Monday, September 25, 2023
spot_img

Làm Sao Để Hiểu Được Cuộc Tranh Cử Tổng Thống Năm 2016

Cali Today News – Mời qúi vị độc giả tạm ngưng, đừng nghĩ ngợi gì đến những tranh cãi ì xèo đang xảy ra trong mùa tranh cử, quí vị hảy để ý đến tầm vóc to lớn, tội lỗi qui mô mà cuộc tranh cử gây ra.

Một ông già gốc Do Thái 74 tuổi từ tiểu bang Vermont xa xôi, tự xưng mình là người theo chủ nghĩa xã hội dân chủ. Ông ta chưa hề là người trong đảng Dân Chủ cho mãi đến lúc gần đây. Ông ta xuất hiện và đánh bại bà Hillary Clinton với một sai biệt nhỏ bé ở Iowa, vật ngã bà ta khá nặng ở New Hampshire, và qui tụ được hơn 47% cử tri Dân Chủ ở Nevada, và nhiều nơi khác.

Một tay tỉ phú 64 tuổi, chưa bao giờ giữ một chức vụ dân cử, hay có công trạng gì cho Đảng Cộng Hoà, vậy mà ông ta đang dẫn đầu một cách đường hoàng trong tất cả các cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng Hoà.

Hình như có một điều gì lớn lắm vừa xảy ra, chẳng phải là chuyện ông Bernie Sanders có sức thu hút kỳ lạ, hay cái dáng dễ mến của ông Donald Trump đâu.

Thực ra là đang có cuộc nổi loạn chống lại nhóm quyền lực hiện nay, tiếng Anh gọi là Establishment.

Câu hỏi đặt ra là vì sao cái nhóm Quyền Lực đến bây giờ vẫn chưa nhận ra điều này. Cách đây mới một năm thôi – nghe như là xa xôi bất tận- ai cũng nói rằng thể nào thì bà Hillary Clinton và ông Jeb Bush sẽ ra ứng cử, và dành được thắng lợi dễ dàng trong cuộc tranh cử sơ bộ của đảng. Cả hai ứng cử viên này có những ưu thế thuận lợi rõ ràng: Họ có một hệ thống cung cấp tiền bạc để tranh cử vững chắc, có vây cánh vững vàng gồm những người hoạt động trong hậu trường chính trị, những cố vấn lỗi lạc, và tên tuổi của họ được nhiều người biết đến.

Nhưng tình hình hiện nay cho thấy ông Bush đã bỏ cuộc, và bà Clinton đang vất vả chiến đấu, có thể bị thua. Vậy mà nhóm quyền lực vẫn chưa nhận ra những gì đang xảy ra. Qua việc vạch rõ những nhược điểm của hai ứng cử viên chúng ta sẽ giải thích được vì sao nhóm quyền lực bị mất uy tín đối với dân chúng. Ông Bush là người “chưa bao giờ có nhiều vây cánh ủng hộ.”, còn bà Clinton mắc phải vấn đề “chữ tín”.

Một chính trị gia khả kính, hiểu biết sâu rộng, mới tiết lộ cho tôi biết rằng người dân Mỹ nói chung rất hài lòng, và mãn nguyện với hoàn cảnh đất nước hiện nay. Theo ông: “nền kinh tế Mỹ đang khá tốt đẹp. Đa số người Mỹ đều sống sung suớng hơn trước đây. Vấn đề xảy ra là do chính các ứng cử viên.”

Tôi yêu cầu ông gỉai thích sự khác biệt này.

Những chỉ dấu kinh tế có lẽ ở chiều hướng gia tăng, nhưng chúng không phản ảnh tình trạng bất an về kinh tế mà đa số người Mỹ đang cảm nhận, hay nói lên được tính chất cưỡng chế, bất công mà người Mỹ trải nghiệm.

Ngoài ra, những chỉ dấu kinh tế cũng không trình bầy được mối quan hệ giữa sự giầu có đi đôi với quyền lực, chủ nghĩa kéo vây cánh, đồng lương công nhân giảm sút, Chủ tịch công ty thì tăng lương cao ngất trời, và một thiểu số tỉ phú biến thể chế dân chủ thành một chế độ tập quyền vào tay một nhóm ưu tú.

Thu nhập trung bình của gia đình hiện nay thấp hơn so với cách đây 16 năm, sau khi điều chỉnh lạm phát.

Phần lớn những lợi lạc về kinh tế rơi vào tay cho nhóm nhỏ ở tầng lớp chóp bu. Những lợi lạc này biến thành quyền lực chính trị, và giúp bọn chúng phá nát hệ thống dân chủ với những hình thức ma quái như cứu nguy ngân hàng, trợ cấp cho các đại công ty, khe hở đặc biệt về luật thuế vụ, mặc cả về buôn bán, và tăng thêm quyền lực trên thị trường – tất cả đều đưa đến hậu quả là hạ gỉam công xá, và tăng thêm lợi nhuận.

Những kẻ ở hàng ngũ chóp bu của quyền lực tiếp tục phá hoại hệ thống dân chủ nhiều hơn. Từ năm 1995, tỉ lệ thuế phải đóng của 400 tên trọc phú hàng đầu của Mỹ gỉảm từ 30% xuống chỉ còn 18%.

Tài sản, quyền bính và hệ thống Tư bản chủ nghĩa vây cánh kết hợp với nhau rất nhịp nhàng, đồng điệu. Cho đến nay, trong cuộc bầu cử năm 2016, số tiền đóng góp của 400 tên trọc phú Mỹ giầu nhất chiếm khoảng một phần ba số đóng góp cho cuộc tranh cử.
Người dân Mỹ hiểu rằng họ đã bị mất quyền làm chủ đất nước. Chính cái Nhóm Quyền Lực là kẻ đáng nguyền rủa nhất.

Không có một định nghĩa chính thức, đầy đủ cho từ ngữ “Establishment” hay Nhóm Quyền Lực, nhưng mọi người đều biết Nhóm Quyền Lực bao gồm những cá nhân hay định chế đã vận dụng quyền lực của họ để ảnh hưởng đến nền kinh tế chính trị Mỹ, và do đó, coi họ như một lũ tòng phạm.

Trong cốt lõi của các đại công ty, những tay giám đốc điều hành cao cấp nhất, và bọn vận động hành lang ở Hoa Thịnh Đốn, và những tổ hợp mậu dịch, những ngân hàng lớn ở Wall Street, những tay giám đốc ngân hàng, những tay buôn bán chứng khoán, những giám đốc qũi đầu tư hedge funds cùng với bọn tay sai ở Hoa Thịnh Đốn, những tay tỉ phú đầu tư trực tiếp vào chính trị, và các lãnh tụ chính trị trong cả hai đảng, kể cả những sinh hoạt chính trị đến những hoạt động gây qũi, xin tiền.

Vây quanh lũ người chủ chốt trên còn có một nhóm khác đóng vai trò vuốt mặt xin lỗi. Bọn chúng đưa ra lý luận rằng sự gắn bó trong hệ thống chằng chịt như vậy không thể thay đổi được, mọi cải cách đều chỉ mang tính chất nhỏ bé, cục bộ.

Một số người Mỹ đang nổi loạn chống lại tất cả những điều xấu xa trên bằng cách ủng hộ một nhà độc tài, mở miệng nói ra toàn những điều mỵ dân dối trá. Họ muốn kích động dân Mỹ bằng cách phải bảo vệ dân Mỹ cũng như hàng hoá Mỹ. Một số người khác nổi loạn qua hình thức tham gia vào cái gọi là “cuộc cách mạng chính trị.”.

Nhóm Quyền Lực hiện đang bị dân chúng nguyền rủa, ta thán. Họ gọi ông Trump là tên dở người, tên khùng, và ông Sanders là kẻ vô trách nhiệm. Họ tố cáo ông Trump theo chủ nghĩa cô lập, và chương trình xã hội đầy tham vọng mà ông Sanders chủ trương sẽ cản trở phát triển kinh tế.

Nhóm Quyền Lực không hiểu cho rằng người Mỹ chẳng còn quan tâm đến phát triển kinh tế nữa bởi vì sau nhiều năm cố làm chuyện này, họ chỉ nhận được chút ít bổng lộc trong khi bị mất mát quá nhiều, đồng lương sụt giảm và việc làm bị mất.

Đại đa số người dân bây giờ quan ngại nhiều đến yếu tố an toàn về kinh tế, và có cơ hội đồng đều trong việc mưu cầu an toàn kinh tế.

Nhóm Quyền Lực không nhìn ra được điều gì đang xảy ra bởi vì họ tự cắt đứt liên hệ đối với cuộc sống của đa số dân Mỹ. Họ cũng chẳng muốn tìm hiểu để làm gì, bởi vì hiểu ra được có nghĩa là chính họ chịu trách nhiệm trong việc phá hoại hệ thống dân chủ.

Bất kể số phận của ông Donald Trump và Bernie Sanders sẽ đi về đâu, song chắc chắn rằng cuộc nổi loạn chống nhóm Quyền Lực sẽ còn tiếp tục.

Kết quả chung cuộc sẽ là những kẻ nắm quyền lực về kinh tế và chính trị ở Mỹ sẽ phải hoặc là cam kết cải tổ tận gốc rễ, hay sẽ phải từ bỏ quyền lực của họ.

Bài phân tích của Giáo sư Robert Reich trường UC Berkeley trên S.F Chronicle ngày 28/2/2016

Nguyễn Minh Tâm dịch

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img