Thursday, November 30, 2023
spot_img

G20 Indonesia 2022: Mỹ muốn gì? Trung Quốc muốn gì?

Trong cuộc gặp rất được mong đợi của Tổng thống Joe Biden với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào hôm nay, thứ Hai, các nhà lãnh đạo của hai quốc gia sẽ phải nói chuyện với nhau một cách nghiêm túc để tìm ra cách gìn giữ một mối quan hệ mà Mỹ đã xác định là mối đe dọa kinh tế và quân sự lớn nhất đối với nước Mỹ trong thế kỷ 21.

Phía Hoa Kỳ sẽ không nhượng bộ. Các quan chức Mỹ đã nhiều lần nhấn mạnh rằng họ coi sự tương tác giữa hai nước là một trong những cạnh tranh nhưng sẽ không dẫn đến xung đột.

Sau đây là một vài tầm nhìn về những gì mỗi bên hy vọng đạt được từ cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của các nhà lãnh đạo với tư cách là tổng thống, sẽ được tổ chức trên đảo Bali ở Indonesia:

ĐỐI VỚI HOA KỲ:

Về cơ bản, Tổng thống Biden và các quan chức Mỹ đang cố gắng tìm hiểu xem ông Tập Cận Bình thực sự đang đứng ở vị trí nào trong guồng máy chính trị của Trung Quốc.

Trước khi rời Washington, Tổng thống Biden nói rằng: “Tôi muốn cả hai bên cùng vạch ra một ranh giới đỏ của mỗi bên có thể chấp nhận được, cả hai bên đều vì lợi ích quốc gia quan trọng của nhau và cùng đưa ra những đề xuất có thể đưa đến sự hiểu biết nhau nhiều hơn”.

Các quan chức Tòa Bạch Ốc cho biết rằng, đó là một mục tiêu sẽ dễ dàng đạt được bất chấp 5 cuộc gọi điện video hoặc điện thoại của Tổng thống Biden và ông Tập Cận Bình đã không mang lại kết quả khả quan nào trong trời gian gần 2 năm qua.

Nhiệm vụ đó càng trở nên cấp thiết hơn kể từ khi kết thúc đại hội Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh, qua đó ông Tập Cận Bình đã bảo đảm có được nhiệm kỳ lãnh đạo thứ ba mang tính đột phá, trao thêm nhiều quyền hơn cho ông.

Tổng thống Biden Biden nói với các phóng viên hôm Chủ nhật rằng, ông muốn “thảo luận thẳng thắn” với ông Tập Cận Bình, một sự hiểu biết đúng đắn có thể ngăn cản một trong hai người “tính toán sai lầm” về ý định của nhau.

Tổng thống Mỹ muốn gửi một thông điệp tới ông Tập Cận Bình về những lo ngại của Hoa Kỳ về các hoạt động kinh tế của Trung Quốc. Chủ đề Đài Loan chắc chắn sẽ xuất hiện và Tổng thống Biden cũng muốn nhấn mạnh với ông Tập Cận Bình rằng Mỹ sẽ sẵn sàng bảo vệ hòn đảo này nếu họ bị Trung Quốc tấn công. Tổng thống Biden cũng sẽ tìm cách làm rõ những lo ngại của mình về các hoạt động thực thi nhân quyền của Bắc Kinh, như những gì ông đã làm trong các cuộc tiếp xúc trước đây với họ.

Tổng thống Biden cũng sẽ sử dụng cuộc họp để thúc đẩy một tư thế quyết liệt hơn từ ông Tập Cận Bình đối với cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Nhà lãnh đạo Trung Quốc phần lớn đã kiềm chế trước những chỉ trích của công chúng về hành động của Vladimir Putin trong khi từ chối tích cực viện trợ cho Moscow bằng cách cung cấp vũ khí.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết rằng: “Chúng tôi tin rằng, mọi quốc gia trên thế giới nên làm nhiều hơn nữa để chiếm ưu thế trước Nga, đặc biệt là những nước có quan hệ với Nga, để họ sớm chấm dứt cuộc chiến này và rời khỏi Ukraine”.

Cuối cùng, các quan chức Mỹ cho biết họ rất muốn xem hai cường quốc Mỹ-Trung có thể thực sự hợp tác đến mức nào, đặc biệt với một số lĩnh vực như an ninh thế giới, thương mại và chống biến đổi khí hậu.

ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC:

Ông Tập Cận Bình vẫn chưa đưa ra danh sách mong muốn cho các cuộc đàm phán với Tổng thống Biden, nhưng Bắc Kinh muốn Mỹ cần đưa ra những hành động về thương mại và Đài Loan trước hết.

Có lẽ vấn đề quan trọng nhất đối với ông Tập Cận Bình qua cuộc gặp mặt với Tổng thống Biden sẽ mang đến cho nhà lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc trong nhiều thập niên một sân khấu để quảng bá hình ảnh đất nước của ông với tư cách là một cường quốc toàn cầu và bản thân ông là một nhân vật làm nên lịch sử Trung Quốc, người đang đẩy mạnh vị trí mạnh mẽ của một lực lượng kinh tế và chính trị đáng nễ của thế giới.

Kevin Rudd, cựu thủ tướng Australia, chủ tịch Hiệp hội Châu Á, viết trên tờ Foreign Affairs rằng: “Trung Quốc theo đuổi các chính sách an ninh và đối ngoại ngày càng quyết đoán nhằm thay đổi hiện trạng quốc tế và điều này đã làm căng thẳng quan hệ với Washington, Châu Âu và các nước láng giềng châu Á của Trung Quốc, nhưng ông Tập không hề bối rối và có vẻ ngày càng đẩy mạnh tham vọng hơn ở nước ngoài.”

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Zhao Lijian cho biết rằng: “Cuộc gặp Mỹ-Trung lần này là một sự kiện quan trọng trong chính sách ngoại giao nguyên thủ quốc gia của Trung Quốc đối với châu Á Thái Bình Dương và ông Tập Cận Bình sẽ có một bài phát biểu quan trọng về tăng trưởng kinh tế.”

Ông Zhao kêu gọi chính quyền Biden “ngừng chính trị hóa” thương mại và chấp nhận yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh đối với Đài Loan, hòn đảo dân chủ tự trị đã chia cắt với đại lục vào năm 1949 và chưa bao giờ là một phần của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Bắc Kinh muốn Washington dỡ bỏ thuế quan do Mỹ áp đặt vào năm 2019 và rút lại việc gia tăng các hạn chế đối với việc Trung Quốc tiếp cận chip xử lý và các công nghệ khác của Mỹ.

Bắc Kinh đã cắt đứt các cuộc đàm phán với Washington về an ninh, hợp tác khí hậu và các vấn đề khác sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan vào tháng 8 để bày tỏ sự ủng hộ đối với chính phủ nước này.

Chính phủ của ông Tập Cận Bình đã tăng cường các nỗ lực nhằm đe dọa chính phủ hợp pháp đắc cử của Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-wen bằng cách cho máy bay chiến đấu đến gần hòn đảo và bắn tên lửa xuống biển.

Ông Zhao còn nói rằng: “Hoa Kỳ cần phải ngừng thay đổi nguyên tắc một Trung Quốc và tôn trọng lập trường của Bắc Kinh rằng Đài Loan có nghĩa vụ phải gia nhập đại lục dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.”Việt Linh 13.11.2022

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img