Sunday, March 26, 2023
spot_img

MỸ & ĐỒNG MINH SẼ KHÔNG ĐỂ ĐÀI LOAN RƠI VÀO TAY TRUNG QUỐC, CHẮC CHẮN NHƯ VẬY!

Các đảng viên Cộng Hòa cho rằng, thực sự mục đích chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi là chỉ để tìm sự ủng hộ các cử tri ở San Francisco, nhưng nhận định này sai, vì có hay không có chuyến thăm Đài Loan lần này, các cử tri người Mỹ gốc Đài Loan luôn bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ.
Chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến Đài Bắc, Đài Loan, đã dẫn đến những cảnh báo và đe dọa từ chính phủ Trung Quốc, nhưng nó không có khả năng làm mất lòng các cử tri người Mỹ gốc Đài Loan và người Mỹ gốc Hoa của bà ở San Francisco.
Trong khi bà Pelosi bảo vệ chuyến đi của mình bằng cách thể hiện “cam kết vì dân chủ” của Hoa Kỳ, thì Trung Quốc đáp trả bằng các 6 cuộc tập trận quân sự, bắn đạn thật chung quanh hòn đảo Đài Loan và đe dọa trừng phạt Mỹ và Đài Loan trong tương lai.
Một số chuyên gia quân sự gọi chuyến đi của bà Pelosi là liều lĩnh, đe dọa mối quan hệ Mỹ-Trung nhưng sẽ không ảnh hưởng gì đến cử tri của bà ở San Francisco, nơi có 187.000 người Mỹ gốc Hoa và Đài Loan.
Hầu hết những cử tri Mỹ gốc Hoa, gốc Đài đều là thế hệ thứ hai và thứ ba, và đôi khi thậm chí có thể thuộc thế hệ thứ tư. Họ không có nhiều mối liên hệ sâu sắc hoặc những mối liên hệ theo chủ nghĩa dân tộc với Trung Quốc đại lục.
Thí dụ, nếu có ai đó hỏi một nhóm sinh viên đại học người Mỹ gốc Hoa về Đài Loan, phần lớn có lẽ sẽ phản ánh cách hiểu chung mà công chúng Mỹ đang có, có nghĩa là suy nghĩ của họ rất thoáng và không thiện cảm với chính quyền đại lục.
Họ không biết lịch sử của việc Đài Loan tách khỏi Trung Quốc vào năm 1949. Vì vậy, cử tri người Mỹ gốc Hoa ở San Francisco với vấn đề địa chính trị không nằm trong danh sách các vấn đề lớn cần quan tâm của họ.
Tôi biết rằng lãnh đạo Đài Loan và người dân Đài Loan rất mong chờ chuyến thăm này của bà Pelosi. Vì nó thực sự tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ đối với chủ quyền của Đài Loan , điều mà người Mỹ gốc Đài Loan sống tại Mỹ cũng như tại Đài Loan quan tâm.
Nhưng hiện tại, vấn đề chính trị quan trọng trong tâm trí của nhiều người Mỹ gốc Hoa và người Mỹ gốc Đài Loan sẽ là sự căm ghét chống Trung Quốc và chống người châu Á đã xảy ra kể từ khi bắt đầu đại dịch toàn cầu này – do cựu tổng thống thứ 45,  Donald Trump đề xướng, người đã phân biệt chủng tộc bởi sử dụng các thuật ngữ như “virus Trung Quốc”, “cúm kungfu”, v.v. theo sau đó là các vấn đề lạm phát và các vấn đề kinh tế cũng là một mối quan tâm nghiêm trọng.
Bản sắc người Mỹ gốc Đài Loan là một bản sắc rất riêng trong cộng đồng người Mỹ gốc Hoa. Những người này ủng hộ chủ quyền địa chính trị của Đài Loan. Về bản chất, đó là một bản sắc rất dân tộc, không chỉ là một bản sắc văn hóa.
Người Mỹ gốc Hoa ít chủ nghĩa dân tộc hơn bởi vì họ xác định là thành viên của một cộng đồng có liên kết với di sản ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc.
Nhìn lại lịch sử các quan chức Mỹ từng đến Đài Loan đã cho thấy rằng không có gì thực sự sẽ trở thành hiện thực trước các lời đe dọa từ Trung Quốc. Trung Quốc đại lục luôn có những bài phát biểu rất mạnh mẽ, công khai và đi kèm với một số lời đe dọa mạnh mẽ.
Nhưng trên thực tế, thường không có gì xảy ra đến từ những lời đe dọa đó, và các mối quan hệ phức tạp, rắc rồi sẽ dần nhanh chóng bình thường hóa trở lại. Và lần này, tôi cũng tin mọi chuyện sẽ xảy ra theo chiều hường như đã từng xảy ra trong lịch sử.
Những gì tôi vừa nói là ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực từ trong lòng nước Mỹ, giờ nói đến Trung Quốc, nơi phát xuất những mối lo ngại và đe dọa, nhưng mục đích thực sự của những mối lo ngại đó là gi?
Xin thưa, mối quan tâm chính yếu của Trung Quốc là công nghệ, là sản xuất chip, chất bán dẫn chứ không phải chuyến thăm của bà Pelosi.
Bắc Kinh lo ngại rằng Washington muốn cắt đứt sự tiếp nhận của Trung Quốc khỏi Đài Loan vì vai trò quan trọng của hòn đảo này trong việc sản xuất chip.
Đài Loan đã là một điểm nóng ngoại giao quốc tế trong nhiều thập niên qua. Nhưng Trung Quốc dường như đang có lập trường ngày càng cứng rắn hơn, một phần vì họ tự tin với sức mạnh quân sự đáng sợ của họ trong hiện tại.
Vấn đề là, tại sao Bắc Kinh ngày càng tỏ ra hung hăng hơn trong các tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan?
Có phải vì Đại hội toàn quốc đảng Cộng sản Trung Quốc sắp diễn ra với khả năng sẽ trao cho Chủ tịch Tập Cận Bình nhiệm kỳ thứ ba? Có thể lắm. Tuy nhiên, tôi tin rằng có nhiều khả năng là về công nghệ.
Thật sự sẽ là không khó lắm để nhìn ra tầm quan trọng của Đài Loan đối với bối cảnh công nghệ toàn cầu – và tất nhiên, ngày nay bất cứ quốc gia nào có ưu thế về công nghệ đều có ưu thế về kinh tế, chính trị và quân sự.
Đài Loan thống trị thị trường đúc vi mạch, hoặc gia công sản xuất chất bán dẫn. Theo số liệu của công ty nghiên cứu TrendForce, các nhà sản xuất theo hợp đồng của họ đã chiếm hơn 60% tổng doanh thu toàn cầu vào năm ngoái.
Phần lớn sự thống trị đó có thể là do Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) là xưởng đúc chip lớn nhất thế giới, bao gồm các khách hàng lớn là công ty công nghệ lớn của Mỹ như Apple, Qualcomm và Nvidia.
Trong thời đại công nghệ hóa của điện thoại thông minh và các thiết bị khác, thế giới sẽ không thể hoạt động như hiện tại nếu không có chất bán dẫn.
Bắc Kinh lo ngại rằng Washington muốn cắt đứt đại lục với Đài Loan và vai trò quá lớn của nước này trong lĩnh vực sản xuất chip, do đó ngăn cản Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng trên toàn cầu.
Mặc dù chuyến thăm của bà Nancy Pelosi đã đổ thêm dầu vào những lo ngại này, nhưng theo tôi, mối quan tâm thực sự đối với Bắc Kinh – đó là khả năng sản xuất chất bán dẫn vô địch của Đài Loan mà Trung Quốc và thế giới đang phụ thuộc rất nhiều vào nó.
Và với câu hỏi chót, chuyến thăm Đài Loan của bà Chủ tịch Hạ Viện Mỹ, Nancy Pelosi có thể gây ra những hậu quả gì cho nền kinh tế toàn cầu?
Có thể sự căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc đe dọa đẩy nhanh sự tách rời của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và điều này hoàn toàn có thể xảy ra trong vài năm tới đây.
Quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc đã không được tốt trong mấy năm qua, giờ đây, chúng có khả năng trở nên tồi tệ hơn – và sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế toàn cầu.
Thị trường tài chính đã phản ứng tương đối bình tĩnh trước và sau chuyến thăm của bà Nancy Pelosi và các cuộc tập trận quân sự mà Bắc Kinh đã ra lệnh để đáp trả chuyến thăm vẫn trong chừng mực có thể kiểm soát được.
Tuy nhiên, ở mức độ nhẹ hơn, Trung Quốc có thể khiến các công ty Mỹ khó tiếp cận thị trường của Trung Quốc lục địa, chẳng hạn, họ có thể không cho các hãng máy bay Trung Quốc được mua các máy bay Boeing 737 Max của Mỹ. Nhưng nếu quyết định này trở thành hiện thực, sẽ thúc đẩy sự tách biệt của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ra xa hơn trong một xu hướng đối đầu với Bắc Kinh mà cả lưỡng đảng chính trị tại Mỹ đều có cùng chung quan điểm.
Tuy nhiên, cũng có nguy cơ là Trung Quốc có thể sẽ đi xa hơn bằng cách áp đặt phong tỏa hòn đảo này. Điều này sẽ sớm làm tê liệt ngành công nghiệp của Đài Loan và gây ra “sự gián đoạn kinh tế toàn cầu lớn“.
Đó là bởi vì hòn đảo này sản xuất khoảng một nửa số chất bán dẫn trên thế giới, được sử dụng trong mọi thứ, từ điện thoại di động đến xe hơi. Hạn chế xuất khẩu chip sẽ dẫn đến tắc nghẽn nguồn cung, lạm phát cao hơn và tăng trưởng yếu hơn.
Tất nhiên, Trung Quốc cũng hiểu là họ sẽ gặp phải áp lực từ phía Mỹ không chỉ với các biện pháp trừng phạt kinh tế và đóng băng tài sản mà Mỹ còn có thể can thiệp quân sự để cứu lấy Đài Loan khỏi vòng phong tỏa cũng chính là cứu lấy nền kinh tế Mỹ sẽ bị chững lại vì thiếu chất bán dẫn, Mỹ không thể để Trung Quốc độc chiếm hòn đảo này làm của riêng và thao túng nguồn lực khổng lồ của hòn đảo là sãn xuất chất bán dẫn, qua đó có thể trói tay Mỹ hầu thúc đẩy mộng bá chủ vùng Đông Nam Á của Trung Quốc.
Và chắc chắn là Mỹ, Nam Hàn, Nhật Bản, Australia sẽ không khoanh tay đứng nhìn Đài Loan rơi vào tay của Trung Quốc được, chắc chắn như vậy.
Việt Linh 05.08.2022
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT