Monday, March 18, 2024

Đài Loan là con cờ trong ván bài thương lượng với Trung Quốc của Hoa Kỳ?

TAIPEI (AFP) – Ngoại giao chưa bao giờ dễ dàng đối với Đài Loan và ngày càng trở nên phức tạp hơn vì họ đang bị giằng co giữa Hoa Kỳ với một nhà lãnh đạo không thể đoán trước và Trung Quốc ngày càng quyết đoán, khẳng định hòn đảo tự cầm quyền này là một phần lãnh thổ của đại lục.

Trong tuyên bố mạnh mẽ nhất của nữ Tống thống Đài Loan Thái Anh Văn trước áp lực từ Trung Quốc, đổ lỗi cho Bắc Kinh sau khi cắt đứt quan hệ hôm thứ Năm (24 tháng 5) với Đài Bắc.

Bà Thái cho biết Trung Quốc đang tỏ ra bất an về “những phát triển quan trọng hơn trong quan hệ giữa Đài Loan – Hoa Kỳ, và các quốc gia cùng chí hướng khác”.

Mỹ vẫn là đồng minh mạnh nhất và là nguồn cung cấp vũ khí hàng đầu cho Đài Loan, mặc dù Hoa Kỳ đã từ bỏ quan hệ ngoại giao chính thức vào năm 1979 để công nhận Bắc Kinh.

Trong những tháng gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một dự luật ‘Du Lịch” mở đường cho các chuyến thăm lẫn nhau của các viên chức cao cấp và Washington đã chấp thuận chờ đợi một giấy phép cần thiết để bán công kỷ nghệ chế tạo tàu ngầm cho Đài Loan.

Tuy nhiên, trong khi mối quan hệ của Đài Loan với Hoa Kỳ là điều cần thiết đối với an ninh của họ, Đài Loan cũng phải bảo vệ chống lại việc đe dọa Trung Quốc, một mối đe dọa quân sự lớn nhất, và thị trường thống trị nền kinh tế định hướng xuất khẩu của hòn đảo này.

Các viên chức Bắc Kinh đã mô tả các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc gần Đài Loan như một lời cảnh cáo chống lại chủ quyền của mình. Các nhà phân tích nói rằng đó cũng là một thông điệp gởi tới Washington.

Trong khi Đài Loan tự gọi mình là một quốc gia có chủ quyền, hòn đảo này chưa bao giờ chính thức tuyên bố tách ra khỏi lục địa và Trung Quốc cho biết thống nhất là mục tiêu cuối cùng của họ.

Kể từ khi bà Thái lên cầm quyền cách đây hai năm, Bắc Kinh ngày càng trở nên thù địch và rất nghi ngờ về truyền thống độc lập của bà.

Trung Quốc đang sử dụng nỗ lực của mình để ngăn cản Đài Loan trong các cuộc họp quốc tế và gây áp lực cho các công ty công nhận hòn đảo này là một tỉnh của Trung Quốc trên trang web của họ.

Để giảm thiểu sự đàn áp của Bắc Kinh, Đài Bắc cũng đang nỗ lực phối hợp để giành được nhiều ủng hộ quốc tế hơn.

Bà Thái đang theo đuổi hoạt động kinh doanh mới và hợp tác với các quốc gia khác, bao gồm cả “chính sách hướng nam”, nhắm tới 16 quốc gia Nam và Đông Nam Á, cũng như Úc và New Zealand.

Nữ Tống thống Đài Loan Thái Anh Văn. Photo Credit: Getty

Nhiều quốc gia hơn bao giờ hết đã lên tiếng ủng hộ Đài Loan sau khi Bắc Kinh ngăn chặn họ từ một cuộc họp lớn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi đầu tháng này, bà Thái người cho rằng đây là một dấu hiệu cho thấy hòn đảo đã được công nhận toàn cầu.

Ông Jonathan Sullivan, giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc tại Đại học Nottingham cho biết: “Đài Loan cần hình thành một liên minh rộng lớn hơn của những người bạn sẵn sàng để bổ sung sự hỗ trợ từ Mỹ.

Các nhà quan sát nói rằng sự thất vọng ngày càng tăng với Bắc Kinh về những cử chỉ ủng hộ mới nhất từ ​​Mỹ đối với Đài Loan trong khi căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới leo thang và lo ngại về sự quyết đoán của Trung Quốc trong khu vực.

Quan hệ với Trung Quốc “không còn phục vụ lợi ích của Mỹ”, ông William Stanton, người đứng đầu Viện Nghiên Cứu Hoa Kỳ tại Đài Loan (American Institute in Tawan, AIT) nói.

Có thể cho rằng Đài Loan là nơi tự do nhất ở Châu Á, Đài Loan tương phản hoàn toàn với nhà nước độc đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc và là đồng minh chiến lược Thái Bình Dương của Washington chống lại tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, một số nhà quan sát đưa ra cách tiếp xúc thất thường của ông Trump đối với chính sách đối ngoại và lo sợ Đài Loan có thể được sử dụng như một món đồ trong các cuộc đàm phán của ông với Trung Quốc.

“Có vẻ như là tình hình ở Mỹ báo trước tốt cho Đài Loan. Nhưng cho đến nay, chúng tôi chưa nhìn thấy những  lợi ích mang lại cho chúng tôi”,  ộng Teng Chung-chian, một giáo sư ngoại giao tại Đại học Quốc gia Chengchi của Đài Bắc nói.

Mỹ đã không đưa ra các biện pháp bảo hộ thương mại đặc biệt cho Đài Loan, như giảm giá thép và nhôm, ông nói thêm.

Bất kỳ hỗ trợ nào của Hoa Kỳ nêu bật tuyên bố chủ quyền của Đài Loan cũng có thể gây ra một “phản ứng khắc nghiệt” từ Bắc Kinh, ông Kharis Templeman, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Stanford, nói.

Nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Wu đã bác bỏ khả năng Đài Loan được sử dụng như một con cờ thương lượng của Mỹ, nói rằng hòn đảo này có “những người bạn tốt” trong chính quyền TT Trump.

“Đài Loan, chính họ cũng là một diễn viên trên sân khấu chính trị,” ông nói thêm.

“Chúng tôi cũng có thể cố gắng điều chỉnh những gì mang lợi ích tốt nhất cho Đài Loan, và cố gắng tìm chính sách phù hợp với Đài Loan.”

Ngọc Thạch (Theo Straitstimes)

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img