Friday, March 29, 2024

Nhu cầu tiêm vắc-xin tăng cao sau khi dịch sởi bùng phát

Nhu cầu tiêm vắc-xin sởi đã tăng mạnh ở Washington, nơi virus rất dễ lây lan và đã làm hơn 50 người bị lây nhiễm trong năm nay

Tiêm chủng loại vắc-xin sởi ở Hạt Clark đã tăng gần 500% trong tháng 1 so với cùng tháng năm ngoái, nhảy từ 530 liều lên 3.150, theo số liệu của bộ y tế tiểu bang.

Các phòng khám y tế trong khu vực đang tăng vắc-xin sởi để đáp ứng nhu cầu đột ngột, chủ yếu là các bé chưa được tiêm chủng.

Virginia Ramos, y tá kiểm soát nhiễm trùng của Trung tâm Y tế Cộng đồng Sea Mar, nơi  cung cấp vắc-xin tại Hạt Clark, cho biết:

“Chúng tôi rất vui vì đã chuẩn bị và có sẵn vắc-xin để phòng ngừa.”

Trên toàn tiểu bang Washington, các đơn đặt hàng vắc-xin sởi đã tăng khoảng 30% trong tháng 1 so với cùng tháng năm ngoái, tăng từ 12.140 liều lên 15.780 liều, số liệu cho thấy. Các loại vắc-xin bao gồm MMR, bảo vệ chống lại bệnh sởi, quai bị và rubella, và MMR-V, cũng bảo vệ chống lại vi-rút varicella-zoster, gây bệnh thủy đậu. Các vắc-xin có hiệu lực trong vòng 72 giờ, các viên chức y tế cho biết.

Kể từ ngày 1 tháng 1, 50 trường hợp mắc bệnh sởi đã được xác nhận tại Hạt Clark, bên cạnh 11 ca nghi nhiễm. Hầu hết bệnh nhân là trẻ dưới 10 tuổi, trong đó 1 em phải nhập viện. 

Vào thứ Tư, các viên chức đã gửi thư cho các gia đình ở Hạt Multnomah nói với họ rằng,con em của họ sẽ bị cách ly khỏi trường nếu không được tiêm chủng trước ngày 20 tháng 2.

Nhà chức trách nhận định đợt sởi bùng phát này nêu bật tầm quan trọng của việc tiêm chủng. Trước khi vắc-xin phòng sởi được đưa vào sử dụng tại Mỹ năm 1963, bệnh này khiến khoảng 400-500 người tử vong và 50.000 người nhập viện mỗi năm.

Theo tạp chí Time, bệnh sởi chính thức bị xóa sổ ở Mỹ vào năm 2000 nhưng nó sớm quay trở lại sau khi luật pháp nhiều bang cho phép cha mẹ được lựa chọn không tiêm chủng bắt buộc đối với con cái. Riêng năm ngoái, Mỹ ghi nhận khoảng 350 trường hợp mắc sởi, so với con số 120 ca năm 2017. Trên thế giới, sởi vẫn khiến khoảng 100.000 trẻ em tử vong mỗi năm.

Một số chuyên gia cho biết hoạt động vận động chống vắc-xin đang diễn ra mạnh mẽ tại một số địa phương ở Mỹ, làm gia tăng tỉ lệ trẻ em không được tiêm chủng và đối mặt nguy cơ nhiễm bệnh. Các nhóm liên quan thường phát tán thông tin sai sự thật về mối liên hệ giữa vắc-xin và bệnh tự kỷ, bất chấp Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) đã bác bỏ.

Mỹ hiện có 18 bang, trong đó có Washington, cho phép cha mẹ không đưa con cái đi tiêm chủng vì những lý do phi tôn giáo. Không gì lạ khi Washington là bang có tỉ lệ trẻ em không được tiêm chủng thuộc loại cao nhất nước Mỹ. Để đối phó, các nhà lập pháp bang này vừa đề xuất dự luật cấm những trường hợp miễn trừ tiêm chủng dựa trên lý do phi tôn giáo.

TH

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img