Friday, March 29, 2024

Giải Nobel Hoá học 2021 thuộc về 2 nhà khoa học tìm ra chất xúc tác hữu cơ

Các giải Nobel về hóa học đã được trao cho Benjamin List và David WC MacMillan, hai nhà khoa học được vinh danh “cho sự phát triển quá trình xúc tác hữu cơ không đối xứng”, mở ra các ứng dụng trong việc xây dựng phân tử.

Cặp đôi này đã được công bố là những người chiến thắng giải thưởng ở Stockholm, Thụy Điển, vào thứ Tư, vì sự phát triển của phương pháp xúc tác cơ quan không đối xứng. Pernilla Wittung-Stafshede, một thành viên của ủy ban Nobel hóa học, cho biết, khám phá của họ đã “khởi xướng một cách suy nghĩ hoàn toàn mới về cách kết hợp các phân tử hóa học với nhau”.
 
Việc xây dựng các phân tử đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực nhằm tạo ra vật liệu đàn hồi và bền, có khả năng tích trữ năng lượng trong các viên pin hoặc ức chế sự tiến triển của bệnh tật. Việc này cần có chất xúc tác, những chất kiểm soát và đẩy nhanh các phản ứng hóa học nhưng không tồn tại trong sản phẩm cuối cùng. Chẳng hạn, chất xúc tác có thể biến đổi các chất độc hại trong khói thải thành các phân tử vô hại.
 

Trong một thời gian dài, các nhà khoa học cho rằng chỉ có 2 loại chất xúc tác là kim loại và enzym.

Tuy nhiên, vào năm 2000, nhà khoa học Benjamin List, người Đức, và David MacMillan, người Mỹ, đã phát triển loại xúc tác thứ 3 là xúc tác hữu cơ không đối xứng dựa trên các phân tử hữu cơ nhỏ.

Các xúc tác hữu cơ này có thể được sử dụng để thúc đẩy nhiều phản ứng hóa học nhưng vẫn thân thiện với môi trường, có giá thành sản xuất rẻ. Từ các phản ứng này, các nhà khoa học trên thế giới đã ứng dụng tạo ra nhiều thứ, từ dược phẩm mới cho đến các phân tử thu nhận ánh sáng trong pin mặt trời.

“Theo cách này, các chất xúc tác hữu cơ đang mang lại lợi ích lớn nhất cho con người” – ủy ban trao giải viết.

Johan Åqvist, Chủ tịch Ủy ban Nobel Hóa học cho biết: “Khái niệm xúc tác này đơn giản nhưng thực tế là nhiều người đã tự hỏi tại sao chúng tôi không nghĩ ra nó sớm hơn.”
 

Năm ngoái, Giải Nobel hóa học vinh danh nhà khoa học người Pháp Emmanuelle Charpentier và nhà khoa học người Mỹ Jennifer A. Doudna vì có đóng góp quan trọng cho phương pháp chỉnh sửa bộ gien. Hai nhà khoa học này đã phát hiện ra công cụ cắt ADN CRISPR-Cas9, công cụ giúp các nhà nghiên cứu có thể thay đổi ADN của động vật, thực vật và vi sinh vật với độ chính xác cực cao.

Công nghệ cắt CRISPR-Cas9 có tác động mang tính cách mạng đối với khoa học đời sống, đóng góp vào các liệu pháp điều trị ung thư mới và có thể hiện thực hóa giấc mơ chữa khỏi các bệnh về di truyền.

Sau giải Nobel Hóa học, giải Nobel Văn học và Hòa binh sẽ được công bố lần lượt vào ngày 7-10 và 8-10.

TH

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img