Thursday, March 28, 2024

Loài người đi đâu khi nguồn năng lượng cạn kiệt và trái đất ô nhiễm nặng nề?

Liệu loài người có thích hợp với môi trường mặt trăng hay Sao Hoả không?

Từ hậu bán thế kỷ 20 cho đến nay con người có những tiến bộ nhảy vọt về khoa học chưa từng thấy. Tất cả so với đầu thế kỷ 20 cũng đủ là những điều kỳ diệu và đáng tự hào. Những tiên đoán khoa học rằng con người sẽ có những “phòng thí nghiệm không gian” Sky Lab, những vé du hành đi quanh vũ trụ spacetrip, những tiên đoán này đã trở thành sự thật. Nhưng nếu có khả năng bước vào không gian với mức độ ‘di dân rầm rộ’ liệu con người có thích hợp hơn địa cầu hiện nay hay không? Rồi khi các nguồn năng lượng địa cầu thực sự cạn kiệt loài người sẽ đi về đâu thích hợp?

hình :TRẠM KHÔNG GIAN VÀ PHI THUYỀN LÊN SAO HỎA
hình :TRẠM KHÔNG GIAN VÀ PHI THUYỀN LÊN SAO HỎA

Khi con người chưa thoát ra luật hấp dẫn của trái đất do đó phải khai thác nhiều nguồn năng lượng thiên nhiên để tạo ra nguồn động lực (máy bay, tàu, xe, hoả tiễn) xây dựng … NGUỒN NĂNG LƯỢNG ĐỊA CẦU CẠN KIỆT là những thách đồ mà con người đang đối diện, không thể nào tránh được.

THÁCH ĐỐ VỀ LƯỢNG KHÍ THẢI CO2

bảng khí thải carbon dioxid trên thế giới

Year                                                Carbon Emissions
2013                                           9.9 billion metric tonnes (GtC)
2012                                           9.7 billion metric tonnes (GtC)
2011                                            9.47 billion metric tonnes (GtC)
2010                                          9.19 billion metric tonnes (GtC)
2009                                         8.74 billion metric tonnes (GtC)
2008                                         8.77 billion of metric tonnes (GtC)
2007                                         8.57 billion metric tonnes (GtC)
2006                                         8.37 billion metric tonnes (GtC)

Thách đố về Global Warming- Trái đất nóng lên: nhu cầu di chuyển cùng vận tải nói khác đi con người phải đốt nhiên liệu hóa thạch để chuyển động và chuyển vận cũng như tiêu thụ nhiên liệu cho bao nhu cầu khác ngay cả bao nhiêu chương trình không gian cũng không thoát khỏi phạm vi NĂNG LƯỢNG hay sự đốt. Nhiệt độ tăng dần của trái đất sẽ biến trái đất dần hồi hoàn toàn thành một hành tinh khác trong đó con người hiện tại sẽ biến mất hay nói khác đi là sự tận diệt (extinction). Những loài khủng long một thời kỳ đã bị diệt chủng vì không thích nghi trong một môi trường nào đó của địa cầu trong thời gian nào đó là một ví dụ.

THÁCH ĐỐ VỀ NGUỒN NHIÊN LIỆU HÓA THẠCH CẠN DẦN

Những mỏ dầu vùng Bắc Hải có một quá khứ gần 150 triệu năm để hình thành , khối than đá của xứ Sương Mù Anh Quốc cần đến 300 triệu năm mới có . Thế mà chỉ cần cuộc cách mạng kỹ nghệ phát triển trong 200 năm thôi cũng đủ ngốn gần cạn đưa đến hậu quả về biến đổi khí hậu hiện nay. Những mỏ nhiên liệu trên trái đất dù ở Trung Đông hay Biển Đông , dù Bắc hay Nam Mỹ cũng cần tới hàng trăm triệu năm hình thành và loài người chỉ cần vài trăm năm để xài cạn nó và chúng sẽ ra đi vĩnh viễn không còn tái tạo lại bao giờ. Theo ước tính có tính khoa học hàng năm loài người dùng hết 4 tỷ tấn nhiên liệu hóa thạch.

Theo mức dân số hiện tại khoảng năm 2052 thì các nguồn nhiên liệu hóa thạch trên địa cầu sẽ cạn kiệt. Nếu chúng ta tăng cường dùng than đá hay khí gas thế vào thì cũng kéo dài tới năm 2060 là cạn nguồn nhiên liệu hóa thạch còn tồn dưới mặt đất. Vấn đề này chúng ta chưa kể tới dân số địa cầu gia tăng càng lúc càng đông. Trong hình vẽ này nguồn năng lượng sẽ cạn dần tới cái mức cuối cùng là năm 2088 một thời điểm chua cay và khốn cùng cho nhân loại đến nỗi một bộ trưởng Arab Saudi nói một câu đầy bóng gió ” Thời Đại Đồ Đá chấm dứt không phải vì hết đá, mà thời đại “đồ dầu ” chấm dứt sớm trước khi thế giới cạn kiệt dầu ” Có gắng hết mức năm 2088 là năm cuối cho sự cạn kiệt nhiên liệu hóa thạch hay chăng? câu trả lời là chưa vì con người còn khám phá ra nhiều mỏ mới khác nhưng càng lúc càng ít dần vì không còn nơi nào bí mật trên địa cầu này. Các nguồn năng lượng thay thế từ gió , điện mặt trời , nguyên tử v v nhưng không thế hết cho mức độ tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch nếu không có những phát minh vĩ đại ngay từ bây giờ.

THÁCH ĐỐ VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỊA CẦU

biểu đồ chỉ rõ ràng sự tăng vọt khí CO2 trong khí quyển cao nhất trong vòng 200 năm phát triển kỹ nghệ loài người từ 1800-2000.
biểu đồ chỉ rõ ràng sự tăng vọt khí CO2 trong khí quyển cao nhất trong vòng 200 năm phát triển kỹ nghệ loài người từ 1800-2000.

“Biến đổi khí hậu là một vấn đề hết sức nghiêm trọng mà chúng ta đang đối mặt nó còn nguy hại hơn cả sự đe dọa của chủ nghĩa khủng bố ” Sir David King cựu chủ tịch Cố Vấn Khoa Học -United Kingdom

Mức độ đậm đặc về khí Dioxid Carbon trong quá trình phát triển kỹ nghệ trong 200 năm nay lại bằng múc độ gia tăng CO2 trong quá khứ 800,000 năm? Sự so sánh này để chỉ ra mức khí thải của con người sống trong thời gian này lên cao quá mức. Hiện nay các nhà khoa học về khí hậu đều đồng ý rằng nhiệt độ trái đất đã tăng lên 2 độ đang làm cho nguy cơ 20 đến 30% chủng loài sinh vật địa cầu có nguy cơ tuyệt chủng. Loài người đang chứng kiến các thiên tai khác xưa , dồn dập hơn từ hạn hán cho đến mưa bão. Diện tích băng tại Nam và Bắc cực đang co lại. Nguồn nhiên liệu đốt cháy cho các nhà máy điện hiên nay đang nhả nhiều khí CO2 vào khí quyển , các nhà máy tại các nước đang phát triển và đã phát triển cũng góp phần lớn mức gia tăng này.

LOÀI NGƯỜI ĐI ĐÂU KHI NGUỒN NĂNG LƯỢNG CẠN KIỆT VÀ TRÁI ĐẤT Ô NHIỄM NẶNG NỀ?

Cần hàng tỷ năm trái đất mới có một môi trường sinh thái của thời đại hôm nay và chỉ vài trăm năm con người đã phá hỏng môi trường này một cách có hệ thống dù không muốn xảy ra.

Trong lúc thiên cư đi hành tinh khác là chuyện viễn tưởng và dù có đi được cũng không thích hợp cho con người. Đây là một thách thức cuối cùng cho nhân loại nếu không có phương pháp giải quyết vĩ đại ngay bây giờ. Mỗi khi nhìn lên truyền hình chúng ta thấy chiếc hỏa tiễn khổng lồ lại đốt một khối nhiên liệu cũng khổng lồ không kém để đem một số vật liệu tiếp tế cho trạm không gian thì rõ ràng loài người chưa có phương tiện tối ưu nào để thoát được định luật hấp dẫn của trái đất .

Khi anh nông phu trong thời đại nông nghiệp phát triển còn lệ thuộc vào nhiên liệu dầu mỏ để cày các cánh đồng thì chúng ta thấy nguồn thưc phẩm cho con người đang bị đe dọa bởi sự cạn kiệt dầu mỏ trong tương lai. Những chuyến viễn hành đi qua hành tinh khác là chuyện của hàng ngàn năm trước mắt, nhưng chuyện cơm áo gạo tiền cho gần 8 tỷ người vao` năm 2024 ? trong vòng 10 năm tới trái đất sẽ “gồng mình” nuôi thêm hơn 1 tỷ người , biết bao nhiêu thứ ? chuyện thực tế cho xã hội phải giải quyết phải , phát minh gấp trong vòng vài chục năm thôi, nhân loại đang cần tính đến, hơn là chuyện “thiên cư đi hành tinh khác

Rõ ràng sau những tiếng vỗ tay tán thuởng về các cuộc thám hiểm thành công lên Sao Hỏa , nhân loại lại trở về một sự chọn lựa khác là chọn một hành tinh sạch sẽ không ô nhiễm hay phải thích nghi với một phức hợp mà chúng ta tin rằng bẩm sinh loài người khó lòng sống nỗi? Ngoài những thách thức về địa chính trị, thách thức về xung đột kinh tế, văn hoá, thách thức về một địa cầu ô nhiễm và cạn kiệt nguồn năng lượng, thiết nghĩ đây là thách thức cuối cùng cho xã hội loài người.

Đinh Hoa Lư 28/8/2016

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img