Monday, March 18, 2024

5 điểm nổi bật trong phán quyết Tối cao Pháp viện về hồ sơ thuế của Trump 

(The Hill) – Tối cao Pháp viện vào thứ 5 đưa ra hai phán quyết chia rẽ, một cho phép công tố viên New York trong vụ hình sự điều tra những khoản tiền bịt miệng được xem hồ sơ khai thuế của đương kim Tổng thống Mỹ, nhưng lại trao thất bại cho các nhà lập pháp Dân chủ tại Hạ viện, những người cũng muốn có hồ sơ thuế của ông  Trump. 

Trong khi các vị thẩm phán giải quyết được một số vấn đề hóc búa nhất, thì những câu hỏi quan trọng vẫn chưa được trả lời khi tòa trả lại hồ sơ cho tòa cấp dưới giải quyết thêm. 

Đây là 5 điểm nổi bật trong hai phán quyết của Tối cao Pháp viện. 

Hồ sơ khai thuế của ông Trump sẽ không sớm được công khai

Những người mong chờ phán quyết của Quốc hội dẫn đến việc không công khai hồ sơ thuế của ông Trump sẽ bị thất vọng. 

Phán quyết của Tòa tối cao với cuộc điều tra hình sự có thể dọn đường cho công tố viên ở Manhattan có được hồ sơ thuế của ông Trump trong tay. Nhưng có vẻ như công tố viên hay đại bồi thẩm đoàn trong vụ này sẽ không nhận được những tài liệu đó trước khi có những cuộc chiến pháp lý bổ sung. 

Và công chúng thậm chí sẽ phải chờ đợi lâu hơn, qua khỏi bầu cử. Trên thực tế, các nhà phân tích pháp lý cho rằng, những quy định bí mật đại bồi thẩm đoàn có thể giữ hồ sơ tài chánh của ông Trump trong vòng bí mật vô thời hạn, ít nhất là cho đến khi vụ án hình sự kết thúc, hoặc một số thông tin điều tra mới làm giảm nhu cầu bí mật. 

Toà New York cũng khó có thể nhúng tay những hồ sơ lỏng lẻo trong những tháng tới. Theo luật tiểu bang, một thẩm phán có thể phê chuẩn công khai hồ sơ đại bồi thẩm đoàn nếu có lý do chính đáng, Giáo sư luật trường Đại học Michigan, ông Richard Lempert cho hay. “Tôi không thể tưởng tượng một thẩm phán lại phê chuẩn công bố hồ sơ thuế của ông Trump chỉ vì cử tri muốn được xem chúng trước bầu cử,” ông Lempert nói.

Tối cao Pháp viện phản đối lập luận: Tổng thống đương nhiệm “hoàn toàn được miễn  tố”

Ông Trump khẳng định, các vị tổng thống hoàn toàn được miễn tố trong những vụ điều tra hình sự.  Lập luận này vấp phải bức tường đá của Tối cao Pháp viện vào thứ 5. 

Nói một cách rõ ràng, tòa cho rằng, trong vụ New York thì Tổng thống cũng không nằm ngoài tầm tay của công tố viên. “Trong hệ thống tư pháp của chúng ta, ‘công chúng có quyền đối với chứng cớ của tất cả mọi người,’’’ Chánh thẩm John Roberts ghi trong phán quyết của đa số. “Từ những ngày đầu của nền Cộng hoà, ‘tất cả mọi người’ bao gồm cả Tổng thống Hoa Kỳ.”

Thậm chí hai thẩm phán do ông Trump bổ nhiệm, Neil Gorsuch và   Brett Kavanaugh, đều tham gia vào quan điểm của ông Roberts, và cánh cấp tiến trong toà, dẫn đến kết quả đa số 7-2, và xác nhận trát đòi  đại bồi thẩm đoàn có hiệu lực. 

Phán quyết làm người ta so sánh với quyết định của Tối cao Pháp viện vào năm 1997, trong đó cho phép vụ quấy rối tình dục chống lại đương kim Tổng thống Bill Clinton được tố tụng. Trong vụ này, toà tuyên bố, tổng thống không được miễn tố từ những vụ dân sự đối với hành vi xảy ra trước khi vào Toà Bạch Ốc.  

Gorsuch và Kavanaugh bất chấp Trump

Quyết định của Gorsuch và Kavanaugh phản đối tuyên bố miễn tố từ Tổng thống, và cho phép các cuộc điều tra tài cánh cá nhân của ông ta đánh dấu một bước ngoặt đáng kinh ngạc. 

Lá phiếu của họ cho phép toà tránh đưa ra những phán quyết mang tính bước ngoặt theo lằn ranh hệ tư tưởng. Họ cũng có khả năng nhấn sâu thêm mùi vị bị đánh bại của Tổng thống, trước thực tế các cuộc chiến chuẩn thuận thẩm phán làm tăng kỳ vọng đa số cánh hữu vững chắc sẽ kiểm soát toà trong tương lai sắp tới. 

Lá phiếu của Gorsuch diễn ra khi thẩm phán bảo thủ vẫn còn bị cánh hữu chỉ trích vì đã góp phần vào kết quả đa số 6-3 trong phán quyết luật dân quyền chống lại việc kỳ thị nhân viên đồng tính luyến ái tại chỗ làm. 

Ông Trump tái khẳng định cam kết đề cử những người bảo thủ trung thành vào Tối cao Pháp viện, xem đây là lời hứa vận động tái tranh cử, thề sẽ công bố danh sách những ứng cử viên tiềm năng vào mùa thu tới. 

Mối bất hoà giữa Trump với Biện lý Manhattan có thể còn kéo dài 

Hai phán quyết vào hôm thứ 5 giải quyết một câu hỏi pháp lý, nhưng không phải tất cả, chung quanh trát đòi, với Tối cao Pháp viện đá những vấn đề còn lại xuống cho các tòa cấp dưới. 

Quyết định này của Tối cao Pháp viện có thể làm nảy sinh một số cuộc chiến pháp lý kéo dài. 

Trong vụ New York, tòa cho rằng, ông Trump có thể có lợi cho bản thân đối trong những phản đối tiểu bang và liên bang đối với trát đòi đại bồi thẩm đoàn, gồm những vấn đề liên quan đến phạm vi yêu cầu tài liệu, và mức độ gánh nặng của việc tuân thủ chỉ thị. 

Toà đặc biệt để ngỏ khả năng Trump có thể “đưa ra những thách thức hiến pháp cụ thể của trát đòi,” có thể nhìn thấy trước, Trump tuyên bố trát đòi xâm phạm một cách  bất hợp pháp vào khả năng thực hiện nghĩa vụ nhiệm kỳ tổng thống của ông ta. 

Tuy nhiên, các chuyên viên pháp lý cho rằng, lập luận này có thể thua tại tòa, vì trát đòi được tống cho bên thứ ba, chứ không phải bản thân Tổng thống. Mở ra một cuộc chiến mới trên mặt trận pháp lý có thể đem lại một số giá trị chiến lược trước thực tế Trump vẫn tiếp tục giữ kín hồ sơ tài chánh khi vụ kiện vẫn diễn ra. 

Toà khẳng định thẩm quyền trát đòi của Quốc hội, với một số cảnh báo 

Quốc hội sẽ không chạm được tay vào hồ sơ thuế của Tổng thống, ít nhất trong thời gian trước mắt. Tối cao Pháp viện tái khẳng định Quốc hội có thẩm quyền, và thậm chí là một nghĩa vụ, ban hành trát đòi điều tra. Công nhận này có ý nghĩa trong bối cảnh chính phủ ông Trump trong năm qua thường xuyên thách thức thẩm quyền giám sát của Quốc hội. 

“Nếu không có thông tin, Quốc hội sẽ mù mờ, không rõ thực hư, không thể lập pháp một cách không ngoan hay hiệu quả,” Chánh thẩm Roberts ghi trong phán quyết. “Quyền lực có thông tin của Quốc hội ‘rộng lớn’ và ‘không thể thiếu.’ Nó bao gồm những cuộc điều tra việc quản trị luật hiện hành, nghiên cứu dự luật, và nghiên cứu những thiếu sót trong hệ thống xã hội, kinh tế, hay chính trị nhằm mục đích cho Quốc hội điều chỉnh chúng.”

Khẳng định đó có thể giúp chỉ đường cho các cuộc chiến pháp lý đang diễn ra liên quan đến trát đòi, gồm một trát đòi IRS hồ sơ thuế của Trump, và một trát đòi khác đối với lời khai của cựu cố vấn pháp lý Toà Bạch Ốc Don McGahn. 

Tuy nhiên, phán quyết vào thứ 5 chỉ ra một số hạn chế về thẩm quyền trát đòi của ngành lập pháp khi nhắm vào thông tin về Tổng thống. Đặc biệt, những yêu cầu thông tin đó không được quá  rộng lớn, và phải rõ ràng phục vụ lợi ích lập pháp của Quốc hội. 

Hương Giang (Theo The Hill) 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img