Thursday, March 28, 2024

Liên hệ giữa Gene và ung thư (kỳ1)

Cali Today News – NẾU KHÔNG LẦM, thời đại hôm nay căn bệnh ung thư xảy ra quá nhiều hay đồng nghĩa là nhiều người chết vì ung thư. Chúng ta tìm hiểu xem tại sao thời nay có nhiều ca ung thư hơn xưa?

Sau thời đại phát triển cơ giới hóa, điện khí hóa, xã hội văn minh vật chất con người tiền lên thời đại hóa học hóa. Do hôm nay: trái cây cũng được bơm thuốc, ruộng vườn cũng bơm thuốc trừ sâu, ngay cả con heo nuôi trong vườn cũng ăn bằng ‘thức ăn tăng trọng’ và còn nhiều thứ trong những thành phẩm hóa học mà con người dùng càng lúc càng tăng. Trong các viên thuốc, nước ngọt chúng ta uống, gia vị hàng ngày cũng là thành phẩm của ‘thời hóa học hóa’.

Các nước phương Tây hiện nay khi nền canh nông, chăn nuôi càng hiện đại thì con người càng dùng đến thức ăn “GMOs” càng nhiều. Tại các nước phát triển, khách tiêu dùng đang đòi hỏi các nhãn hiệu thức ăn uống vô hộp, đóng chai , bao bì phải có nhãn GMOs hay không? Người tiêu dùng sản phẩm hoá học hoá và sau đó là biến đổi gene trong GMOs có tác động đến bệnh tật nhất là nỗi sợ ung thư.

te 1

Khái quát thức ăn GMO là gì?

GMOs hay (genetically modified organisms) là những dạng thức ăn bị dùng phương pháp nhân tạo để thay đổi gene trong phòng thí nghiệm, đây là cải tiến mới của khoa học để tạo ra các hệ cây trồng, thú nuôi (hay ngay vi trùng) mới; những thứ này không có trong thiên nhiên hay cách phối giống cổ truyền.

Thực phẩm biến đổi Gene GMOs nguy hiểm cho sức khỏe hay không? theo y tế Hoa Kỳ cho GMOs là những thực phẩm có thể gây hư hại sau này cho các cơ quan tiêu hoá và gây nhiều suy yếu cho hệ miễn nhiễm cho chúng ta, làm tăng nhanh tuổi già, vô sinh …nghiên cứu sâu còn cho thấy GMO để lại vật chất trong người gây di hại lâu dài. Đậu nành GM và bắp GM đều hại cho máu và cho thai phụ. Sau khi thực phẩm GMOs chào thị trường vào năm 1996 ngừơi ta thấy có nhiều vấn đề sức khoẻ gia tăng cho con người.

Tuy chưa kết luận hay thống kê để kết luận thực phẩm biến gen GMOs có gây ung thư hay không, nhưng thiên hạ bắt đầu lo ngại. Do GMOs có liên quan đến gene và đề phòng là phương pháp chắc ăn trong khi chờ đợi khảo sát.

Tại sao chúng ta chú ý đến chuyện hóa học? do thuốc men, ăn, uống, công nghệ phẩm con người càng lúc càng lạm dụng mới có khả năng tác động vào cái khóa của di truyền là gien (gene), DNA(deoxyribonucleic acid), nhiễm sắc thể (chromosome).

Cơ bản của xác thân con người là tế bào. con người ta sống cần ăn uống, tức là hấp thụ dưỡng chất tạo ra năng lượng cho sự bào phân xảy ra liên tục hàng giây trong con người nhằm tạo ra tế bào mới thay thế các tế bào lão hóa vừa tăng số lượng tế bào gấp nhiều lần khi cơ thể con người lớn lên theo thời gian.

Quan sát về hiện tượng ung thư, cũng cần nói sơ qua về sự bào phân như thế nào và tại sao có chuyện liên hệ ung thư và sự bào phân

Gene, nhiễm sắc thể (chromosome) và DNA

Nói đến tế bào chúng ta hay đề cập đến yếu tố di truyền GENE , các nhiễm sắc thể (chromosomes) và DNA của tế bào con người.

-Gene cơ cấu chủ đạo sự di truyền có trong nhiễm sắc thể chromosome , chúng ta không nhìn nó như một “nhà máy” mà là một cái nhóm “chính sách” để ra lệnh tạo ra những cái “khuôn” để sao chép truyền thừa tức là di truyền.

-DNA: còn gọi là deoxyribonucleic acid là chất liệu di truyền của con người và hầu hết các sinh vật khác. Hầu hết mọi tế bào của cơ thể một người đều mang một dạng DNA. Đa số DNA đều nằm tại nhân tế bào(nucleus) một số ít nằm trong ti thể( thuộc tế bào chất )

-Nhiễm sắc thể(chromosome) cấu trúc này nằm trong nhân. Không thấy dược khi tế bào chưa phân chia. Gồm hàng loạt phân tử DNA cuộn lại với nhau giống cấu trúc một bó sợi ôm lấy một thứ protein gọi là histone để nâng đỡ cho cấu trúc này.
[nhà tế bào học Đúc Walter Flemming(1843-1905) đã dùng thuốc nhuộm màu để dễ phân biệt nhận ra các yếu tố trong nhân tế bào(nucleus). Những phân tử nằm tản mạn trong nhân tế bào có tính chất dễ bắt màu nhất ông đặt tên là chất nhiễm sắc hay còn gọi là NHIỄM SẮC THỂ -chroma: màu sắc theo tiếng Hy lạp ]

Ti Thể
Ti Thể

Trong nhân tế bào (nucleus) của con ngừơi ta có 23 cặp nhiễm sắc thể tức là 46 nhiễm sắc thể. và cứ một nhiễm sắc thể trên có 2 bản sao (copy) một thừa hưởng từ Mẹ và 1 thừa huởng từ cha . Nhiễm sắc thể của một cá thể trong tế bào này cấu tạo bởi DNA mang tính cách riêng vì nó là tổng hợp của một “bản mật mả di truyền” đem đến tính cá biệt cho từng người. DNA là cái chìa khóa gốc nhất là một cuốn cẩm nang di truyền mà nhiệm vụ sau cùng là bảo đảm tính thừa kế, cùng bộ chỉ huy xây dựng hoàn hảo hay nói khác đi đó là sức khỏe cho cá thể đó.

Khi bào phân, nhiễm sắc thể có cấu trúc như những vành đai cặp đôi (helix) gồm hàng loạt (series) dải DNA là một băng dài mang những Gene đó. Dĩ nhiên chúng ta có thể nói khác đi, ai mang gene nấy , nghĩa là anh khác tôi vì tôi không phải là con anh, nhưng tôi là con của ba mẹ tôi có nghĩa là mang gene của hai người sinh ra tôi.

Trong di truyền khi chúng ta thừa kế nhiễm sắc thể của cha của mẹ, có nghĩa là chúng ta đã kế thừa từng bản sao gene của từng người. Ước đoán theo khoa học có khoảng 25000 loại gene khác nhau của loại người nhưng 99% mang chung một “bản mật mã” về gene. Đã là con người thì chúng ta có thể nói rằng sự khác nhau về DNA giữa con nguòi với nhau rất nhỏ, hay nói khác đi DNA con người giống con người (con vật thì giống con vật) , hay nôm na rằng loài nào mang DNA đó.

Chính sự khác nhau về GENE mới làm cá nhân này khác vói cá nhân kia thôi.
Protein là thành phần chính điều khiển tiến trình liên tục bào phân trong cơ thể. Mỗi gene có một mật mả để tạo thành một loại protein riêng biệt .

B: Gene hoạt động ra sao?
Các nhiễm sắc chromosome cấu tạo bởi các chuỗi DNA ,như chúng ta đã biết DNA gồm các chất căn bản bao gồm nhóm phosphate, đường, và đạm tố (nitrogenous base. 4 đạm tố căn bản trong DNA là
Adenine(A)
Thymine(T)
Guanine(G)
Cytosine(C)
Các chuỗi DNA luôn luôn xếp cặp với nhau ;
C luôn bắt cặp với G>>>>> G-C
A luôn bắt cặp với T. >>>>>A-T

Hàng ngàn cặp đôi (A-T; G-C ;….) như thế tạo thành một SERIE , chính sự khác nhau số lượng chứa trong một serie như đã nói chính là sự khác nhau giữa các gene.

Sự sắp đặt thứù tụ của các nitrogenous bases (A-T; C-G; T-A;G-C;…) vừa nói là mật mã của một loại protein. Nếu chúng ta nói rằng mỗi một loại gene có mang một mật mả để tạo thành một thứ protein chính là sự sắp đặt theo thứ tự của các cặp base (nitrogenous base)như vừa nói.

te 5
công thức và nối hóa học của 4 đạm tố của DNA

Chúng ta còn khám phá ra rằng trong điều kiện bình thuờng sự sắp đặt hay ho làm sao giữa các cặp đôi này nó kiến trúc với nhau thật vừa vặn khít khao để cung cấp cho chúng ta các thứ protein khác nhau chúng ta thực sự cần (cơ thể bình thuờng đang cần có). Chức vụ những protein này là gì:

1-lèo lái để tế bào loại gì thì đúng với loại đó cùng điều khiển chức vụ của tế bào đó
2-cho chúng ta tính cá thể ví dụ như màu mắt
3-kiểm soát cách thức mà cơ thể chúng ta thi hành nhiệm vụ như thế nào
4-có khả năng “tắt và mở” hoạt động các protein khác
Có một số gene tự sản xuất ra loại protein cần dùng trong khi đó có một số gene lại cần sự hợp tác với gene khác để kiến tạo ra một loại protein nó cần (vd kết hợp noãn và tinh trùng )

C. Khi rắc rối trong GENE xuất hiện!

Dĩ nhiên cơ thể chúng ta luôn cần các tế bào mới, nào thay thế các tế bào chết khi bị vết thuơng, thay các tế bào lão hóa. Muốn thế, thì các vùng mô đang cần tế bào thuôc về loại đó, ví dụ tế bào mỡ, tế bào gan tế bào da…cần sự bào phân , nghĩa là sự phân chia tế bào ra 2 tế bào mới (gián phân).

Chuyện gián phân trong tế bào đó thì nó cần công việc copy từ DNA của nó ra 2 bộ giống nhau để “truyền thừa ” cho 2 tế bào con, có nghĩa nó copy từng loạt hàng ngàn các nitrogenous bases A, T, C, G ‘y chang’ thứ tự.

te 3

Rủi thay trong quá trình copy đó có những “lỗi lầm” xuất hiện. Để dễ hiểu, vd chúng ta có thể lấy thí dụ chúng ta nhờ ai đó đánh vần cho chúng ta viết lại một bản sao “võ thuật bí kíp” thật dài mà người đó cứ “đánh vần sai” thành ra “thất bổn truyền” cầm bản sao nói là viết lại “y chang ” nhưng sự thật nó đã sai hết! Tiếp đến đệ tử của ta sẽ dùng bản sao sai đó tập võ cuối cùng đi đến “tẩu hỏa nhập ma”!

Có một số lỗi lầm không mang hệ quả trầm trọng; tế bào khác sẽ uốn nắn lại. Có một số lỗi “kỹ thuật sao chép ” sẽ đem lại “tẩu hỏa nhập ma”, bằng hậu quả là “thái độ của gene” sẽ thay đổi. Chúng ta lấy ví dụ, nó làm cho gene cứ ra lệnh luôn “mở công tắc” hay hoàn toàn “đóng công tắc” cho sự kiến tạo protein đưa đến hậu quả quá nhiều hoặc hoàn toàn không có chút protein nào. Do mỗi loại protein có công dụng riêng, nên “thái độ” của gene thay đổi như vậy sẽ ảnh hưởng “thái độ” của tế bào.

te 4

Thật ra khi các “lỗi hóa’ thành nhiều trong tế bào mới có khả năng biến một tế bào bình thuờng thành một TẾ BÀO UNG THƯ (cancer cell).

Con đường dẫn đến thành các tế bào ung thu không phải duy nhất là những lỗi lầm nội tại trong gene, nhưng còn trường hợp khác hơn vì lý do cơ thể chúng ta bị hớ hênh (vulnerable) hay còn gọi là bị phô diễn (exposure) ra ngoài với các tác nhân phá hoại. Rủi ro gây ra ung thư trong trường hợp bị phô diễn này, không thể phá hoại hết các tế bào trong người, hay mang tính di truyền cho gia đình thế hê sau. Ngang đây chúng ta hãy cắt nghĩa rõ hơn, người cha hút thuốc bị ung thư phổi khó có khả năng di truyền cho thế hệ con cái. Trong gia đình có tiểu sử ung thư ,đời ông Nội, Cha mẹ , không do hậu quả sinh hoạt mà thành thì nên coi chừng theo dõi yếu tố di truyền hơn.

Trường hợp lỗi lầm về gene cũng có thể có trong quá trình trứng hay tinh trùng hình thành. Nó di hại cho con cái vì các tế bào của thế hệ con cái đang mang những lỗi lầm về gene..

Đinh Hoa Lư

(CÒN TIẾP KỲ 2)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img