Friday, March 29, 2024

LHQ: Phụ nữ nghèo đói nhiều hơn đàn ông trên toàn thế giới

 

The Washington Post – Phụ nữ nghèo đói và bị phân biệt đối xử nhiều hơn đàn ông, theo báo cáo mới nhất của Liên Hiệp Quốc. Nghiên cứu “Chuyển Lời hứa thành Hành động: Bình đẳng giới trong Chương trình Nghị sự 2030 vì Phát triển Bền vững” xem xét về nhiều mặt chính trong cuộc sống của phụ nữ trên thế giới.

Nghiên cứu này gắn liền với Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững, đưa ra một số mục tiêu toàn cầu như xóa đói nghèo và đưa trẻ em đến trường.

Nghiên cứu này cho thấy điều kiện sống của phụ nữ thua nam giới ở hầu hết các lĩnh vực.

Nghiên cứu cho thấy 122 phụ nữ trong độ tuổi 25 – 34 sống trong nghèo đói, so với 100 nam giới cùng độ tuổi. Tỉ lệ phụ nữ sống trong các hộ nghèo là 12.8%, so với mức 12.3% ở nam giới; tức là có 5 triệu phụ nữ đang phải vật lộn với nghèo đói nhiều hơn nam giới.

Theo các tác giả của nghiên cứu, phụ nữ khó thoát nghèo hơn bởi vì họ ít được tiếp cận với việc làm và cơ hội kinh tế. Ở nhiều nơi, luật pháp không cho phép phụ nữ được thừa kế tài sản, sở hữu đất hoặc mở thẻ tín dụng. Kể cả khi phụ nữ tìm được việc làm, họ cũng nhận ít lương hơn đàn ông. Phụ nữ cũng có ít thời gian để làm việc vì họ phải cân đối với công việc nhà, nấu ăn và chăm con.

Phụ nữ cũng dễ bị thiếu thốn lương thực hơn đàn ông trên 2/3 thế giới. Khi xảy ra khủng hoảng, báo cáo cho thấy phụ nữ thường có xu hướng bị đói khát nhiều hơn nam giới. Mặc dù đây là vấn đề nhức nhối trên toàn thế giới nhưng tỉ lệ phụ nữ đối mặt với thách thức này cao nhất là ở sa mạc Sahara, Phi Châu.

Vào năm 2015, có 303,000 phụ nữ chết vì các vấn đề liên quan đến thai nghén và sinh sản trên toàn thế giới. Gần 2/3 trong số đó ở vùng hậu Sahara. Phụ nữ có thu nhập thấp càng dễ bị tổn thương hơn. Đây cũng là một thách thức ở Mỹ, quốc gia đã phát triển duy nhất có tỉ lệ tử vong do thai nghén hay sinh sản ngày càng tăng.

Phụ nữ cũng dễ bị tổn thương ở những hạn mục khác. Theo Liên Hiệp Quốc, cứ 1 trong 5 phụ nữ và trẻ em gái từ 15 – 49 tuổi từng bị bạn tình bạo hành về thể xác hoặc tình dục trong vòng 12 tháng qua.

Nghiên cứu cũng cho thấy là một số luật lệ trên thế giới khiến phụ nữ bị kỳ thị hợp pháp.

Tuy nhiên, cũng có một vài điểm sáng trong nghiên cứu, như nhiều phụ nữ được đi học hơn bao giờ hết, cũng như thời gian được đi học dài hơn. Trên toàn thế giới, 90.3% trẻ em gái trong độ tuổi đi học được đến trường vào năm 2015, so với 82.2% vào năm 2000. Đối với trẻ em trai, tỉ lệ cao hơn một chút với 91.9% nam sinh được đến trường. Tuy vậy, vẫn có khoảng 15 triệu trẻ em gái không có cơ hội được học đọc, học viết.

Đó là một thách thức đặc biệt cấp bách ở Phi Châu, nơi có 48.1% thiếu nữ bỏ học, so với 43.6% ở nam giới; tỉ lệ bỏ học ở tiểu học là 25.7% ở trẻ em gái và 21.7% ở trẻ em trai.

Một vấn đề khác là các trường học vẫn còn phải cung cấp đầy đủ cơ sở và vật dụng vệ sinh cho các em gái có kinh nguyệt.

Nam Phố (Theo The Washington Post)

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img