CALI TODAY NEWS – Dân biểu Jim Clyburn (DS.C.) đã lên tiếng cảnh báo về những mối đe dọa hiện hữu đối với nền dân chủ Hoa Kỳ, cho thấy những điểm tương đồng với sự trỗi dậy của Đức Quốc xã ở Đức, ở Ý những năm 1930, và đưa ra những viễn cảnh đáng sợ cho nền chính trị Mỹ nếu những người tôn thờ chủ thuyết từ chối bầu cử thắng cử trong đợt bầu cử giữa kỳ.
Jim Clyburn, đảng viên đảng Dân Chủ số 3 trong Hạ viện nói với “Fox News Sunday” rằng cách mà những lời hùng biện và hành động của một số chính trị gia Hoa Kỳ muốn công khai thách thức kết quả bầu cử và hạ bệ các phương tiện truyền thông tin tức khiến chính trị Mỹ đang ngày càng dạt theo xu hướng của Đức Quốc xã tại Đức và Ý trong thế kỷ trước với chủ thuyết âm mưu và từ chối kết quả bầu cử.
Jim Clyburn kêu gọi người Mỹ hãy “bỏ phiếu chống lại sự ngu xuẩn đó“, nhưng cũng nói rõ rằng những lời cảnh báo của ông không áp dụng cho tất cả các cử tri ủng hộ các ứng cử viên không thuộc đảng Dân chủ, mà chỉ dành cho những người dự định bỏ phiếu cho những người từ chối bầu cử.
Thế giới sẽ tiếp tục tồn tại, nước Mỹ vẫn còn đó nhưng nền dân chủ sẽ bị chấm dứt, có lẽ nhiều người Mỹ sẽ tìm đường định cư tại các quốc gia dân chủ tự do khác. Khi nền dân chủ thực sự mất đi, người dân của quốc gia đó sẽ bị tổn thương nặng nề, đặc biệt đối với người Mỹ còn bị nặng hơn thế vì họ chưa từng phải đối mặt với một nhà nước chuyên quyền hay một chế độ độc tài từ ngày lập quốc cho đến nay.
Chúng ta thấy gì trong ngày bầu cử thực sự quan trọng của nước Mỹ, tôi có thể đưa ra hai lời phát biểu của hai người tạm gọi là đại diện cho hai đảng chính trị Dân Chủ và Cộng Hòa để chúng ta có thể hình dung ra một kết quả sẽ đến trong nay mai là như thế nào.
Tổng thống Biden đã nói rằng: “Nền dân chủ của Mỹ đang bị tấn công vì cựu tổng thống bị đánh bại của Hoa Kỳ từ chối chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử năm 2020.”
Chủ tịch Ủy ban Quốc Gia đảng Cộng Hòa, bà Ronna McDaniel hôm Chủ nhật nói với CNN rằng: “Tôi cam đoan là các ứng cử viên đảng Cộng Hòa cuối cùng sẽ chấp nhận kết quả bầu cử của họ sau khi để “quá trình diễn ra”.
Hàng triệu cử tri GOP sẵn sàng không tin tưởng vào kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ. Nhưng các đảng viên Đảng Dân chủ cần phải trung thực về hậu quả của những hành động của họ sau cuộc bầu cử năm 2016.
Các lý thuyết âm mưu vô căn cứ của Donald Trump về gian lận phổ biến vào năm 2020 với ảnh hưởng đáng sợ vẫn còn đang kéo dài đến cuộc bầu cử giữa kỳ quan trọng này. Đối với một quốc gia nơi mà niềm tin vào bầu cử là nền tảng của một nền dân chủ đúng đắn, thì điều đó là một tình huống đáng sợ.
Nhưng nó thậm chí còn tồi tệ hơn thế nếu nước Mỹ, người Mỹ là những người đang chờ đợi sự thất bại bầu cử từ Lời nói dối lớn sẽ bị vỡ mộng, nếu những kẻ cướp đoạt được chiếc thang quyền lực lần này.
Nhưng nói đi thì cũng nói lại, bốn năm trước đó, chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton và các đảng viên Dân Chủ hàng đầu đã từ chối thừa nhận kết quả của cuộc bầu cử năm 2016, bằng cách cho rằng Donald Trump không phải là một tổng thống hợp pháp. Những hành động này, mặc dù chắc chắn không gây ảnh hưởng mạnh hoặc gây tổn hại ngay lập tức đến nhận thức về kết quả bầu cử của những người Mỹ như các sự kiện dẫn đến ngày 6 tháng 1 nhưng đã tác động phần nào đến hoàn cảnh như hiện tại.
Cựu Tổng thống Jimmy Carter cho biết vào năm 2019 rằng: “Donald Trump đã thua trong cuộc bầu cử, ông ta có được chiếc ghế Tổng thống Mỹ là nhờ người Nga đã can thiệp thay mặt ông ấy, và cuộc điều tra của Robert Mueller chỉ là một trò hề không hơn không kém, tốn tiền thuế của dân và kết quả là một lời nhận định vô thưởng vô phạt”.
Dân biểu và là biểu tượng dân quyền John Lewis thậm chí còn đi xa hơn vào năm 2017 khi ông nói rằng: “Tôi không coi Trump là một tổng thống hợp pháp. … Tôi nghĩ người Nga đã tham gia để giúp người đàn ông này trúng cử. ”
Tất nhiên, Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử thông qua quảng cáo Facebook và các cuộc tấn công mạng, cùng những thứ khác, nhưng khi cuộc điều tra của Ủy ban Tình báo Thượng viện về sự can thiệp của Nga kết luận, không có “bằng chứng cho thấy lá phiếu bầu cử đã bị thao túng.” bị xem là không trung thực, có ý bao che và rửa sạch tội cho Trump thì dù muốn dù không, Trump đã chính thức trở thành tổng thống vì 62 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu cho ông ta.
Việc phủ nhận kết quả bầu cử thực sự đã đến từ cả hai đảng chính trị lớn của nước Mỹ, và chính điều này đã đẩy đất nước đến với sự hoài nghi với kết quả bầu cử và không còn nhiều người tin rằng lá phiếu của họ sẽ được kiểm đếm hợp pháp.
Những sự việc khó chịu đã xảy ra trong lịch sử với thuyết âm mưu “gian lận cử tri” từ đảng Cộng Hòa năm 1964 đã dẫn đến sự từ chối kết quả chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 và ảnh hưởng xấu tiếp nối là trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 là tệ hại và xấu xí nhất trong 3 thời điểm. Những hiện tượng này thực sự có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đây là điều mà các chính trị gia của hai đảng đều phải cùng thừa nhận.
Chủ nghĩa phủ nhận kết quả trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 của GOP đã vấp phải sự phản bác mạnh mẽ của nhiều tầng lớp người Mỹ khác nhau, với những tuyên bố điên rồ của Trump rằng có “hàng triệu lá phiếu” đã bị thay đổi hoặc những người đã chết “đi bỏ phiếu” ở Michigan?
Nhưng tôi nói ra điều này không có nghĩa là Donald Trump và Hillary Clinton giống nhau. Ví dụ, bà Clinton đã không kích động người ủng hộ gây bạo loạn ở Điện Capitol, không tạo đại cử tri đoàn giả mạo, không làm áp lực xin xỏ phiếu bầu từ bất cứ tiểu bang nào, có nghĩa là, với bà Hillary Clinton, vẫn có sự hoài nghi và không thực sự thừa nhận kết quả nhưng chỉ bằng quan điểm và đưa ra nhận định công khai, bà không tạo ra những thuyết âm mưu để biện minh cho sự hoài nghi và từ chối kết quả của Trump.
Hillary Clinton và các nhà lãnh đạo đảng Dân Chủ được cho là những người chú trọng nhiều đến nền dân chủ của đất nước, giờ đến Tổng thống Biden cũng vậy, nhưng sự tấn công, đánh phá của đảng Cộng Hòa quá dữ dội, họ dựa vào những thuyết âm mưu, tin giả trong đó có sự tiếp tay của những Youtube channels người Việt gốc MAGA chung tay quảng bá, đẩy đi xa hơn những luồng tin độc hại gây xáo trộn cộng đồng và chia rẽ xã hội, và nói chung, những người muốn gìn giữ nền dân chủ xem như đã thất bại trước bạo quyền và bạo lực.
Đó là lý do tại sao, khi những người từ chối cuộc bầu cử hàng đầu của Đảng Cộng Hòa khi phải đối mặt với nỗ lực kiểm chứng sự dối trá của mình, họ thường phản ứng bằng cách viện dẫn các hành động bày tỏ sự hoài nghi và từ chối kết quả bầu cử của bà Hillary Clinton từ năm 2016.
Chỉ đến khi nào các chính trị gia Mỹ thành thật thừa nhận sai lầm của mình, thì bất kỳ nỗ lực nào để trấn an cử tri về tính liêm chính của cuộc bầu cử sẽ bị coi là đạo đức giả. Nhiệm vụ quan trọng để khôi phục niềm tin của cử tri Mỹ vào các cuộc bầu cử hiện tại và tương lai xem ra dường như không có cách thức nào giải quyết hữu hiệu cả, khi nền chính trị Mỹ ngày càng phân cực trầm trọng hơn.
Đảng Cộng Hòa bắt đầu khởi động chủ thuyết “từ chối bầu cử”
Dân biểu Jim Clyburn (DS.C.) đã lên tiếng cảnh báo về những mối đe dọa hiện hữu đối với nền dân chủ Hoa Kỳ, cho thấy những điểm tương đồng với sự trỗi dậy của Đức Quốc xã ở Đức, ở Ý những năm 1930, và đưa ra những viễn cảnh đáng sợ cho nền chính trị Mỹ nếu những người tôn thờ chủ thuyết từ chối bầu cử thắng cử trong đợt bầu cử giữa kỳ.
Jim Clyburn, đảng viên đảng Dân Chủ số 3 trong Hạ viện nói với “Fox News Sunday” rằng cách mà những lời hùng biện và hành động của một số chính trị gia Hoa Kỳ muốn công khai thách thức kết quả bầu cử và hạ bệ các phương tiện truyền thông tin tức khiến chính trị Mỹ đang ngày càng dạt theo xu hướng của Đức Quốc xã tại Đức và Ý trong thế kỷ trước với chủ thuyết âm mưu và từ chối kết quả bầu cử.
Jim Clyburn kêu gọi người Mỹ hãy “bỏ phiếu chống lại sự ngu xuẩn đó“, nhưng cũng nói rõ rằng những lời cảnh báo của ông không áp dụng cho tất cả các cử tri ủng hộ các ứng cử viên không thuộc đảng Dân chủ, mà chỉ dành cho những người dự định bỏ phiếu cho những người từ chối bầu cử.
Thế giới sẽ tiếp tục tồn tại, nước Mỹ vẫn còn đó nhưng nền dân chủ sẽ bị chấm dứt, có lẽ nhiều người Mỹ sẽ tìm đường định cư tại các quốc gia dân chủ tự do khác. Khi nền dân chủ thực sự mất đi, người dân của quốc gia đó sẽ bị tổn thương nặng nề, đặc biệt đối với người Mỹ còn bị nặng hơn thế vì họ chưa từng phải đối mặt với một nhà nước chuyên quyền hay một chế độ độc tài từ ngày lập quốc cho đến nay.
Chúng ta thấy gì trong ngày bầu cử thực sự quan trọng của nước Mỹ, tôi có thể đưa ra hai lời phát biểu của hai người tạm gọi là đại diện cho hai đảng chính trị Dân Chủ và Cộng Hòa để chúng ta có thể hình dung ra một kết quả sẽ đến trong nay mai là như thế nào.
Tổng thống Biden đã nói rằng: “Nền dân chủ của Mỹ đang bị tấn công vì cựu tổng thống bị đánh bại của Hoa Kỳ từ chối chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử năm 2020.”
Chủ tịch Ủy ban Quốc Gia đảng Cộng Hòa, bà Ronna McDaniel hôm Chủ nhật nói với CNN rằng: “Tôi cam đoan là các ứng cử viên đảng Cộng Hòa cuối cùng sẽ chấp nhận kết quả bầu cử của họ sau khi để “quá trình diễn ra”.
Hàng triệu cử tri GOP sẵn sàng không tin tưởng vào kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ. Nhưng các đảng viên Đảng Dân chủ cần phải trung thực về hậu quả của những hành động của họ sau cuộc bầu cử năm 2016.
Các lý thuyết âm mưu vô căn cứ của Donald Trump về gian lận phổ biến vào năm 2020 với ảnh hưởng đáng sợ vẫn còn đang kéo dài đến cuộc bầu cử giữa kỳ quan trọng này. Đối với một quốc gia nơi mà niềm tin vào bầu cử là nền tảng của một nền dân chủ đúng đắn, thì điều đó là một tình huống đáng sợ.
Nhưng nó thậm chí còn tồi tệ hơn thế nếu nước Mỹ, người Mỹ là những người đang chờ đợi sự thất bại bầu cử từ Lời nói dối lớn sẽ bị vỡ mộng, nếu những kẻ cướp đoạt được chiếc thang quyền lực lần này.
Nhưng nói đi thì cũng nói lại, bốn năm trước đó, chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton và các đảng viên Dân Chủ hàng đầu đã từ chối thừa nhận kết quả của cuộc bầu cử năm 2016, bằng cách cho rằng Donald Trump không phải là một tổng thống hợp pháp. Những hành động này, mặc dù chắc chắn không gây ảnh hưởng mạnh hoặc gây tổn hại ngay lập tức đến nhận thức về kết quả bầu cử của những người Mỹ như các sự kiện dẫn đến ngày 6 tháng 1 nhưng đã tác động phần nào đến hoàn cảnh như hiện tại.
Cựu Tổng thống Jimmy Carter cho biết vào năm 2019 rằng: “Donald Trump đã thua trong cuộc bầu cử, ông ta có được chiếc ghế Tổng thống Mỹ là nhờ người Nga đã can thiệp thay mặt ông ấy, và cuộc điều tra của Robert Mueller chỉ là một trò hề không hơn không kém, tốn tiền thuế của dân và kết quả là một lời nhận định vô thưởng vô phạt”.
Dân biểu và là biểu tượng dân quyền John Lewis thậm chí còn đi xa hơn vào năm 2017 khi ông nói rằng: “Tôi không coi Trump là một tổng thống hợp pháp. … Tôi nghĩ người Nga đã tham gia để giúp người đàn ông này trúng cử. ”
Tất nhiên, Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử thông qua quảng cáo Facebook và các cuộc tấn công mạng, cùng những thứ khác, nhưng khi cuộc điều tra của Ủy ban Tình báo Thượng viện về sự can thiệp của Nga kết luận, không có “bằng chứng cho thấy lá phiếu bầu cử đã bị thao túng.” bị xem là không trung thực, có ý bao che và rửa sạch tội cho Trump thì dù muốn dù không, Trump đã chính thức trở thành tổng thống vì 62 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu cho ông ta.
Việc phủ nhận kết quả bầu cử thực sự đã đến từ cả hai đảng chính trị lớn của nước Mỹ, và chính điều này đã đẩy đất nước đến với sự hoài nghi với kết quả bầu cử và không còn nhiều người tin rằng lá phiếu của họ sẽ được kiểm đếm hợp pháp.
Những sự việc khó chịu đã xảy ra trong lịch sử với thuyết âm mưu “gian lận cử tri” từ đảng Cộng Hòa năm 1964 đã dẫn đến sự từ chối kết quả chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 và ảnh hưởng xấu tiếp nối là trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 là tệ hại và xấu xí nhất trong 3 thời điểm. Những hiện tượng này thực sự có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đây là điều mà các chính trị gia của hai đảng đều phải cùng thừa nhận.
Chủ nghĩa phủ nhận kết quả trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 của GOP đã vấp phải sự phản bác mạnh mẽ của nhiều tầng lớp người Mỹ khác nhau, với những tuyên bố điên rồ của Trump rằng có “hàng triệu lá phiếu” đã bị thay đổi hoặc những người đã chết “đi bỏ phiếu” ở Michigan?
Nhưng tôi nói ra điều này không có nghĩa là Donald Trump và Hillary Clinton giống nhau. Ví dụ, bà Clinton đã không kích động người ủng hộ gây bạo loạn ở Điện Capitol, không tạo đại cử tri đoàn giả mạo, không làm áp lực xin xỏ phiếu bầu từ bất cứ tiểu bang nào, có nghĩa là, với bà Hillary Clinton, vẫn có sự hoài nghi và không thực sự thừa nhận kết quả nhưng chỉ bằng quan điểm và đưa ra nhận định công khai, bà không tạo ra những thuyết âm mưu để biện minh cho sự hoài nghi và từ chối kết quả của Trump.
Hillary Clinton và các nhà lãnh đạo đảng Dân Chủ được cho là những người chú trọng nhiều đến nền dân chủ của đất nước, giờ đến Tổng thống Biden cũng vậy, nhưng sự tấn công, đánh phá của đảng Cộng Hòa quá dữ dội, họ dựa vào những thuyết âm mưu, tin giả trong đó có sự tiếp tay của những Youtube channels người Việt gốc MAGA chung tay quảng bá, đẩy đi xa hơn những luồng tin độc hại gây xáo trộn cộng đồng và chia rẽ xã hội, và nói chung, những người muốn gìn giữ nền dân chủ xem như đã thất bại trước bạo quyền và bạo lực.
Đó là lý do tại sao, khi những người từ chối cuộc bầu cử hàng đầu của Đảng Cộng Hòa khi phải đối mặt với nỗ lực kiểm chứng sự dối trá của mình, họ thường phản ứng bằng cách viện dẫn các hành động bày tỏ sự hoài nghi và từ chối kết quả bầu cử của bà Hillary Clinton từ năm 2016.
Chỉ đến khi nào các chính trị gia Mỹ thành thật thừa nhận sai lầm của mình, thì bất kỳ nỗ lực nào để trấn an cử tri về tính liêm chính của cuộc bầu cử sẽ bị coi là đạo đức giả. Nhiệm vụ quan trọng để khôi phục niềm tin của cử tri Mỹ vào các cuộc bầu cử hiện tại và tương lai xem ra dường như không có cách thức nào giải quyết hữu hiệu cả, khi nền chính trị Mỹ ngày càng phân cực trầm trọng hơn.
Việt Linh