Friday, March 29, 2024

Phán quyết Tối cao Pháp viện có thể mở cánh cửa thách thức tài chánh vận động tranh cử

(The Hill) – Phán quyết mới đây của Tối cao Pháp viện liên quan đến vụ kiện tiết lộ danh tánh người đóng góp có thể đặt ra những thách thức trong tương lai đối với những quy định về tài chánh vận động tranh cử. 

Trong phán quyết 6-3 vào thứ 5 tuần trước theo lằn ranh hệ tư tưởng, Toà Tối cao đã bác bỏ một điều luật của California, trong đó đòi hỏi các quỹ thiện nguyện công khai danh tánh các nhà đóng góp cho viên chức tiểu bang. Cánh bảo thủ của Toà cho rằng, quy định này ảnh hưởng đến quyền Tu chính án thứ Nhất. 

Phán quyết không áp dụng đối với các nhóm chính trị hoặc các nhà tài trợ công khai. Nhưng trong quan điểm đa số, Chánh thẩm John Robert ghi rằng, luật tiết lộ danh tánh người đóng góp phải được “thu hẹp lại” cho những lợi ích của chính phủ. 

Luật sư tại Trung tâm Pháp lý Chiến dịch tranh cử vốn ủng hộ luật của California, Tara Malloy cho hay, phán quyết có thể làm nổ ra những thách thức thêm nữa đối với luật tài chánh vận động tranh cử. Tuy vậy, bà lưu ý, toà nhất mực  khẳng định rằng, tiết lộ chi tiêu và đóng góp chính trị  thúc đẩy mối quan tâm của chính phủ trong việc ngăn chặn tham nhũng. 

David Keating – Chủ tịch Viện Tự do Ngôn luận, nơi đệ đơn vụ kiện chống lại luật tiết lộ của California – cho hay, phán quyết có thể gia tăng những thách thức của tổ chức đối với những quy tài chánh vận động tranh cử “bất hợp lý.”

Các tổ chức giám sát ủng hộ luật tài chánh vận động tranh cử khắc khe hơn, trong đó có Trung tâm Pháp lý Chiến dịch Tranh cử, Common Cause và Citizens for Responsibility and Ethics ở Washington, nhấn mạnh, phán quyết không ảnh hưởng đến quy định của các nhóm chính trị. 

Dân chủ lập luận, công chúng không thể buộc các chính trị gia chịu trách nhiệm mà không biết danh tánh của những cá nhân hoặc công ty đóng góp cho chiến dịch của họ. Cộng hoà cho rằng, những dự luật nhằm tiết lộ các nhà đóng góp bí mật sẽ không khích lệ các cá nhân đóng góp vì lo sợ bị quấy rối, làm giảm quyền tự do ngôn luận của họ. 

Một dự luật bầu cử sâu rộng được Hạ viện thông qua trước khi bị Cộng hoà Thượng viện ngăn chặn, trong đó yêu cầu bất cứ nhóm nào chi tiêu từ $10.000 Mỹ kim hoặc nhiều hơn để gây ảnh hưởng đến bầu cử phải tiết lộ nhà đóng góp. 

Vào năm 2017, Tối cao Pháp viên khẳng định, những quy định bắt buộc các tổ chức chạy quảng cáo tập trung vào ứng cử viên trước bầu cử phải tiết lộ các nhà đóng góp, cũng như cụ thể những chi tiêu của họ. Toà thường xuyên từ chối nhận những thách thức luật tiết tộ tài chánh vận động tranh cử. 

Hương Giang (Theo THe Hill) 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img