Friday, June 2, 2023
spot_img

Tháng 03.2023, tháng tồi tệ của nền dân chủ thế giới?

Tháng Tư có thể là được xem là tháng đau buồn nhất hàng năm đối với người Việt yêu tự do ở hải ngoại, nhưng tháng Ba năm nay lại là tháng có nhiều tai ương, thảm họa đến với nền dân chủ thế giới, và nguyên nhân cốt lõi đã dẫn đến những tai ương cho nhân loại này đến từ một kẻ tệ hại và nguy hiểm nhất nước Mỹ, kẻ có tên Donald Trump.

Tại sao tôi gọi là thảm họa cho nền dân chủ thế giới? Khi các nhà lãnh đạo của Israel, Pháp và Ấn Độ đều có những hành động xấu xí là những bước chuyển động có thể chuyển sang lật đổ nền dân chủ chỉ trong tháng 3 này.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Ở Israel, một nửa dân số Israel đã xuống đường và đóng cửa nơi làm việc của họ vào thứ Hai trong một cuộc phản đối đồng loạt, lớn nhất trong lịch sử Israel để phản đối tham vọng cải cách Tư pháp của thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu.

Vào Chủ nhật, Netanyahu đã sa thải bộ trưởng quốc phòng của mình vì ông đã lên tiếng phản đối công khai việc Netanyahu sắp phá hủy nền độc lập tư pháp đang khiến một phần lớn quân đội của quốc gia phải phản đối, và do đó, ông không thể ủng hộ cuộc đảo chính chống lại tòa án của Netanyahu. Sự náo động về việc sa thải Bộ trưởng Quốc phòng đã buộc Netanyahu phải tạm dừng cuộc tấn công nghiền nát Tòa án Tối cao và các công tố viên của ông ta.

Cuộc cải cách Tư pháp nham hiểm của Netanyahu làm tôi nhìn sang nước Mỹ, không giống như các cuộc biểu tình khác tràn ngập đường phố Israel trong những tuần gần đây, cuộc biểu tình cải cách Tư pháp tại Mỹ diễn ra trong yên ả, đó còn gọi là cuộc nổi dậy diễn ra ngay sau “Thảm sát đêm thứ bảy” của Richard Nixon, trong đó Nixon ra lệnh sa thải công tố viên đặc biệt Watergate Archibald Cox và sau đó sa thải tổng chưởng lý và phó tổng chưởng lý của chính mình vì đã từ chối sa thải Archibald, và cuối cùng ông đã thuyết phục được phó tướng Robert Bork, để thực hiện hành động, còn phản ứng của Israel đối với vụ cải cách Tư pháp – điều này cho thấy rõ ràng quyết tâm của Netanyahu là hủy hoại quyền lực của Tòa án Tối cao bất kể hậu quả ngay cả đối với an ninh quốc gia, gần như là hành động liều lĩnh. Cuộc thăm dò mới đã chỉ ra rằng khoảng 2/3 người Israel phản đối vụ sa thải Bộ trưởng Quốc phòng và đa số hiện ủng hộ việc thành lập một chính phủ mới bao gồm nhiều đảng đối lập.

Vì sự phẫn nộ của công chúng đã buộc Netanyahu phải tạm dừng tham vọng “cải cách” của mình cho đến khi Quốc hội trở lại sau kỳ nghỉ kéo dài vài tuần, Netanyahu đã phải đền bù cho các đảng cực hữu đồng minh của ông ta trong quốc hội bằng một số ưu đãi.

Netanyahu đã hứa với Itamar Ben-Gvir, người đứng đầu đảng của những người định cư căm ghét người Palestine và là người đã tàn sát 29 người Hồi giáo Palestine khi họ đang cầu nguyện, ưu đãi đó là Ben-Gvir có thể thành lập và điều hành một Lực lượng Vệ binh Quốc gia—là một đơn vị mà trong lịch sử 75 năm của Israel đã không cần đến. Điều đáng nói là, với lực lượng Vệ binh Quốc gia, cái tên gọi mỹ miều này nhưng thực chất là một lực lượng giống như lực lượng Gestapo, là cảnh sát bí mật chính thức để lùng bắt những kẻ phản loạn, đội quân này không chỉ chống lại người Palestine và người Ả Rập Israel mà cả những người Do Thái không chịu khuất phục chính quyền độc tài.

Nhưng Israel hầu như không phải là nền dân chủ duy nhất có một tháng ba thử thách. Tại Pháp, quyết định của Tổng thống Emmanuel Macron về việc tự mình nâng tuổi nghỉ hưu của quốc gia từ 62 lên 64, thay vì để Quốc hội quyết định, nơi mà đề xuất này dường như sẽ thất bại, đã phơi bày điều mà các nhà dân chủ đánh giá là sai lầm. Lỗ hổng trong hiến pháp của Pháp, về cơ bản đã cho phép tổng thống làm những gì ông ấy muốn. Các cuộc thăm dò ý kiến ​​cho thấy khoảng 2/3 người Pháp và các tổ chức dân chủ, nhân quyền không muốn tăng tuổi nghỉ hưu. Giống như người Israel, người dân Pháp đã xuống đường và đình công trong hai tháng qua, cả quốc gia gần như tê liệt.

Và tiếp theo sau nước Pháp, lại một đòn phá hoại dân chủ đến từ Ấn Độ, một quốc gia luôn tự nhận mình là nền dân chủ lớn nhất thế giới. Tuần trước, đảng theo chủ nghĩa dân tộc của người theo đạo Hindu do Thủ tướng Narendra Modi đứng đầu đã sử dụng thế đa số trong quốc hội để trục xuất lãnh đạo đảng đối lập chính, ông Rahul Gandhi ra khỏi quốc hội.

Rahul Gandhi bị trục xuất sau đó một ngày là ông bị kết án hình sự về tội phỉ báng với bản án tù hai năm chỉ vì có lời lẽ so sánh trong một bài phát biểu về chiến dịch tranh cử rằng Modi có cùng tên với hai tên trộm bị kết án trong lịch sử Ấn Độ.

Trở lại với nước Mỹ, một màn trình diễn tuyệt vời về việc vô tình chọn đúng thời điểm không nên chọn này, Tổng thống Biden đã tổ chức “Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ” kéo dài ba ngày, với các bài phát biểu ca ngợi lý tưởng dân chủ của các nhà lãnh đạo của 121 quốc gia. Netanyahu được cho là đã chuyển tiếp lời khẳng định được ghi âm của riêng mình về các lý tưởng dân chủ, nhưng giờ đây những người trong ban tham mưu của Tổng thống Biden giờ phải quyết định có nên cho phát sóng lời của Netanyahu hay không.

Tôi không biết liệu Tổng thống Pháp Emmanuele Macron và Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi có đang cân nhắc tham gia phát biểu hay không, nhưng ngay cả khi họ là những người hiểu vấn đề, không muốn bài phát biểu của họ sẽ bị cả thế giới chống đối nên tốt hơn là không phát biểu, thì sự mong manh của nền dân chủ thế giới vẫn không vì thế mà trở nên tốt hơn.

Ở Israel và Ấn Độ, sự thúc đẩy chống dân chủ chủ yếu được thúc đẩy bởi sự không khoan dung giữa các giáo phái, bởi Chính thống giáo cực đoan đối với người Do Thái thế tục ở Israel và bởi người theo đạo Hindu đối với người Hồi giáo ở Ấn Độ, còn ở Pháp, bởi giới tinh hoa tài chính mà Emmanuele Macron đã nhân cách hóa qua các màn trình diễn độc đoán không khác gì một nhà độc tài thực thụ.

Lời kết:

Tại Hoa Kỳ, có lẽ thời điểm để tổ chức một “Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủdường như đã diễn ra trong bối cảnh không thuận lợi chút nào đối với nước chủ nhà, làm sao để rao giảng dân chủ và luật pháp nghiêm minh với các nền dân chủ nhỏ trên thế giới đây khi ngay trong lòng nước Mỹ, những kẻ phá hoại nền dân chủ vẫn đang tung hoành ngang dọc khắp đất nước, xem hệ thống công lý như một trò đùa, kẻ đảo chính vẫn đang được nhiều người Mỹ xem như một nhà lãnh đạo thứ hai sau Tổng thống chính thức của đất nước, vẫn ngang tàng đánh đố, công khai đe dọa Bộ Tư pháp, tòa án, công tố viên như thể Hoa Kỳ không hề có một hệ thống công lý hoạt động thực sự.

Ngày nào Hoa Kỳ chưa ổn định được chính trị, xã hội trong nước thì ngày đó Hoa Kỳ vẫn không thể nói đến hai từ “dân chủ” với các quốc gia non trẻ được, Hoa Kỳ không “tề gia, trị quốc” được thì lấy vốn liếng đâu mà “bình thiên hạ“ đây?

Thật là khó hiểu về hai từ “dân chủ” khi nói đến nước Mỹ.

Việt Linh 30.03.2023

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT