của Liên Hiệp Quốc, các bên có quyền được đối xử bình đẳng và theo các nguyên tắc quốc tế được thừa nhận về luật pháp quốc tế.

Trong thực tế, các bên cũng được hưởng các quyền và lợi ích thể hiện trong Hiến chương của LHQ. Là những người phê chuẩn Công ước của LHQ về Luật Hàng hải hoặc Công ước LHQ năm 1982, các bên cũng được hưởng và thực hiện các quyền và lợi ích trong đó. Nếu không có sự đồng ý về “Quy luật Ứng xử”, (COC) các bên có các quyền và lợi ích được cung cấp bởi Bản Tuyên ngôn của Quy tắc Ứng xử.(DOC)

Các đặc điểm khác cần được thỏa thuận có thể là quyền duy trì vị trí của họ đối với các yêu cầu đối với các cơ sở ưu tiên, các quyền chủ quyền, hoặc thẩm quyền trong lãnh thổ tuyên bố của họ, luôn cả lãnh hải, thềm lục địa, và Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ), quyền sử dụng hòa bình, và quyền tự do hàng hải trong vùng Biển Đông. (EEZ, Exclusive Economic Zone)
Nó cũng rất quan trọng để khẳng định lại quyền không bị đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong các giao dịch của họ với các bên khác, và quyền mong đợi các bên khác hành xử những khác biệt của họ một cách xây dựng.

Hơn nữa, về căn bản, các bên có thể đồng ý rằng họ có quyền giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ, thẩm quyền và những khác biệt khác thông qua sự đàm phán thân thiện giữa các quốc gia có chủ quyền trực tiếp liên quan, mà không có sự can thiệp hoặc can thiệp từ bên ngoài.

Điều này đã được đồng ý trong Bản Tuyên ngôn Quy luật Ứng xử (DOC). Thỏa thuận như vậy sẽ không loại trừ việc sử dụng quy trình giải quyết tranh chấp của Công ước LHQ năm 1982, nhưng có thể khẳng định rằng các bên đồng ý họ có quyền giải quyết trực tiếp sự khác biệt nếu họ thích.

Một số người có thể xem đề nghị này một sự chuyển hướng. Trong một nghĩa nào đó, nó là một sự chuyển hướng để đi quanh một trở ngại không thể lay chuyển trên con đường tiến về phía trước. Các bên sẽ có mâu thuẫn, và chắc chắn là những điều họ không nên làm. Tuy nhiên, trong khi giới hạn các lựa chọn của họ trên một mặt, họ sẽ có thể thực hiện các quyền của họ trên mặt khác. Vấn đề là đồng ý về những các quyền lợi “đúng” và “sai”.
Hãy rõ ràng. Trung Quốc và Asean đều đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan trong quan hệ quốc tế nỗ lực đạt được một thỏa thuận về một Quy luật Ứng xử (COC).

Trung Quốc không muốn bị xem như là không khoan nhượng và là một kẻ bắt nạt trong vấn đề liên quan đến ASEAN hay những quốc gia liên quan trong vùng tranh chấp Biển Đông. TQ muốn giải tỏa căng thẳng và làm giảm cơ hội cho những nước bên ngoài như Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nhật Bản can thiệp vào lợi ích chính trị hoặc quân sự của các tranh chấp. Nhưng họ cũng không muốn mất các lợi ích cốt lõi của họ ở Biển Đông.

Trong khi đó, ASEAN cần chứng minh cho chính họ và những quốc gia khác rằng họ có thể thống nhất và điều hành thành công các vấn đề quốc tế khó khăn đó trong khu vực.

Điều này lại quan trọng cho Trung Quốc vì họ mong muốn được coi là một trong những nước lớn, chính yếu trong việc ngăn cản các quốc gia bên ngoài và duy trì hòa bình và an ninh của khu vực.

Có lẽ tất cả các bên có liên quan sẽ không thích sự tiếp tục của môi trường an ninh ngày càng căng thẳng và dễ bị xung đột. Và tình trạng hiện tại có thể dễ dàng lung lay ra khỏi trạng thái cân bằng.

Một khẳng định đồng thuận về quyền của họ có thể chỉ giúp ổn định tình hình ở Biển Đông.

Ngọc Thạch (Theo Straitstimes)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img