Sunday, December 10, 2023
spot_img

Sau một loạt sắc lệnh hành pháp, nhiệm vụ của Biden ngày càng chông gai 

WASHINGTON (Wall Street Journal) — 10 ngày đầu tiên nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden diễn ra với một loạt sắc lệnh hành pháp, những thông báo chính sách, họp báo thường nhật, ký văn bản từ Phòng Bầu dục, những dấu hiệu đầu tiên cho thấy ông và đội ngũ phụ tá hàng đầu sẽ quản trị hoạt động Toà Bạch Ốc như thế nào. 

Năng lực quản trị chính phủ của họ sẽ được kiểm tra bằng cách khác trong những tuần tới. Tuy nhiên, khi tập trung vào ưu tiên hàng đầu – gói cứu trợ COVID 19 trị giá $1,9 nghìn tỉ Mỹ kim – chính phủ đang dựa vào ông Biden với vai trò lãnh đạo đàm phán để có thể đạt được tiến bộ trong bối cảnh chính trị phức tạp hơn nhiều, nơi Tổng thống không thể sử dụng thẩm quyền hành pháp để đạt các mục tiêu chính sách. 

Tại Điện Capitol, Biden đối mặt với áp lực từ lưỡng đảng, với tỉ lệ sai sót rất nhỏ ở cả hai viện, trong khi  muốn được lưỡng đảng thông qua giữa phiên xét xử luận tội vị tiền nhiệm, một nhiệm vụ không dễ gì đối với một chính trị gia với kinh nghiệm Thượng nghị sĩ trong 36 năm. “Tôi thực hiện những cuộc thương lượng lập pháp trong phần lớn cuộc đời,” Biden nhắc lại  hồi đầu tuần. 

Một số nhà lập pháp Dân chủ cho rằng, Tổng thống nên từ bỏ ý định đạt được đồng thuận đảng phái đòi hỏi phải kiếm đủ 60 phiếu ở Thượng viện, thay vì thông qua dự luật cứu trợ bằng bỏ phiếu theo đảng phái, sử dụng thủ tục “điều  giải – reconciliation.” Thượng viện chia đôi ghế 50 Dân chủ – 50 Cộng hoà, và Phó Tổng thống Kamala Harris nắm giữ lá phiếu quyết định. 

“Tôi ủng hộ thông qua cứu trợ Covid với sự hậu thuẫn từ Cộng hoà nếu chúng tôi có thể đạt được,” Biden tuyên bố trước truyền thông vào thứ Sáu trên South Lawn của Toà Bạch Ốc. “Nhưng cứu trợ Covid phải được thông qua, không có “nếu” và không có “nhưng,” Biden quả quyết. 

Cộng hoà chỉ trích trị giá gói kích thích kinh tế quá cao sau khi thông qua gói cứu trợ $900 tỉ Mỹ kim vào tháng 12. Bên cạnh đó, Cộng hoà cũng không đồng tình với việc gói cứu trợ lần này lại bao gồm cả những đề nghị chính sách không liên quan và lâu nay của Dân chủ, như tăng mức lương tối thiểu. 

Bắt đầu từ ngày Nhậm chức, Toà Bạch Ốc nhanh chóng thực hiện các hành động hành pháp, và đưa ra những đề nghị lập pháp về một loạt vấn đề như cứu trợ kinh tế, y tế, công bằng chủng tộc, di trú và biến đổi khí hậu. Một số hành động thực hiện những thay đổi đáng kể, trong khi một số khác mang tính tư vấn nhiều hơn và đòi hỏi phải có hỗ trợ từ Quốc hội mới có thể diễn ra. 

Mỗi một ngày được dành cho một chủ đề khác nhau, với việc ông Biden ký sắc lệnh ở Phòng Bầu dục, và những buổi họp báo do Tùy viên báo chí Toà Bạch Ốc Jen Psaki và các viên chức cao cấp khác thực hiện. Một trong những bước đi đầu tiên, lệnh hoãn trục xuất 100 ngày, tạm thời bị toà liên bang ở Texas ngăn chặn. 

 

Tuy nhiên, một loạt những hành động hành pháp trên đã tạo ra căng thẳng đối với một số người mà ông Biden cần phải thương lượng. Một số nhà lập pháp Cộng hoà cho rằng, Tổng thống làm suy yếu lời kêu gọi đoàn kết đảng phái bằng việc sử dụng rộng rãi thẩm quyền hành pháp để theo đuổi những ưu tiên lâu năm của Dân chủ, và đảo ngược những chính sách của cựu Tổng thống Donald Trump như quay trở lại hiệp ước biến đổi khí hậu Paris, và Tổ chức Y tế Thế giới. 

Thượng nghị sĩ Ron Johnson (Cộng hoà – Wisconsin) cho rằng, Biden luôn luôn lịch sự và lôi cuốn khi ông làm Phó Tổng thống, nhưng “Tôi chỉ mong rằng, những hành động của ông ấy phù hợp với bài diễn văn nhậm chức về vấn đề đoàn kết và hàn gắn.”

Trong khi ông Biden tích cực theo đuổi hành động hành pháp, thì các vị tổng thống khác thông thường bắt đầu nhiệm kỳ của mình bằng việc sử dụng thẩm quyền đó, và ông Trump dựa vào sắc lệnh hành pháp trong suốt nhiệm kỳ 4 năm. 

 

Câu hỏi đặt ra là liệu sự ủng hộ lưỡng đảng có thể được trả lời sớm hay không. Lãnh đạo lưỡng viện đang chuẩn bị đưa dự luật trên ra bàn luận sớm nhất vào thứ Hai tuần tới. Lãnh đạo Dân chủ cho hay, họ dự tính sử dụng phương án điều giải – reconciliation, nhưng không cho biết rõ liệu họ có nhất quyết chọn cách đó thay vì tìm cách thuyết phục Cộng hoà. Tuần tới, Thượng viện sẽ bắt đầu thủ tục xét xử luận tội cựu Tổng thống Donald Trump liên quan đến vai trò của ông trong vụ bạo loạn ở Điện Capitol. Cho đến nay, Biden tỏ ra không can thiệp đến vấn đề này, mặc dù Tổng thống thẳng thắng cho rằng, ông Trump phải chịu trách nhiệm kích động bạo lực. Một số nhà lập pháp Cộng hoà muốn ông phản đối nỗ lực của Dân chủ, trong khi đó, Dân chủ lại muốn ông lên án hành vi của người tiền nhiệm mạnh mẽ hơn. 

Không nghi ngờ gì, con đường trước mắt của Joe Biden đầy khó khăn, chông gai. 

Hương Giang (Theo Wall Street Journal) 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img