Khi 3 tỷ phú giàu hơn 165 triệu người Mỹ?

0
2244

Thượng nghị sĩ độc lập, Bernie Sanders cho biết tại một cuộc biểu tình về mức lương đủ sống ở South Carolina với quyết tâm đưa những người lao động lại với nhau.

Khi Tổng thống Joe Biden ký thành luật một thỏa thuận vào thứ Bảy sẽ bảo vệ những người giàu thường gian lận thuế tránh khỏi việc điều tra từ IRS vì thiếu kính phí và nhân lực, đồng thời ban hành các khoản cắt giảm đối với các chương trình chống đói nghèo quan trọng.

Thượng nghị sĩ Bernie Sanders và các đồng minh cấp tiến khác muốn lên tiếng tố cáo tình trạng lương thấp, vô đạo đức trong hệ thống kinh tế ở Hoa Kỳ, trong đó chỉ một số ít tỷ phú đã tích lũy được nhiều của cải hơn hàng chục triệu người lao động làm việc chăm chỉ nhưng được trả lương thấp và gia đình của họ.

Tại một ” Cuộc biểu tình để đòi tăng lương ” ở Charleston, South Carolina vào thứ Bảy, chính trị gia độc lập và là ứng cử viên tổng thống hai lần đã lên án sự bất bình đẳng vẫn còn phổ biến trong nước và các lực lượng chính trị tìm cách chia rẽ giai cấp công nhân.

Bernie Sanders nói rằng: “Lý do chúng ta ở đây ngày hôm nay không phức tạp lắm. Sống tại một quốc gia giàu có nhất thế giới, chúng tôi yêu cầu một nền kinh tế phù hợp với tất cả mọi người, không chỉ dành riêng cho một số ít. Trong mọi thời đại, những người có đạo đức phải vươn lên và quyết định đưa ra quan điểm đạo đức rằng mọi thứ phải thay đổi và sự bất công phải thay đổi.”

Bernie Sanders tuyên bố trong bài phát biểu của mình rằng: “Việc ba người tỷ phú giàu có đang sở hữu nhiều tài sản và giàu hơn 165 triệu người Mỹ, theo tôi, đây là điều phi đạo đức, không công bằng và bất bình đẳng thu nhập quá khác biệt. Điều đó không đúng. Đó không phải là điều nên tồn tại trong một xã hội dân chủ.”

Bernie Sanders đã tham gia vào chuyến đi xuyên miền nam—bao gồm các điểm dừng ở Durham, North Carolina và Nashville, Tennessee do Giám mục William J. Barber, giám đốc sáng lập của Trung tâm Thần học Công và Chính sách Công tại Trường Thần học Yale, người đã đề nghị Bernie Sanders tham dự để thảo luận về trường hợp đạo đức để chống lại đói nghèo và tăng lương, nêu bật giá trị của người nghèo và giá trị của người lao động.

Bernie Sanders còn cho biết thêm rằng: “Vì vậy, những gì phong trào của chúng tôi hướng tới, hoàn toàn ngược lại với những gì các nhóm lợi ích lớn muốn. Họ muốn chia rẽ chúng tôi và chúng tôi quyết tâm mang những người lao động lại với nhau“.

Trái ngược với mức lương đủ sống là 17 đô la một giờ tại tâm điểm của cuộc biểu tình, Giám mục Barber cho biết mức lương tối thiểu liên bang hiện tại là 7,25 đô la nên được coi là “mức lương chết người“, do tỷ lệ nghèo đói đang giết chết đất nước này.

Giám mục Barber nói rằng: “Sự đoàn kết của tất cả chúng ta khi đối mặt với bất bình đẳng kinh tế và bất công xã hội là điều quan trọng nhất mà tôi mong rằng mọi người không được phép quên, chỉ có đoàn kết lại với nhau, đứng sát bên nhau và nắm chặt lấy tay nhau thì sức mạnh của tất cả chúng ta mới có uy lực và được lắng nghe”.

Mục sư Martin Luther King Jr. vào năm 1965 khi đứng trên bậc thềm của tòa nhà Quốc hội tiểu bang Alabama đã nói rằng: “Nỗi sợ hãi lớn nhất của tầng lớp quý tộc và đầu sỏ miền Nam là sự đoàn kết và hợp nhất của quần chúng người da đen và người nghèo. Chúng ta cần phải tập hợp lại và thành lập một khối bỏ phiếu mới mạnh mẽ, có như vậy chúng ta mới có thể thay đổi cấu trúc kinh tế của quốc gia.”

Giám mục Barber dõng dạc tuyên bố rằng: “Chính những người đang tấn công những người đồng tính, chuyển giới trong cộng đồng LGBT, đang tấn công quyền bầu cử của chúng ta, đang tấn công hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng ta. Chính những người đang cố gắng tước bỏ quyền của phụ nữ cũng đang chống lại mức lương đủ sống. Nếu chúng ta không thể hợp quần để tạo thành sức mạnh thì chúng ta sẽ không thể giúp đỡ những người nghèo, người đồng tính, người chuyển giới, phụ nữ lấy lại sự công bằng và tôn trọng. Chúng ta cần một mức lương đủ sống. Đã đến lúc thay đổi và công lý phải thay đổi. Chúng ta phải làm cho họ nghe thấy tiếng nói của chúng ta. Chúng ta phải khiến họ cảm nhận được sức mạnh của khối đoàn kết của những người nghèo, người da Đen, da màu, người đồng tính, người chuyển giới. Đây là một cuộc chiến đạo đức để tiếp tục sinh tồn. Chúng ta không thể cho phép lòng tham của các công ty bán rẻ và xé nát linh hồn và bản chất của quốc gia này. Đây là một cuộc chiến để cứu lấy quốc gia này.”

Trong cuộc biểu tình, Dân biểu Bang Wendell Gilliard (D-111) cũng đã phát biểu và nói về sự cần thiết của một mức lương đủ sống thực sự không thể dưới 17 đô la một giờ. Những người lao động xứng đáng được hưởng một mức lương đủ sống, và đó không phải là 7,25 đô la một giờ, với chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, ngày càng có nhiều hàng xóm, bạn bè và thành viên gia đình của chúng ta sẽ rơi vào cảnh nghèo đói trừ khi họ nhận được một mức lương xứng đáng là 17 đô la một giờ.

Lời kết:

Kết thúc bài phát biểu của mình cho cuộc biểu tình, dân biểu Wendell Gilliard cho biết sự kiện biểu tình với Thượng nghị sĩ Bernie Sanders và Giám mục William Barber không thể chỉ đơn giản là một khoảnh khắc mà phải biểu thị sự tồn tại của một phong trào sẵn sàng chiến đấu lâu dài cho đến khi chúng ta đạt được mục đích.

Các đại công ty, các nhà lập pháp đều thuộc tầng lớp giàu có và những nhà tài phiệt đã luôn tìm mọi cách để chia rẽ giai cấp công nhân và những người sống trong cảnh nghèo đói. Tiếng nói của chúng ta chỉ được họ lắng nghe khi nó đến từ nhiều nhiều người khắp nơi trên cả nước chứ không phải đến từ một nhóm người tại một nơi nào đó trên đất nước này.

Việt Linh, 07.06.2023