Friday, March 29, 2024

Câu chuyện 2 cựu chiến binh Mỹ, 1 gốc Việt, tham chiến Ukraine bị Nga bắt tù binh

(Washington Post) – Sau khi bắt được tù binh trong tháng 6, Điện Kremlin tuyên bố, những người này, trong đó có hai cựu chiến binh Mỹ, bị tình nghi tội phạm chiến tranh và không loại trừ khả năng họ có thể đối mặt với án tử hình. Giây phút đó, Alex Drueke và Andy Tài Ngọc Huỳnh cảm thấy đứng bên bờ vực sinh  tử, mọi chuyện có thể diễn ra theo cách này hay cách kia. 
Theo thoả thuận trao đổi tù binh gây kinh ngạc giữa Kyiv và Moscow, hai tù binh Mỹ tham chiến tại Ukraine được thả ra vào thứ Tư. Ngoài Drueke 40 tuổi và Huỳnh 28 tuổi, chính phủ Nga đồng ý thả 8 tù binh ngoại quốc chiến đấu cho Ukraine, và 215 tù binh Ukraine. Đổi lại 55 chiến binh Nga được trả tự do, cùn với  Viktor Medvedchuk – nhà kinh doanh và chính trị gia đối lập Kyiv thân cận với Tổng thống Nga. Vladimir Putin được cho là bố đỡ đầu của con gái Medvedchuk. 
Chi tiết về thỏa thuận sâu rộng, qua trung gian chính phủ Ả Rập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ, tiếp tục được công bố vào thứ Năm. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho báo chí đưa tin Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York hay,  cuộc trao đổi tù binh là kết quả của “giao thông ngoại giao mà tôi đã tiến hành” với Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, gọi đó là “bước quan trọng” để chấm dứt cuộc chiến đã bắt đầu bảy tháng trước. Ankara cũng đóng vai trò quan trọng trong việc môi giới một thỏa thuận đột phá vào mùa hè này, trong đó cho phép nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc sau khi Hải quân Nga phong tỏa các cảng Biển Đen của Ukraine. Tuy nhiên, cho đến nay Erdogan vẫn chưa thể đảm bảo một cuộc họp trực tiếp giữa Putin và Zelensky.
Thái tử Mohammed bin Salman của Ả Rập Saudi, nơi Drueke và Huỳnh đang phục hồi sức khoẻ, cũng tham gia vào việc tạo điều kiện cho công dân nước ngoài được thả. Một thành viên cấp cao của chính phủ Ả Rập Saudi vào thứ Năm cho biết, những nỗ lực của Mohammed thể hiện “vai trò chủ động của ông trong việc thúc đẩy những sáng kiến nhân đạo.” Chính phủ Hoa Kỳ đã bày tỏ lòng biết ơn đối với Thái tử trước những nỗ lực của ông trong việc bảo đảm trả tự do cho 2 người Mỹ, nhưng quan hệ giữa hai quốc gia vẫn căng thẳng vì hồ sơ của Ả Rập Xê-út về nhân quyền,  và đáng chú ý là vai trò của Mohammed trong việc  dàn dựng âm mưu giết ký giả Mỹ gốc Ả Rập Saudi Jamal Khashoggi.
Ở Nga, một số người người theo chủ nghĩa dân tộc đã phẫn nộ vì xem thỏa thuận trao đổi tù binh này là một sự phản bội. Medvedchuk từng từng được Kremlin nhắm đến thay thế Zelensky, nếu Nga lật đổ thành công chính phủ Kyiv và đưa chế độ bù nhìn lên. Một số tù binh Ukraine được trả tự do để đổi lấy Medvedchuk và những chiến binh Nga khác thuộc Trung đoàn Azov cực hữu, một lực lượng quân sự bị Putin dán nhãn hiệu Đức Quốc xã.
Tại Ukraine, nơi các lực lược Azov được ca ngợi lòng quả cảm trong suốt trận chiến đẫm máu của Nga tại nhà máy thép Mariupol, thoả thuận trao đổi tù bình được ăn mừng, được xem là một thắng lợi. 
“Điều này cho thấy, Putin chọn đánh đổi những anh hùng của Mariupol với thân hữu và một trong những người thân tín lâu năm của ông ấy ở Ukraine là Medvedchuk,” một viên chức cao cấp Bộ Ngoại giao Mỹ dấu tên cho biết. Viên chức này cho rằng, bước đi này cho thêm bằng chứng về việc nhà lãnh đạo Nga ưu tiên bản thân hơn lợi ích của người dân như thế nào. “Ngay cả khi cuộc này khủng khiếp đối với Ukraine… nó cũng là điều tồi tệ đối với người dân Nga. Putin đã chọn tham vọng đế quốc viển vông của riêng mình thay vì nhu cầu của nhân dân.”
Theo Kyryl Budanov, lãnh đạo ban giám đốc tình báo quân sự của Ukraine, một số tù binh Ukraine được thả đã bị “tra tấn rất dã man” trong thời gian bị giam cầm. Không rõ liệu Drueke và Huỳnh có bị đối xử như vậy hay không, mặc dù có dấu hiệu cả hai đã trải qua các giai đoạn suy sụp thể chất và phải mất thời gian hồi phục.
Dì của Drueke cho biết, cháu trai của bà vẫn chưa chia sẻ với gia đình anh và Huỳnh đã bị những kẻ bắt giữ đối xử như thế nào. Theo bà, Drueke và Huỳnh có một số “vấn đề về sức khoẻ nhỏ, nhỏ, nhỏ thôi,” và cơ thể cả hai đều mất nước. Gia đình vẫn chưa biết chính xác khi nào Drueke và Huỳnh có thể sẵn sàng cho chuyến bay 14 tiếng đồng hồ từ Ả Rập Saudi về quê nhà ở tiểu bang Alabama. 
Đoạn băng về việc thả những tù binh bị bắt được phát sóng trên đài truyền hình Đức Deutsche Welle cho thấy, Drueke gầy gò được một người có lẽ là nhân viên y tế dìu đi. Tuy nhiên, Drueke  đeo bên mình chiếc túi của anh. 
Drueke là cựu quân nhân Hoa Kỳ, trong khi Huỳnh là  cựu chiến binh Thủy quân lục chiến, đã biến mất gần thành phố Kharkiv vào ngày 8 tháng 6 khi đang chiến đấu cùng các lực lượng Ukraine. Gia đình của Drueke tin họ bị những kẻ bắt giữ di chuyển một vài lần trong thời gian bị giam cầm và có khả năng bị giam giữ ở vùng Donetsk, miền đông Ukraine. Hai chiến binh Mỹ dường như bị giam giữ cùng nhau trong thời gian bị bắt cầm tù. Ít nhất có lúc họ bị giam trong cùng một xà lim với tù nhân người Anh John Harding – người cũng được thả trong cuộc trao đổi tù binh lần này. 
Kể từ khi được thả, hai cựu chiến binh Mỹ cùng dưỡng thương, phục hồi sức khoẻ  trong một căn chung cư ở Ả Rập Saudi. Họ hiểu rằng, quay trở lại cuộc sống bình thường có thể là một chặng đường dài. 
“Nó không có vẻ gì hối tiếc cả, nó rất phấn khích được trở về nhà,” và Shaw nói về Drueke. “Nó vẫn rất ngưỡng mộ người dân Ukraine.” 
Hương Giang (Theo Washington Post) 
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img