Cali Today News – Không ai có thể chối cãi rằng, chính đại dịch COVID-19 đã tàn phá nền kinh tế quốc gia và khiến nhiều người Mỹ không thể trả các khoản nợ thế chấp và nuôi sống gia đình, những người Mỹ có thu nhập thấp và trung bình đã bắt đầu tiết kiệm hết mức có thể trong đại dịch, và bây giờ, tình hình dịch bệnh đã khá hơn, nhưng người Mỹ hình như đã quen dần với những gì họ đã tiết kiệm, vô hình chung họ đã bỏ đi nhiều thứ nhằm để hỗ trợ sự phát triển lành mạnh cho toàn bộ nền kinh tế Hoa Kỳ.
Trong khoảng nửa năm cuối của năm 2019, người Mỹ đã tiết kiệm trung bình 7,3%, nhưng nửa năm đầu 2020, khi đại dịch mới bắt đầu, người Mỹ tiết kiệm trung bình 18,7%, và đáng kinh ngạc hơn với nửa năm cuối của năm 2020, người Mỹ tiết kiệm trung bình với 25,8% từ thu nhập trung bình của họ, đây là tỷ lệ tiết kiệm cao nhất trong lịch sử, kể từ sau Thế Chiến Thứ Hai.
Khi đại dịch ngày càng khả quan hơn, nền kinh tế Mỹ lại phải đối mặt với một thách thức mới nghiêm trọng. Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân vẫn còn ở mức cao: 14,9% vào tháng 4 và 12,4% vào tháng 5. Tuy nhiên với mức trợ cấp thất nghiệp hào phóng sẽ giảm đi và các gói ngân khoản cứu trợ với làn sóng tiền mặt dồi dào sẽ không còn, mức tiêu xài hiện đang bắt đầu giảm dần, việc người Mỹ cần phải duy trì mức tiết kiệm cá nhân cao sẽ đe dọa sự phát triển kinh tế, tiêu dùng vào năm 2022 và 2023.
Nói một cách đơn giản, một đô la tiết kiệm được là một đô la chưa xài đến, nhưng, nếu vì bất kỳ lý do nào, mức chi tiêu tiêu dùng tăng trở lại, thì điều đó sẽ giúp phát triển kinh tế, và chính phủ Biden đã tìm được cách giải quyết vấn đề kinh tế trong và sau đại dịch, đó là ngăn chặn thảm họa kinh tế trì trệ kéo dài bằng cách tăng thu nhập của người dân bằng các khoản chi trả khẩn cấp trong khi tỷ lệ tiết kiệm tăng vọt.
Những người Mỹ bị mất việc làm trong đại dịch đã nhận được hơn 600 tỷ USD tiền trợ cấp, và ba đợt ngân khoản cứu trợ của chính phủ đã đưa khoảng 900 tỷ USD vào túi của 90% hộ gia đình Mỹ, cho dù các thành viên của họ có thất nghiệp hay không, từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021. Vì vậy, bất chấp sự suy giảm lớn về nhu cầu kinh tế bởi tiết kiệm chi tiêu, GDP và tổng số việc làm chỉ thực sự sụt giảm trong quý 2 năm ngoái, khi phần lớn nền kinh tế đột ngột phải đóng cửa vì đại dịch lây lan mạnh.
Tuy nhiên, dữ liệu thu nhập cá nhân hàng tháng của Cục Phân tích Kinh tế cho thấy tổng tiền lương và thu nhập từ lương của người Mỹ đã tăng từ tháng này qua tháng khác kể từ mùa xuân năm ngoái. Vào tháng 11, tổng thu nhập từ tiền lương và tiền công ở Hoa Kỳ đã vượt quá mức trước đại dịch. Đây là điều đáng chú ý, vì trong những tháng gần đây, số lượng người Mỹ có việc làm vẫn thấp hơn mức trước đại dịch. Nhưng đối với những người vẫn đang làm việc, thì tiền lương và tiền công của họ vẫn tiếp tục tăng đều.
Trên thực tế, những người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở xuống, cộng đồng thiểu số, phụ nữ và những người sống ở vùng nông thôn đều thấy thu nhập trung bình hàng giờ của họ tăng với tốc độ hàng năm ít nhất là 3% trong suốt thời gian đại dịch.
Chắc chắn, GDP đã tăng với tốc độ 6,4% trong quý đầu tiên của năm nay, là hiệu suất tốt nhất trong 18 năm qua. Tuy nhiên, nhìn kỹ thì sự tăng trưởng GDP mạnh mẽ này được thúc đẩy bởi các đợt giải ngân cứu trợ lần 2 và 3 của chính phủ và hai đợt mở rộng phúc lợi thất nghiệp.
Kịch bản xấu nhất có thể xảy ra là tỷ lệ tiết kiệm cá nhân sẽ giảm xuống nhưng vẫn ở mức tương đối cao. Trong trường hợp đó, chính phủ có thể cố gắng thúc đẩy mọi người chi tiêu nhiều hơn và tiết kiệm ít hơn. Ví dụ, Quốc Hội có thể mở rộng tín dụng thuế ưu đãi cho người dân chi tiêu cho các tấm pin mặt trời để tiết kiệm năng lượng điện tiêu dùng cũng như tín dụng thuế lãi suất thấp cho việc mua xe điện trong những năm tới.
Nhưng liệu một nền kinh tế phát triển chậm hơn có phải là một cái giá hợp lý phải trả để giảm bớt mức tiết kiệm quá mức của những người Mỹ có thu nhập thấp và trung bình hay không?
Giờ đây với câu hỏi, tại sao người Mỹ lại tiết kiệm quá mức so với trước đây? Có phải vì họ muốn dành dụm để tài trợ cho việc học hành của con cái hoặc tiền hưu trí của chính họ hay không? Câu trả lời là KHÔNG! Người Mỹ đã học được sự tiết kiệm để đề phòng khả năng đại dịch khác xảy ra trong tương lai có thể tàn phá cuộc sống của họ, họ đã có được kinh nghiệm đau đớn từ đại dịch Covid-19 rồi, không còn đủ tiền để thanh toán các khoản nợ, tiền xe, tiền nhà chỉ trong 6 tháng là hết sạch.
Sau cơn mưa trời lại sáng, chúng ta đã vượt qua thời kỳ tăm tối và chết chóc nhất bởi đại dịch Covid-19 và cách giải quyết đại dịch tệ hại của một tên chích lén? bất tài, người Mỹ giờ đây có thể hỗ trợ một nền kinh tế vững mạnh bằng cách chỉ tiết kiệm cho các nhu cầu tương lai của họ và không còn gì để sợ hãi. Chính phủ sẽ tăng cường một số chi tiêu bổ sung, kết quả sẽ là tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và thu nhập lành mạnh, ổn định, người Mỹ sẽ tiết kiệm ít đi và chi tiêu cao hơn để cùng phát triển đất nước.
Tham khảo:
https://edition.cnn.com/2020/05/12/investing/jobs-coronavirus-consumer-spending-debt/index.html
https://www2.deloitte.com/us/en/insights/economy/us-consumer-spending-after-covid.html
Việt Linh