Friday, March 29, 2024

APEC 2017: Không nên kỳ vọng lĩnh vực Nhân quyền được nhắc đến nhiều

Vietnam – Cali Today news – Tính đến thời điểm hiện tại, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã tiến hành bắt bớ và kết án tù hơn hai mươi nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, đó là chưa kể con số hàng trăm người bị giấy mời, giấy triệu tập yêu cầu lên đồn Công an làm việc. Giới hoạt động dân chủ, nhân quyền cho đây là đợt bố ráp mạnh tay của nhà cầm quyền CSVN để dọn đường cho Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017 diễn ra tại Đà Nẵng từ ngày 6-11/11/2017. Vậy giới hoạt động có nên kỳ vọng Hoa Kỳ và các nước thành viên APEC can thiệp vào tình hình dân chủ, nhân quyền Việt Nam hay không ?…

Hoa Kỳ hiện tại đã thờ ơ nhân quyền Việt Nam…

Từ Khánh Hòa, nhà báo Võ Văn Tạo đã có cuộc trao đổi với Cali Today xoay quanh lĩnh vực nhân quyền và APEC. Theo nhà báo Tạo, giới đấu tranh dân chủ, nhân quyền kỳ vọng lĩnh vực nhân quyền được coi trọng ở Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017 tại Đà Nẵng thì trước hết phải hiểu APEC gồm những quốc gia nào? Đa phần APEC là những quốc gia nằm ở vùng Châu Á –Thái Bình Dương, những nước quan trọng như Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Trung Quốc… chúng ta đều biết tầm quan trọng của Hoa Kỳ rất lớn vì đây là cường quốc hàng đầu thế giới. Thế nhưng phải hiểu, mục tiêu của APEC là những vẫn đề liên quan đến Kinh tế, hợp tác và kinh tế chứ không phải trọng tâm chú trọng lĩnh vực nhân quyền. Hoa Kỳ luôn nói rằng, nhân quyền là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành chuyện hợp tác giữa các quốc gia, giữa Hoa Kỳ với các quốc gia khác. Đây là khẩu hiệu lâu nay nhưng chúng ta phải xét trong bối cảnh Hoa Kỳ qua các đời Tổng thống và Tổng thống Donald Trump hiện tại có gì khác biệt? Trục chiến lược Châu Á- Thái Bình Dương hiện tại có trở ngại nào đối với Hoa Kỳ? Nhà  báo Tạo phân tích:

«Thứ nhất, Hoa Kỳ không xem trọng lắm hợp tác với các nước vùng Châu Á-Thái Bình Dương bằng chứng là trước đây tính từ thời kỳ của Tổng thống Obama trở về trước đã dày công xây đắp Hiệp định thương mại tự do của khu vực (viết tắt là TPP). Thế nhưng, khi ông Donald Trump lên nắm quyền Tổng thống và Đảng Cộng hòa thắng thế Đảng Dân chủ đã chủ trương co cụm, tuyên bố ra khỏi TPP. Thừa cơ hội này, Trung Quốc muốn lắp lỗ trống này bằng việc lập một khối mậu dịch tự do do Trung Quốc lãnh đạo, Nhật Bản đứng trước mối lo sự trỗi dậy của Trung Quốc nên muốn kéo Hoa Kỳ trở lại TPP. »

Photo Credit: VOICE

Vậy thì Hoa Kỳ không quay lại TPP đã đành nhưng giả sử Hoa Kỳ quay lại TPP thì vấn đề cốt lõi của TPP vẫn là hợp tác và kinh tế là chủ yếu, điều này cho thấy và ai cũng có thể biết Chính phủ Donald Trump và Đảng Cộng hòa hiện tại đang cho thế giới thấy việc xem nhẹ lĩnh vực nhân quyền so với thời Chính phủ Tổng thống Obama và các đời Đảng Dân chủ lên nắm quyền trước đây. Nhà báo Tạo nói :

« Cho nên tôi nghĩ rằng không mấy kỳ vọng vào vấn đề Nhần quyền, giới đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam không nên đặt nhiều kỳ vọng vào kỳ APEC này. Liên quan đến vấn đề này thì mới đây tôi được biết có 40 chuyên gia và nhà hoạt động xã hội ở khắp nơi đã gửi thư cho các nhà lãnh đạo Việt Nam bày tỏ sự lo lắng về hai tù nhân chính trị “Mẹ Nấm” Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và bà Trần Thị Nga, những nổ lực này là đáng quý nhưng khó kỳ vọng ở ông Donald Trump. Ngoài ra con gái của Blogger Mẹ Nấm cũng gửi thư đến cho bà Melania Trump là vợ Tổng thống Donald Trump nhờ kêu gọi giúp đỡ, trả tự do cho Mẹ Nấm đề về đoàn tụ với gia đình, một số trang báo đài-truyền thông cũng đưa thông tin này và đây là lá thư thứ tư mà trước đó có ba lá thư bà Melania Trump chưa có trả lời. Tôi nghĩ rằng bà ấy không mấy quan tâm, như đã nói bối cảnh chung của Hoa Kỳ hiện dưới triều đại Donald Trump đang có xu hướng co cụm lại, chú trọng kinh tế, không mấy đặt nặng vấn đề nhân quyền.»

Từ TPP, thời điểm TPP bị «vỡ» giới đấu tranh dân chủ, nhân quyền Việt Nam đã đưa nhận định điều này vô hình chung đã đẩy Việt Nam vào thế càng xa Phương Tây và gần Trung Quốc hơn, sẽ có cuộc đàn áp khốc liệt đối với giới đấu tranh dân chủ, nhân quyền. Đến APEC 2017, Việt Nam là nước chủ nhà chắc chắn sẽ tận dụng mọi khả năng để có được sự thành công cao nhất, vậy thì khi Việt Nam gặt hái được những thành công như mong muốn sau APEC 2017 thì tình hình nhân quyền Việt Nam có khả quan hay không? Nhà cầm quyền CSVN có tiếp tục mạnh tay đàn áp giới hoạt động dân chủ, nhân quyền trong nước như hiện tại hay không? Nhà báo Võ Văn Tạo một lần nữa khẳng định TPP hay là APEC đều chú trọng chủ yếu vào lĩnh vực Kinh tế, lĩnh vực Nhân quyền có chăng cũng chỉ được quan tâm một phần nào đó nếu không nói là xếp bên lề.

«TPP chỉ nói về kinh tế và chỉ một phần có liên quan đến nhân quyền là bảo vệ đời sống cho người lao động, người công nhân trong điều kiện làm việc tồi tệ và lương thấp thì có gây sức ép nếu Việt Nam tham gia TPP thì phải đáp ứng điều kiện này»- Lời của nhà báo Tạo.

Còn APEC, xét bối cảnh các nước thành viên APEC nếu kỳ vọng lĩnh vực nhân quyền được nhắc đến có trọng lượng thì chỉ có Hoa Kỳ nhưng như đã nói trên, Chính phủ Donald Trump đã xem nhẹ lĩnh vực nhân quyền ngay từ khi mới lên nắm quyền. Những nước như Úc và Canada đoán chừng cũng có thể lên tiếng về vấn đề nhân quyền với lãnh đạo Việt Nam nhưng xét tiềm lực kinh tế ở các nước này cho thấy không đủ mạnh để áp lực lên nhà cầm quyền Hà Nội. Vì vậy …

«Kỳ APEC này tôi nghĩ vấn đề Nhân quyền ít được đặt ra và có đặt ra cũng ít thôi. Còn việc trao đổi Tù nhân lương tâm để lấy thuận lợi nào đó trong ban giao kinh tế với Việt Nam, tôi nghĩ hầu như là không có, nếu có cũng không đáng kể… tôi nghĩ là Hoa Kỳ hiện tại đã thờ ơ đi vấn đề nhân quyền Việt Nam rất nhiều so với thời kỳ Chính phủ Obama»- Nhà báo Tạo kết lời.

QUÊ HƯƠNG

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img