Thursday, March 28, 2024

LIỆU NỀN KINH TẾ MỸ VÀ THẾ GIỚI CÓ “CHỐNG LẠI” TRUMP?

Washington Post – Có suy thoái hay không – đó là vấn đề.

Ngày càng có nhiều bằng chứng về một cuộc suy thoái có thể xảy ra. Nếu điều này thành hiện thực, Tổng thống Trump có thể sẽ mất đi cái thế mạnh mẽ nhất của mình cho việc tái tranh cử: Đó là một nền kinh tế mạnh mẽ.

Như đã biết, tỷ lệ tán thành của Trump vẫn luôn ở mức dưới 50%. Thông thường, tỷ lệ này nằm lơ lửng ở mức cao 30% và mức thấp của 40%. Ngay cả mức tán thành thấp cũng phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế mạnh mẽ.

Hãy xem kết quả của một cuộc thăm dò của ABC được thực hiện vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7. Tỷ lệ tán thành chung của Trump là 44%, so với 53% không tán thành. Nhưng tỷ lệ ủng hộ thấp này cũng đã bao gồm sự ủng hộ của công chúng đối với kết quả kinh tế của ông, với 51% tán thành và 42% không tán thành. Trên mọi lãnh vực khác, công chúng không tán thành việc làm của ông ấy.

Về nhập cư, công chúng không tán thành với  tỷ lệ chênh lệch với 40% so với 57%. (Trong tất cả các con số so sánh này, tỷ lệ tánh thành của Trump là đứng trước.) Về thuế, tỷ lệ tán thành và không tán thành là 42% so với 49%. Về chăm sóc sức khỏe, là 38% so với 54%. Dưới đây là các kết quả còn lại: Về các vấn đề liên quan đến phụ nữ, ông ta bị tỷ lệ 32% so với 56%; về phá thai, 32% so với 54%; về bạo lực súng đạn, 36% so với 52%; về chính sách đối ngoại, 40% so với 55%; về biến đổi khí hậu, 29% so với 62%.

Việc Trump mất lợi thế về kinh tế rõ ràng sẽ khiến ông khó giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử. Một điều rõ ràng sẽ là sai lầm nếu đảng Dân chủ có thể trở nên quá tự tin đến mức họ đề cử ai đó ở khuynh hướng cực tả đối với hầu hết người Mỹ.

Đối với hầu hết thời gian nhiệm kỳ tổng thống của Trump, tin tức kinh tế đã ở mức thuận lợi. 

Vào tháng 7, sự tăng phát của kinh tế hiện nay đã trở thành dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ sau hơn 10 năm, theo xác định của Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia. NBER thường tuyên bố suy thoái nếu nền kinh tế sa sút trong hai quý liên tiếp – nghĩa là thất nghiệp tăng và sản lượng giảm.

Điều đe dọa đối với bức tranh lạc quan này đang gia tăng. Tuần trước thật hỗn loạn. Trump đe dọa sẽ đánh thuế 10% đối với khoảng 300 tỷ đô la xuất cảng của Trung Quốc sang Hoa Kỳ. Thay vì đầu hàng, Trung Quốc đã trả đũa bằng cách để đồng tiền của mình, đồng Nhân dân tệ mất giá xuống dưới tỷ lệ tượng trưng là 7 nhân dân tệ cho một đồng đô la. Một nhân dân tệ rẻ hơn sẽ làm cho hàng xuất cảng của Trung Quốc trở nên cạnh tranh hơn, bù đắp vào sự ảnh hưởng của mức thuế quan của Trump.

Trump đã trả lời bằng cách tuyên bố Trung Quốc là một kẻ thao túng tiền tệ.

Tất cả điều này đang kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế chậm chạp. Thuế quan cao hơn làm tăng giá cho người tiêu dùng và doanh nghiệp, làm giảm sức mua của họ. Vào cuối tháng 7 – trước cuộc khủng hoảng gần đây nhất – Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã hạ thấp triển vọng kinh tế. Sự giảm lãi suất được coi là bằng chứng cho thấy các nhà đầu tư đang tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn cho đồng tiền của họ.

Hầu hết các nhà kinh tế đều chưa dự đoán sự suy thoái kinh tế, nhưng họ đã ngả theo khuynh hướng đó. Lewis Alexander của Nomura Securities International dự kiến ​​tăng trưởng của nền kinh tế sẽ chậm lại dưới mức 2% nhưng không đi vào lãnh vực suy thoái. Joel Prakken của IHS Markit nói rằng các mô hình của họ thấy tình trạng suy thoái sẽ xảy ra trong vòng một năm ở mức 1 trong 3.

Mark Zandi của f Moody’s Analyticscó vẻ bi quan hơn. Các nền kinh tế của Hoa Kỳ và toàn cầu đang đứng trước một cuộc suy thoái trừ khi nào Tổng thống Trump lùi bước trước mối đe dọa gia tang thuế quan mới nhất của mình, ông viết như thế trong một bài bình luận. Sự kết hợp giữa thuế quan cao hơn, giá cả cao hơn và các yếu tố khác đã làn mất đi gần 300.000 việc làm của Hoa Kỳ, ông ước tính như thế.

Trump dường như nhận thức sâu sắc về các mối đe dọa đối với việc tái tranh cử của mình. Ông liên tục tấn công Quỹ Dự trữ Liên bang vì không hạ lãi suất ngắn hạn sớm hơn; Ông cũng chấp nhận một ngân sách liên bang với thâm hụt rất lớn. Những yếu tố này góp phần tạo nên sự kích thích truyền thống để giữ cho nền kinh tế tiếp tục phát triển.

Nếu làm như thế mà kinh tế không lên, thì Trump cũng không tự trách mình, mà chính Quỹ Dự Trữ Liên Bang và Trung Quốc mới là những yếu tố lý giải cho cuộc suy thoái tiếp theo.

Nguyễn Dương/Cali Today
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img