CALI TODAY NEWS – Alex Wellerstein, một nhà sử học và nghiên cứu về vũ khí hạt nhân tại Viện công nghệ Stevens đã đem đến những tuyên bố thật thú vị và đáng để chúng ta tìm hiểu, học hỏi.
Chỉ qua một câu hỏi đơn giản nhưng lại rất khó trả lời:
– Trump có được bao nhiêu kiến thức về vũ khí hạt nhân? – Những hồ sơ tuyệt mật về vũ khí hạt nhân giúp ích gì được cho ông ta?
Nếu Trump đã nắm trong tay những tài liệu bí mật về vũ khí hạt nhân, và nếu thực sự ông ta và những người thân cận không biết gì, chỉ là cầm nhầm, thì nó không đem lại sự nguy hiểm gì, nhưng nếu biết được lợi ích khổng lồ của nó và những lợi ích liên quan mà nó có thể mang lại thì hậu quả là thứ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của hàng trăm triệu người.
Nhà sử học Wellerstein đã tập trung nghiên cứu nhiều vào lịch sử của vũ khí hạt nhân, về quyền lực của tổng thống đối với chúng và cách bảo vệ bí mật hạt nhân.
Có hai câu hỏi quan trọng:
– Một, có rủi ro an ninh quốc gia đối với cách sử dụng hoặc lưu trữ những tài liệu này không?
– Hai, có vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy định không?
Chúng ta không đề cập đến câu hỏi liệu Trump có thể bị truy tố hay không – đó là một câu hỏi khó trả lời theo nhiều cách, bởi vì trong chức vụ và quyền hạn của một tổng thống có thể giải mật một số danh mục nhất định, nhưng vấn đề nằm ở chỗ khi Trump đưa những tài liệu tuyệt mật này về Mar-a-Lago thì thời điểm đó, ông ta không còn là TT đương nhiệm của nước Mỹ và chính xác là không có quyền lưu giữ những loại tài liệu quan trọng này tại nơi ở riêng tại Mar-a -Lago?
Luật pháp sẽ giải quyết thế nào khi có tài liệu liên quan đến vũ khí hạt nhân, là vấn đề tối mật quan trọng có liên quan đến an ninh quốc gia?
Vấn đề vũ khí hạt nhân rất phức tạp, bởi vì bí mật hạt nhân được giải quyết bởi một đạo luật khác, đó là Đạo luật năng lượng nguyên tử, nhưng trong Hiến pháp vẫn còn tồn tại nhiều kẻ hở khiến một vị TT đôi khi là người hoàn toàn không có kiến thức hay chuyên môn nhưng lại có quyền giải mật mọi thứ một cách tùy tiện.
Luật hạn chế bí mật hạt nhân rất khác với luật hạn chế hầu hết thông tin an ninh quốc gia.
Thông thường, chính phủ Hoa Kỳ có rất nhiều bí mật tôi quan trọng, nếu chúng được tiết lộ, sẽ gây thiệt hại hay nguy hiểm cho Hoa Kỳ.
Như vậy, tình huống xấu nhất thực sự đối với các tài liệu hạt nhân nếu không giải quyết, lưu trữ, giữ gìn đúng cách sẽ diễn biến như thế nào?
Một ví dụ, điều gì sẽ xảy ra, nếu một trong những tài liệu hạt nhân này xác nhận rằng Hoa Kỳ biết rõ, rằng Israel có vũ khí hạt nhân?
Khi trong thực tế, Hoa Kỳ không thừa nhận biết điều đó, và Israel thì không thừa nhận rằng họ đang có vũ khí hạt nhân. Nước Mỹ vẫn có thể bán vũ khí cho Israel, nhưng nước Mỹ không được phép bán vũ khí cho các quốc gia có sở hữu vũ khí hạt nhân, đây là quy tắc bắt buộc trong Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Một ví dụ điển hình khác, và đây là điều mà một số người đã suy đoán về một trong số các tình huống xấu nhất: bởi vì Hoa Kỳ không chính thức thừa nhận rằng Israel đang có vũ khí hạt nhân. Vì vậy, nếu có một tài liệu chính thức từ Mỹ bị rò rỉ ra thế giới thừa nhận rằng họ biết Israel có vũ khí hạt nhân và vẫn bán vũ khí cho Israel thì nó sẽ phá hủy uy tín và trách nhiệm của một cường quốc đứng đầu thế giới. Nó cũng có thể tạo ra nhiều vấn đề rắc rối cho nhiều quốc gia khác về mặt ngoại giao.
Với một điều luật được quy định trong Hiến pháp rằng tổng thống có thể tùy tiện giải mật mọi thứ nếu ông ấy muốn, vì trên thực tế, TT là vị Tổng Tư Lệnh tối cao của đất nước, TT có quyền biết rõ về mọi bí mật nhất của đất nước mà ông ấy đang điều hành, nhưng đó lại được xem là một ý tưởng tồi khi đất nước này có một vị Tổng thống tệ hại, xem những bí mật quân sự tuyệt mật của quốc gia là những cách để kiếm tiền.
Cựu TT Jimmy Carter, người đã từng nói ra một số điều dường như ngụ ý rất rõ ràng rằng Israel có vũ khí hạt nhân, nhưng đó không phải là phát biểu chính thức trước công chúng Mỹ hay trên truyền hình. Nhưng hầu như cả thế giới này tin chắc chắn là Israel đang sở hữu vũ khí hạt nhân, chỉ bởi vì nước Mỹ chưa từng lên tiếng thừa nhận.
Những người vi phạm an ninh quốc gia từ trước đến nay hầu hết đều không bị truy tố vì nhiều lý do tế nhị khác nhau, nhưng với vấn đề vũ khí hạt nhân, đó là vấn đề khác hoàn toàn, và cũng vì trong lịch sử Hoa Kỳ chưa từng có vụ vi phạm tương tự như lần này, và việc truy tố người vi phạm, bất kể là ai, sẽ là một mức độ thực sự rất cao.
Và các luật được sử dụng để truy tố khi một ai đó vi phạm đạo luật gián điệp vì bộ luật hiến pháp Hoa Kỳ rất rắc rối và liên quan đến tính hợp hiến hay vi hiến khi xử một cá nhân với chức vụ và ảnh hưởng khác nhau.
Vì vậy, nói một cách đơn giản, nếu luật pháp cho rằng một người vi phạm nếu không phải là một gián điệp, những gì họ thường làm là xử phạt hành chính, có thể bị sa thải, tước bỏ chức vụ, bị quản chế một thời gian dài, nhưng nếu bị xem là một gián điệp, hành động có chủ ý và mang lại nguy hiểm cho quốc gia, thì cách xử phạt vấn đề này là tương đối mới và hình phạt cụ thể cũng không rõ ràng.
Vào những năm 1940, chính phủ đã có một số vấn đề với GIS, những người đã đánh cắp những bức ảnh mà họ không được phép có và sau đó cố gắng bán chúng.
Còn với trường hợp của Donald Trump, có thể ông ta, phe đảng của ông ta trong Quốc Hội sẽ tìm mọi cách để gỡ tội cho ông ta hay thậm chí là làm nhẹ đi hết sức có thể cho vụ vi phạm nghiêm trọng này, có thể họ sẽ sử dụng chiêu cũ như trước đây, khi một nhà lập pháp đảng Cộng Hòa đã từng bênh vực cho những kẻ gây bạo loạn tại điện Capitol và nói rằng, họ chỉ là những công dân hiền lành, bình thường, muốn đến tham quan Quốc Hội, nhưng ông ta chắc quên khúc sau, là đến tham quan với bình xịt hơi cay, gậy, đến tham quan hiền lành, ôn hòa như vậy mà tại sao những nhà lập pháp Cộng Hòa phải tìm nơi ẩn nấp, điển hình là tay marathon chạy cự ly nhanh Josh Hawley, chạy nhanh hơn ai hết.
Giờ thì họ cũng có thể bênh vực Trump, cho rằng, Donald Trump không đọc được chữ, mắt kém, ông ta không biết đó là tài liệu quan trọng tuyệt mật, chỉ muốn giữ làm kỷ niệm một thời đã từng làm Tổng thống vậy mà.
Đạo luật Gián điệp năm 1917 là một đạo luật liên bang của Hoa Kỳ được ban hành vào ngày 15 tháng 6 năm 1917, ngay sau khi Hoa Kỳ bước vào Thế chiến thứ nhất . Một Đạo luật để trừng phạt các hành vi can thiệp vào quan hệ đối ngoại và thương mại nước ngoài của Hoa Kỳ, để trừng phạt hoạt động gián điệp và tốt hơn để thực thi luật hình sự của Hoa Kỳ và cho các mục đích khác.
Đạo luật được ra đời để ngăn chặn sự can thiệp vào các hoạt động hoặc tuyển dụng quân sự, để ngăn chặn sự bất hợp tác trong quân đội và ngăn chặn sự hỗ trợ của những kẻ thù của Hoa Kỳ trong thời chiến.
Năm 1919, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã ra một phán quyết thông qua rằng hành động này không vi phạm quyền tự do ngôn luận trong Tu chính án thứ nhất của những người bị kết án theo các quy định của Đạo luật Gián điệp năm 1917.
Đã có khá nhiều người bị buộc tội theo Đạo luật gián điệp, tôi chỉ kể ra một vài cái tên nổi bật như nhà lập pháp người Mỹ gốc Đức Victor L. Berger , nhà lãnh đạo lao động và ứng cử viên Đảng Xã hội Mỹ Eugene V. Debs , những người theo chủ nghĩa vô chính phủ Emma Goldman và Alexander Berkman , người sáng lập WikiLeaks Julian Assange , nhân viên Cơ quan Tình báo Quốc phòng Henry Kyle Frese , và nhà thầu của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) Edward Snowden.
Họ là những người thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau, nhưng là một Tổng thống vi phạm đạo luật gián điệp thì Donald Trump là người đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ.
Thực sự, đây là điều chưa từng xảy ra, và nó rất khó về mặt pháp lý, nhưng nếu là một cựu tổng thống, nó thậm chí còn khó khăn hơn và không rõ ràng về mặt pháp lý, và luật Hiến pháp cũng không có mức hình phạt rõ ràng cho người vi phạm là một cựu Tổng thống cả.
Nên suy cho cùng, Donald Trump là một dị nhân, một quái thai chính trị, một con người lập dị và rối loạn nhân cách trong lịch sử Hoa Kỳ từ ngày lập quốc đến nay, ông ta đang gây khó cho giới tư pháp và lập pháp, rằng họ đang lâm vào cảnh khó xử, không biết sẽ dựa vào luật chính xác nào để xét xử tên tội phạm nguy hiểm nhất lịch sử nước Mỹ.
Việt Linh