Richardson, TX.- Người Việt Dallas – Nghi thức tiễn đưa nguyên Quốc Vụ Khanh, Trưởng Phái Đoàn Hòa Đàm VNCH tại Ba Lê tại thành phố Clermont, tiểu bang Florida ngày Chủ nhật, 6 tháng 8 năm 2017 trong bầu không khí cảm động nhưng bàng bạc và trầm lắng! Những khuôn mặt nổi tiếng như ông Bernad Nguyên Đăng từ Dallas tự nhận mình là một người gần gũi với người nằm xuống và tang quyến. Trong bài điếu văn tiễn biệt người quá cố ông Bernard Nguyên Đăng đã ca tụng nhắc lại cuộc đời đã đi qua của QVK Nguyễn Xuân Phong mà cộng đồng Việt Nam hải ngoại đã lãng quên từ ngày ông định cư tại Hoa Kỳ. Những người đã đọc điếu văn còn bị mâu thuẫn và lạc lỏng chưa nhận ra ông Nguyễn Xuân Phong như một chiến sĩ đấu tranh cho một VNCH và hy sinh cho đến nước đến ngày nằm xuống… Trong phần kết luận của bài điếu văn, ông Bernard Nguyên Đăng vô tình đưa hình ảnh QVK Nguyễn Xuân Phong xa cách với mọi người qua lý tưởng và cuộc sống thật…
“Với 26 mẫu tự, nhân loại đã tạo nên quan hệ qua, truyền thông, cảm thông và đến với nhau trong nhịp cầu xã hội hài hoà. Thế nhưng, ngôn ngữ giờ đây đã trở thành hụt hẫng . . .vì không một ai có thể, có khả năng diễn đạt, cô đọng, gói ghém cuộc đời của một nhân tài, sự nghiệp của một giới chức cao cấp, và sứ mệnh làm người . . . bằng khối óc hàn lâm uyên bác, bằng trái tim yêu thương bao la không bến bờ, YÊU . . YÊU . ..và .YÊU. . . cho đến hơi thở cuối cùng của Nguyễn Xuân Phong. Hàng ngàn sách đã viết về chữ TRUNG, hàng vạn pho đã để lại cho đời chữ HIẾU, hàng triệu triệu cuộc TÌNH tuyệt vời đã thăng hoa kiếp người, và cuối cùng, chữ HOÀ đã và đang đem lại cho con người hai chữ bình an– thế nhưng, làm sao, phương cách nào, ngôn ngữ nào, văn chương nào có thể trình thuật, tô vẽ rõ nét được bức tranh làm người của Nguyễn Xuân Phong. Vì, cuộc đời của Quốc Vụ Khanh Nguyễn Xuân Phong đã dừng khựng lại–nhưng, Chữ TRUNG, chữ HIẾU, chữ YÊU, và chữ HOÀ đã biến thành nhựa sống, tinh thần, ngưỡng vọng, và ước vọng của ông về một quê hương thanh bình, một đất nước dân chủ và tự do, sẽ mãi mãi sống trong lòng mọi người, sẽ trường tồn và mang lại hạnh phúc cho muôn thế hệ sinh ra và lớn lên trên mãnh đất mang hai chữ Việt-Nam.”
Sự gắn bó với người đã khuất, trách nhiệm với người còn sống trong tang quyến cũng như sự thờ ơ của cộng đồng Việt Nam hải ngoại về sự ra đi của QVK Nguyễn Xuân Phong đã là nổi thất vọng của ông Bernard Nguyên Đăng. Ông đã tâm sự: “ Vì danh dự chúng tôi, hay cá nhân tôi cũng có thể gánh vác không cần rêu rao nơi công luận – Xin anh đừng loan tin, đăng tải, hoặc phát tin trên công luận về cái chết “khó nghèo” của cố QVK Nguyễn Xuân Phong vừa xót xa cho người nằm xuống vừa buồn tủi thêm cho tang gia vừa có thể là công cụ để kẻ khác tuyên truyền, bôi nhọ . . .”
Nhưng sự thật mà chúng tôi muốn chia sẻ với ông Bernard Nguyên Đăng, cựu Thiếu Tướng Trần Bá Di, Bác sĩ Đỗ Văn Hội Chủ tịch Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ, Bác sĩ Bùi Quang Dũng Cố Vấn Trung Tâm Floria, bà quả phụ phu nhân cựu Chuẩn tướng Phan Hòa Hiệp, ông Nguyễn Trung Châu Cựu Chủ Tịch Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị, bà Quả phụ Nguyễn Xuân Xuân Phong… về cuộc đời và sự thật những ngày cuối đời đến lúc ra đi của QVK Nguyễn Xuân Phong. Chúng tôi đã nghe từ chị Đào Liên Bích, Giám Đốc Đài Phát Thanh 106.5FM về bà Thủy ở Tyler. Chúng tôi đã gặp cô Bạch Tuyết, nhân viên Bưu Điện ở đường W. Walnut, Garland và nhiều người khác khi nghe QVK Nguyễn Xuẫn Xuân Phong từ trần. Cuộc sống khép kín của ông Nguyễn Xuân Phong và phu nhân của ông được thấy trong những ngày tang gia bối rối mà chỉ một mình ông Bernard Nguyên Đăng hiểu rõ hơn ai hết: “Tôi quen thân, làm việc là người rất tín cẩn, được QVK trối trăn với bà quả phụ và giao cho tôi lo việc hậu sự. trong trách nhiệm này, có việc đối nội, đối ngoại, với người Việt và người ngoại quốc, trong nhiều từng lớp, giai cấp…”. Chính vì cuộc sống khép kín và nhiều điều mà ông Bernard Nguyên Đăng chưa chia sẻ được. Ông cảm thấy cô đơn trước sự thờ ơ và hờ hửng của mọi người ngay cả những người đã tham dự trong ngày tang lễ. Mọi người muốn được biết để chia sẻ gánh nặng cả về vật chất và lẫn tinh thần với ông Bernard Nguyên Đăng. Trong nỗi buồn riêng ông cho tôi biết ông rất cần giúp và cần phụ rất nhiều… “Cần. . .rất cần . . .vì tôi còn nợ tiền đám tang. Cần giúp quả phụ cần nhiều việc khác liên quan đến những gì QVK đã và đang làm.. . nhiều lắm một mình tôi gánh chịu hết mọi sự . . .nhiều người chia buồn . . .nhưng không chia sẻ gánh nặng lo đám tang . . .lời chia buồn không làm vơi đi nỗi sầu thiếu thốn tiền bạc . .đè nặng nỗi lo cho quả phụ và người thân tôi đã nói với anh ngay từ đầu từ khi tôi nhận được tin ông qua đời tôi biết trách nhiệm và gánh nặng của tôi nhưng tôi can đảm nhận lấy trách nhiêm đó để nói lên lời tri ân của những người đã cống hiến trọn đời cho tổ quốc không chỉ quân đội mới có “TỔ QUỐC-DANH DỰ-TRÁCH NHIỆM” Chính QVK đã chiến đấu cho tới cùng ngày 15 tháng 4, 1975 khi mọi người cao bay xa chạy khỏi dịnh Độc Lập chính là lúc QVK Nguyễn Xuân Phong về lại với TT Trần Văn Hương đang thao thức mong đợi Nếu có dịp tôi sẽ nói trọn một ngày mới thoả lòng . . .anh đọc Điếu Văn . . .tôi chỉ nói lên 1/1000000 những gì tôi có thể nói về Nguyễn Xuân Phong . .ví dụ . . .Chính điệp viên nhị trùng Phạm Xuân Ẩn đã báo cho QVK Nguyễn Xuân Phong về những chuyến [đi đêm] của Kissinger với Lê Đức Thọ . ..Những gì trên diễn đàn chính trị thực ra hoàn toàn khác với những gì QVK NXP đã gồng mình chiến đấu cho vận mệnh VNCH để bảo vệ từng giọt máu của quân dân cán chính VNCH . . .nhưng rồi đến cuối đời mọi người ruồng bỏ từ chối không trả cho ông vinh dự một người lãnh đạo oai hùng, một nhân tài hiếm có của chế độ VNCH . . .thử hỏi tại sao tại sao chính phủ VNCH lại dám phong một học giả 29 tuổi lên làm Bộ Trưởng từ bộ Lao Động sang bộ Xã Hội-Chiêu Hồi rồi làm QVK cho đến ngày tàn của thể chế VNCH . . .
Không một màu cờ không một cành hoa không một lời tiễn đưa . . .một nhân tài . . Chính cựu TT Nguyễn Bá Cẩn đã thiết tha mời QVK Nguyễn Xuân Phong ra làm lãnh đạo cộng đồng người Việt hải ngoại . . .”
Chúng tôi muốn ghi lại đây những gì trong cuộc sống vô thường, chúng ta đã mất và còn lại những gì. Lời từ biệt của cựu Thiếu Tướng Trần Bá Di, một trong bốn cựu tướng lãnh VNCH ra tù Cộng Sản cuối cùng với ông Nguyễn Xuân Phong: “Chúng ta vừa mất đi một nhà hoạt động chính trị bất khuất, một chính khách giàu kinh nghiệm đấu tranh nghị trường – Chiến đấu không mệt mỏi xây dựng lý tưởng Quốc Gia cao cả chống Việt Cộng tàn phá đê hèn… Anh Phong về với cát bụi hãnh diện trước đồng đội. Tôi vững tin không gian sống và hoạt động chính trường chính trị – Những chiến sĩ đóng góp toàn tâm toàn sức kiến tạo an lạc cho đồng bào…”
Câu chuyện về QVK Nguyễn Xuân Phong có thể chưa kết thúc bởi còn nhiều hệ lụy vây quanh. Nhiều người quan tâm tự hỏi: những người gắn bó liên quan đến VNCH ở đâu? Đoàn thể, đảng phái, tổ chức Người Việt Quốc Gia như Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ cũng như các cơ quan truyền thông tỵ nạn hải ngoại chưa thấy nhập cuộc để chia sẻ gánh nặng với ông Bernard Nguyên Đăng – Những giá trị lịch sử từ công lao của QVK Nguyễn Xuân Phong để lại phải được tiếp tục như thế nào? Hơn nữa với truyền thống của dân tộc Việt Nam: Nghĩa từ là nghĩa tận, không một ai có thể làm ngơ trước sự mất mát người thân của một đồng hương, đặc biệt đối với ông Nguyễn Xuân Phong. Họ muốn chia sẻ, an ủi trực tiếp với phu nhân người quá cố. Và người duy nhất có thể tạo điều kiện này là ông Bernard Nguyên Đăng. Chúng tôi ao ước sau cơn mưa trời lại sáng, bà Bích Hợp phu nhân của người quá cố tìm lại niềm vui và tiếp tục con đường dang dở mà chồng mình đã bỏ tâm huyết đeo đuổi, hy sinh.
Đề kết thúc một số ý kiến về một chiến sĩ Quốc Gia đã ra đi, chúng tôi chuyển lời nhắn của Ông Bernard Nguyên Đăng. Đó là tin nhắn đến những ân nhân, những người còn nghĩ đến QVK Nguyễn Xuân Phong. Mọi sự giúp đỡ xin gởi về địa chỉ dưới đây:
-Tên Account: Nguyen Xuan Phong Trust
-Account số: 025 051 2501
-Ngân hàng: Regions Bank
Và những thắc mắc liên quan cũng như muốn tìm hiểu thêm QVK Nguyễn Xuân Phong xin quý vị liên lạc với ông Bernard Nguyên Đăng:
Email:Bernardlawdr@gmail.com – Điện thoại: (214) 235-6860
THÁI HÓA lỘC