Thursday, March 28, 2024

Các nước ngoài kỳ vọng gì chuyến đi Á Châu của TT Trump?

SCMP – Sự thay đổi chỉ vài giờ trước khi TT Trump đáp xuống Tokyo vào cuối tuần này  là không ngạc nhiên lắm đối với bất cứ ai biết qua 11 tháng hỗn loạn của Tổng Thống Donald Trump tại Tòa Bạch Ốc.

Cho dù thay đổi ở phút cuối cùng, nếu ông Trump tham dự Hội nghị Cao cấp Đông Á, EAS (East Asia Summit (EAS) ở Philipin thì điều này sẽ thuyết phục mọi người rằng Mỹ có chính sách chặt chẽ của vùng mà nay được gọi “Vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.

Điều rõ ràng là chuyến công du này rất quan trọng đối với TT Trump, và với Tòa Bạch Ốc nhấn mạnh rằng đây là chuyến đi dài nhất đến Châu Á bởi bất kỳ tổng thống nào trong 25 năm qua.

Tòa Bạch Ốc cũng cho hay chuyến đi của ông Trump “sẽ xác định cam kết của Mỹ đối với các liên minh và các cộng sự lâu dài của Hoa Kỳ.  TT Trump sẽ khẳng định vai trò lãnh đạo trong việc thúc đẩy một khu vực tự trị và mở rộng của Ấn Độ-Thái Bình Dương”, nhưng nói chung ưu tiên là vấn đề Bắc Hàn.

Chiến lược của Hoa Kỳ đối Trung Quốc như thế nào sau chuyến thăm Bắc Kinh của TT Donald Trump?

Tại Seoul và Tokyo, ông Trumhy sẽ trấn an các đồng minh Hoa Kỳ rằng cam kết của Washington vẫn vững chắc đối với vấn đề quốc phòng của họ khi đương đầu với mối đe dọa ngày càng tăng từ Bình Nhưỡng.  Trong khi đó nhóm lãnh đạo mới của Trung Quốc có thể trông chờ TT Trump yêu cầu họ làm nhiều hơn để thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạt nhân của họ và quay trở lại các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa.

Về phía Đông Nam Á, chuyến đi này TT Trump lên án các chương trình vũ khí hạt nhân và hỏa tiễn đạn đạo của Bắc Hàn, việc vi phạm luật lệ và việc gia tăng áp dụng lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên Bình Nhưỡng.  Những vấn đề này dường như sẽ chiếm ưu thế trong chương trình nghị sự.

Phản đối Bắc Hàn và yêu cầu các nước khác tham gia điệp khúc là một sự dễ dàng, với những vi phạm gần đây của Bình Nhưỡng về các nghị quyết: cuộc thử nghiệm vào ngày 3 tháng 9 về một vũ khí hạt nhân có kích cỡ 150 kiloton hoặc nhiều lần phóng hỏa tiễn đạn đạo gồm cả hai lần bay qua không phận Nhật Bản.

Hình : Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) kiểm tra một cuộc phóng tên lửa của tên lửa Hwasong-12 của nước này tại một địa điểm không được tiết lộ. Chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa của đất nước có thể sẽ chiếm ưu thế trong cuộc gặp gỡ của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump với các nhà lãnh đạo châu Á. Ảnh: AFP

Giải thích cây dù của Mỹ về chiến lược kinh tế và an ninh, các ưu tiên chung của Đông Á và những vấn đề khác. Việc TT Trump đưa ra viển ảnh của mình cho Đông Á tốt đẹp hay tồi tệ sẽ là yếu tố chính quyết định thành công chung của chuyến công du này.

Cuộc viếng thăm Tokyo sẽ là cả hai: vừa dễ dàng nhất và có khả năng khó khăn nhất trong hành trình của ông. TT Trump đã thiết lập một mối quan hệ vững chắc với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, và hai bên sẽ khẳng định trọng tâm của liên minh Nhật-Mỹ là nền tảng cho chiến lược an ninh của Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Thủ tướng Abe đang cố gắng duy trì mối quan hệ hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) dù TT Trump rút lui từ những gì được coi là một thỏa thuận thương mại “tiêu chuẩn vàng”. trong khi Washington đang thúc đẩy một hiệp định thương mại song phương, bao gồm 30% nền kinh tế toàn cầu . Trừ phi các phương tiện truyền thông đẩy  mạnh vấn đề, hai người sẽ cố gắng  về chủ đề này vì hiện tại vẫn còn nhiều khó khăn mà họ chỉ có là đồng ý, hay không đồng ý.

Một cách không chính thức TT Moon không thích lắm sự viếng thăm này vì sự căng thẳng đang có có thể tăng thêm.  Bình Nhưỡng chắc chắn không đủ điên để đe doạ Tổng thống Hoa Kỳ và mở ra cánh cửa cho sự trả đũa của sự lãnh đạo Hoa Kỳ.  TT Trump sẽ không đến thăm vùng phi quân sự vì không đủ thời gian và quan trọng hơn  TT Moon và nội các của ông sẽ có nhiều thì giờ hơn để thảo luận các khó khăn với vị khách danh dự này.

Liệu chuyến đi Châu Á của Tổng thống Mỹ Donald Trump có mang lại kết quả trong sự kiềm chế Bắc Hàn?

Cuộc viếng thăm Bắc Kinh có lẽ sẽ là hài lòng nhất nhưng chưa biết hiệu quả ra sao.

Một quan điểm về mối quan hệ Mỹ – Trung là cả hai cùng lợi (win-win solution). Hiện nay Washington đã quyết định không tố cáo Trung Quốc làm những gì Trung Quốc đã làm và không làm: thao túng tiền tệ, và Trung Quốc đang giả vờ giúp Mỹ thúc đẩy Bắc Hàn từ bỏ nhânhạt chương trình vũ khí.

Đúng vậy, như TT Trump tuyên bố, Chủ tịch Tập Cận Bình đang làm nhiều hơn bao giờ hết để gây áp lực lên Bình Nhưỡng.  Bắc Kinh đã không và không có khả năng đẩy Bình Nhưỡng đến bờ vực sụp đổ để buộc họ phải lựa chọn giữa sự sống còn về kinh tế và vũ khí hạt nhân.

Tòa  Bạch Ốc khẳng định rằng TT Trump cũng sẽ “gửi một thông điệp rõ ràng đối với các mối quan hệ kinh tế song phương sẽ bền vững về lâu về dài, Trung Quốc cần phải đối xử công bằng một cách hổ tương với các công ty Hoa Kỳ và chấm dứt các hành vi tham lam không thích hợp trong thương mại và đầu tư.”

Các khiếu nại đặc biệt của Hoa Kỳ tập trung vào việc áp đặt chuyển giao công nghệ kỷ thuật của Trung Quốc, thực tế là các công ty Mỹ đã bị đánh cắp một lượng lớn tài sản trí tuệ của họ, và sự thiếu hụt của cả hai bên trong việc cấp phép đầu tư cho các công ty dịch vụ. Những khó khă này hy vọng sẽ được giải quyết qua các cuộc đàm phán của hai vị lãnh đạo.

Chuyến thăm của ông Trump tới Đà Nẵng trong Hội nghị Lãnh đạo APEC dường như ít  được báo chí nói đến hơn các điểm dừng khác nhưng có thể là quan trọng nhất trong việc đưa ra chính sách thương mại tương lai của Hoa Kỳ.

Mọi người đều biết TT Trump đã rút khỏi TPP và bất kỳ hợp đồng thương mại nào mà ông không thương lượng. Nó không rõ ràng và mơ hồ những gì ông muốn hoặc tìm kiếm.

Tòa Bạch Ốc khẳng định rằng sự tham gia của ông Trump trong cuộc họp APEC sẽ “củng cố cam kết của Hoa Kỳ đối với một hệ thống kinh tế quốc tế công bằng, bền vững và dựa trên các quy tắc căn bản thị trường.” Chúng ta sẽ theo dõi phương cách hoạt động của ông trong APEC và phát biểu của ông tại Hội nghị Thượng đỉnh Cao cấp APEC, tại Đà Nẵng, để biết thêm chi tiết.

Chuyến đi ngắn ngủi của Trump tới Hà Nội cũng đã gây được sự quan tâm, với một số người Việt Nam tự hỏi liệu một “hợp tác chiến lược” của Việt Nam-Hoa Kỳ đang ở giai đoạn nào.

Trạm cuối cùng của TT Trump, tại Manila, sẽ bao gồm một cuộc họp song phương giữa Mỹ và Asean kỷ niệm 40 năm quan hệ Mỹ-Asean nhằm “tăng cường khả năng lãnh đạo của Mỹ trong việc thúc đẩy thương mại và kiến ​​trúc an ninh ở Đông Dương … dựa trên tự do và cởi mở và tuân thủ các quy tắc thuộc về luật.”

Chuyến viếng thăm có thể cung cấp những gì còn thiếu; cụ thể là một sự hiểu biết rõ ràng về chiến lược kinh tế và an ninh về Đông Á của Mỹ. Chính quyền của George HW Bush và chính quyền Clinton đã công bố bản Tường trình Chiến lược Đông Á đưa ra các ưu tiên và chính sách cho khu vực.

Một tường trình của các vị tiền nhiệm đã quá hạn đưa các vấn đề chiến lược và chính sách riêng rẽ cá nhân.  Tuy nhiên cuộc thăm viếng này của TT Trum sẽ đưa ra vào một tầm nhìn rộng lớn hơn.

Ngọc Thạch (Theo SCMP)

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img