Thursday, March 28, 2024

Cuộc sống và cái chết của một ngôi sao

Sao không do ai hay cái gì tạo ra mà chúng tự hình thành, hay có thể nói thế này: các ngôi sao sinh ra nhờ một tác động rất mạnh của tự nhiên được gọi là trọng lực.

Các ngôi sao luôn hình thành trong các thiên hà. Trong các thiên hà, có rất nhiều đám mây rất xốp gồm khí và bụi. Các đám mây này được gọi là các tinh vân.

Trọng lực tạo ra các cục đặc trong các đám mây xốp này – giống như những quả nho khô trong bánh ga tô vậy. Khi một trong những cục này bắt đầu trở nên rắn, chắc và cứng hơn, cũng là lúc khối lượng riêng của chúng tăng lên. Khối lượng riêng biểu thị mức độ một vật đặc, cứng và khả năng kết dính cao.

Lõi của các cục khí đặc cứng này cũng ngày càng nóng hơn và khi đạt đến một nhiệt độ nhất định (hàng triệu độ) thì một điều vô cùng đặc biệt bắt đầu xảy ra bên trong nó. Đó là các nguyên tử hydro kết hợp với nhau tạo thành helium.

(Chắc các bạn đã biết nguyên tử là những phần bé tí xíu tạo nên tất cả mọi vật. Tất cả các loại khí, bụi trong vũ trụ và kể cả bản thân chúng ta cũng đều do các nguyên tử kết hợp với nhau tạo thành).

Khi các nguyên tử hydro kết hợp với nhau tạo thành helium thì xảy ra phản ứng tổng hợp hạt nhân hay còn gọi là phản ứng nhiệt hạch. Quá trình này giải phóng ra rất nhiều năng lượng và đây chính là lúc một ngôi sao ra đời.

Cuộc sống và cái chết của một ngôi sao

Giống như chúng ta, các ngôi sao sinh ra, sống, rồi chết đi. Thời gian tồn tại của một ngôi sao phụ thuộc vào khối lượng của nó khi ra đời. Các ngôi sao sáng, có khối lượng nhỏ thì sống lâu vô cùng.

Mặt trời của chúng ta cũng chính là một ngôi sao. Đến nay, mặt trời đã tồn tại được khoảng 4,5 tỉ năm và hiện nay đang ở thời kì giữa của toàn bộ thời gian sống của nó. Trong 5 tỉ năm tới mặt trời sẽ ngày càng to ra nhưng sau đó nó sẽ bắt đầu tàn lụi và cuối cùng sẽ chết. Nguồn năng lượng hạt nhân của nó sẽ tắt và nó sẽ chỉ còn nằm ở đó, nguội lạnh, như một cục than trong bếp đã cháy hết.


Một tinh vân bụi mà sau này sẽ biến thành một ngôi sao sống trong nhánh xoắn ốc của thiên hà giống như thế này.

Những ngôi sao nặng hơn Mặt trời của chúng ta thì thời gian sống ngăn hơn nhiều. Những ngôi sao nặng nhất chỉ sống khoảng 1 triệu năm thôi nhưng cái chết của chúng thì đẹp mắt, hay ho hơn nhiều so với cái chết lặng lẽ, dần dần của những ngôi sao giống như mặt trời của chúng ta. Chúng ra đi bằng một vụ nổ khổng lồ và các nhà khoa học gọi hiện tượng này là siêu tân tinh.

 

Chúng ta được tạo ra từ bụi của sao

Các bạn đã bao giờ nghe thấy người ta nói “chúng ta sinh ra từ cát bụi” chưa? Điều đó là thật! Bên trong một ngôi sao, các nguyên tử helium kết hợp với nhau sinh ra carbon, carbon là nguồn gốc của các chất hóa học tạo thành cơ thể chúng ta và tất cả mọi sự sống trên Trái Đất.

Vẫn còn có rất rất nhiều thứ chúng ta chưa hiểu hết về đời sống bí hiểm của các ngôi sao. Nhưng may mắn là chúng ta có những chiếc kính viễn vọng cực lớn và các vệ tinh trong không gian để thu thập được những bức ảnh ngày càng rõ nét hơn về các ngôi sao. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img