Friday, March 29, 2024

Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Toàn cầu về Di trú

(The Guardian) – Chính phủ ông Donald Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp ước Toàn cầu về Di trú đầy tham vọng của Liên Hiệp Quốc với lý do, tiến trình sẽ gây trở ngại cho chủ quyền của Mỹ, và đi ngược lại chính sách di trú của quốc gia. 

Vào cuối tuần qua, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc là bà Nikki Haley đã thông báo cho Tổng thư ký Antonio Guterres biết, Tổng thống Donald Trump không muốn tiếp tục cam kết với kế hoạch chiến lược nhân đạo toàn cầu về di trú của Liên Hiệp Quốc. Phái đoàn Mỹ tại Liên Hiệp Quốc trong một thông báo gởi ra vào hôm thứ bảy cho hay, Hiệp ước “có nhiều điều khoản không phù hợp với chính sách di trú và tị nạn của Hoa Kỳ, cũng như các nguyên tắc di trú của chính phủ Trump.”

Tuyên bố rút khỏi Hiệp ước được Mỹ công bố chỉ vài giờ trước phiên khai mạc hội nghị toàn cầu về di trú diễn ra vào hôm thứ Hai tại Perto Vallarta, Mexico.

Vào năm 2016, 193 quốc gia thành viên Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua một tuyên bố chính trị không mang tính ràng buộc pháp lý – Tuyên bố New York cho người tị nạn và di dân cam kết sẽ bảo vệ quyền của người tị nạn, giúp họ tái định cư và bảo đảm được hỗ trợ giáo dục, có công ăn việc làm. Sáng kiến này được chính phủ ông Barack Obama hậu thuẫn, và được ông Guterres xem là một trong những thách thức vào năm 2018.

Mục đích của kế hoạch này nhằm thực hiện chiến lược di dân an toàn, trật tự và thường xuyên trên toàn cầu bắt đầu vào sang năm. Hiện tại trên thế giới có gần 60 triệu người buộc phải di cư.

Photo Credit: The Guardian)

Ông Louise Arbour – chuyên viên giám sát tiến trình – xem Hiệp ước là cơ hội để thay đổi tư tưởng của thế giới về nhu cầu giải quyết di dân trong tương lai, cũng giống như cách thức Liên Hiệp Quốc thuyết phục thế giới về nhu cầu giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Quyết định rút khỏi Hiệp ước làm nổi bật chính sách “Nước Mỹ trên hết” nhưng sẽ không cải thiện được vị trí của Mỹ tại các nước phát triển.

Liên Hiệp Quốc luôn luôn nhấn mạnh rằng, Hiệp ước không có ý ràng buộc pháp lý đối với bất cứ thành viên nào, thay vào đó là nỗ lực tạo ra sự hiểu biết chung về dòng chảy di dân đang có xu hướng tăng, và cần được quy định bằng cách công nhận thực tế sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước cũng như chủ quyền quốc gia.

Bước đi này có thể sẽ khiến cho mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc quay trở lại thời kỳ đóng băng. Việc rút khỏi Hiệp ước về Di trú toàn cầu có ảnh hưởng về mặt biểu tượng nhiều hơn về thực tiễn, vì Liên Hiệp Quốc chưa từng có ảo tưởng có thể kiểm soát các chính sách của một quốc gia thành viên.

Hương Giang (Theo The Guardian)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img