Arlington, TX.- Người Việt Dallas – Chúng tôi muốn lấy tựa đề trên cho bài tường thuật buổi nói chuyện của Thầy Phó Tế Nguyễn Mạnh San tại Trung Tâm Tuổi Vàng thành phố Arlington, ngày Lễ Lao Động, 02 tháng 09 năm 2017. Đề tài được trình bày: “Một nữ tù Việt Nam duy nhất tại Hoa Kỳ đã lánh án chung thân không được phép hưởng ân xá hoặc tại ngoại trong tương lai, vì buộc tội cố sát (1st Degree Murder) thay vì tội ngộ sát (Manslaughter). Trong khi người phụ nữ này tình nguyện săn sóc một đứa bé, cháu của chồng không lãnh thù lao. Chẳng may khi đang ẵm đứa bé trên tay và lỡ tay đánh rơi đứa bé xuống đất. Đứa bé được đưa khẩn cấp ngay vào nhà thương sau đó nhưng không cứu vãn tình trạng của đứa bé vì bị chấn thương sọ não óc và đã qua đời…”
Trong suốt 32 năm phục vụ trong các nhà tù, theo ông những người tù là những người đáng thương nhất với những hoàn cảnh lâm vào tù tội hoàn toàn khác nhau. Trong số này có 20% các tù nhân thuộc gia đình tử tế bị ảnh hưởng bởi bạn bè. Như lời Chúa nói: “ Khi ta khát cho uống, khi ta đói cho ăn”… và khi người ta tù tội thì đến an ủi họ. Tôi đã lựa chọn đến với người tù trong thời gian phục vụ của tôi! Hôm nay tôi chọn đề tài này liên quan đến pháp luật tại Hoa Kỳ. Tôi muốn trình bày một sự kiện thực sự đã xảy ra để quý vị thấy người tù đáng thương hay đáng ghét: “Người phụ nữ Việt đầu tiên và duy nhất có hai dòng máu cha là người Parkistan, mẹ là người Việt Nam đã lãnh án tù khổ sai chung thân cách nay bốn năm tại Oklahoma. Cô đã theo đạo Hồi Giáo từ nhỏ và 6 tháng trở lại đây cô đã rửa tội trở thành một Kitô hữu. Cô này đã liên lạc với tôi qua thư từ, thật cảm động mà khi đọc qua không thể nghĩ là một tân tòng (đính kèm). Câu chuyện bắt đầu: “Cô là một người giữ trẻ bất đắc dĩ, không thù lao, nhận giữ một em bé con của người cháu chồng. Cháu bé bị bệnh cả tuần lễ được người mẹ nghỉ việc hãng ở nhà trông nôm. Nhưng vì tin từ hãng cho biết nếu tiếp tục nghỉ sẽ cho nghỉ luôn. Và từ lẽ ấy, người mẹ mới đưa đến cô trông coi giùm. Nhưng không may trong khi bồng dỗ em bé trên tay, cô làm rơi em bé xuống đất. Em bé bị chấn thương sọ não đưa đến bệnh viện và em bé qua đời! Nếu nói theo khoa học thì đúng nhưng nói theo sự kiện thì không hẳn như vậy vì đứa bé đang bị bệnh. Khi đứa bé tử vong, nhà chức trách liền câu lưu cô Vân (tên cô này). Trong lúc sự kiện xảy ra, cô có một người con trai 7 tuổi ở nhà và người chồng đang làm việc ở sở. Đứa bé trai này là người con ham mê game đòi mẹ mua game không được đáp ứng. Công tố viên đã đưa em ra làm nhân chứng và em xác nhận đã thấy mẹ ném đứa bé xuống đất. Trên pháp lý hành động cố ý này mang tội cố sát. Tòa án tin con nít, thấy sao nói vậy nhưng bên trong đặc biệt trường hợp này không hẳn là như vậy. Thông thường đã phạm tội cố sát là tử hình nhất là hai tiểu bang Texas và Oklahoma. May mắn cho cô chỉ bị chung thân khổ sai! Tình ngay lý gian. Cô không có tiền thuê luật sư giỏi, luật sư biện hộ cho cô đến tận nhà quan sát nơi giữ trẻ và phòng đứa con của con. Chờ ngày tái xử, luật sư biện hộ hỏi đứa bé thì nó nói ngược lại là nghe tiếng mẹ nó ném đứa trẻ xuống đất. Luật sư hỏi lúc đó nó đang làm gì? Nó bảo đang chơi game! Nhưng vì pháp lý, tòa viện dẫn đứa trẻ lo lắng và sợ hãi phải ra tòa hai lần. Sau đó kết luận người mẹ đã cố tình ném đứa bé xuống đất tử vong. Tội cố sát với bản án chung thân cho đến ngày chết trong tù…Đau khổ thứ hai khi biết người vợ mình bị án tù chung thân và chỉ 3 tháng sau người chồng đã tái hôn với một người đàn bà khác. Người chồng vô cảm! Người con thì giao cơ quan nuôi dưỡng trẻ em không có cha mẹ. Riêng với người mẹ của đứa con bất hạnh qua đời, cô này không kiện cô về mặt dân sự nhưng cũng không làm chứng xác nhận với tòa là con của cô đang bị bệnh khi giao Cô Vân giữ giùm…”
Sự cô đơn và thất vọng được Thầy Phó Tế Nguyễn Mạnh San hướng dẫn đã rửa tội từ một tín đồ Hồi Giáo sang tín hữu Công Giáo. Nhân dịp này thuyết trình viên cũng khuyến cáo những người giữ trẻ lưu ý và thân trọng. Ông cũng đưa thêm một trường hợp khác, người giữ trẻ bị kết án nhưng tội nhẹ hơn. Ông cũng lưu ý trong các trường hợp phạm tội cần phải tìm luật sư cho đúng tội liên quan như đại hình, di trú, dân sự… thì tội có thể được tha bổng hay nhẹ hơn. Ông ví von khi nhận xét về hai trường hợp vừa trình bày, theo ca dao Việt Nam: “Làm phúc phải tội”. Cả hai trường hợp đều tình nguyện, không thù lao nhưng lại vướng vào vòng lao lý.
Ông kết luận: “trong đời sống bên Mỹ về pháp luật nước Mỹ là số 1, tinh vi và tốt nhất trên thế giới nhưng trên đời không có gì tuyệt đối. Người đã “nhân vô thập toàn”, pháp luật do con người làm ra, do đó luật cũng không hoàn hảo được. Chúng ta thấy ở Mỹ này đã xảy ra trường hợp “tình ngay lý gian”. Theo ông cho biết chỉ 5% oan, và trong trường hợp cô này (cô Vân) – Người làm ra luật nhưng luật không thể làm ra người. Một điều ông nhấn mạnh như một kết luận, là một khi ai đã phạm tôi và nhất là tôi hình phài tìm luật sư chuyên môn về đại hình; nếu không thì bản án không thể nào nhẹ hơn…
Ông dành thời gian còn lại để trả lời một số câu hỏi của các vị cao niên tại Trung Tâm Tuổi Vàng. Bà Loan, Giám đốc Trung Tâm đã đặt 3 câu hỏi liên tiếp liên quan đến đời sống và sinh hoạt của các vị cao niên, những tiếp cận không đúng lúc đúng chỗ đưa đến sự phạm pháp. Trường hợp các ông bà nội thương cháu theo thói quen ngày xưa, đụng chạm đến chỗ kín của các bé trai hoặc bé gái. Một vài cụ ông đã phải ra tòa tại địa phương Dallas-Fort Worth. Một câu hỏi khác liên quan đến vụ án Trịnh Vịnh Bình kiện nhà nước CSVN. Câu hỏi được đặt ra, chúng ta có làm được gì những tài sản bị CSVN cưỡng đoạt không? Theo ông, trường hợp Trịnh Vĩnh Bình là một trường hợp cá biệt. Hiện tại giữa luật pháp Hoa Kỳ và CSVN không có gì ràng buột và hoàn toàn khác nhau. Nước Mỹ có cả rừng luật trong khi CSVN hành xử luật rừng. Không nên tin và nghe như chúng ta đã nghe, đọc nhiều trên mạng điện tử mỗi ngày.
Buổi nói chuyện kết thúc lúc 12 giờ trưa và là giờ ăn thường lệ mỗi ngày. Mọi người cùng dùng bữa ăn thân mật do Trung tâm Tuổi Vàng khoản đãi gồm có Linh mục Hà Văn Hường Giáo xứ Hơmoong, Sa Thầy – Giáo phận Kontum, Thầy Phó Tế Nguyễn Mạnh San, ông bà Trần Đức Nhiên và anh em báo chí địa phương.
Kim Dinh